Nón lá Phú Châu - 'hồn cốt' của một ngôi làng ngoại thành Hà Nội

Nghề làm nón lá ở xã Phú Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội, không đơn thuần là một nghề mưu sinh mà còn chứa đựng nhiều giá trị lịch sử và văn hóa - một phần hơi thở cuộc sống của bà con nơi đây.

Khuôn làm nón. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Nứa làm vành (những vòng tròn làm khung nón để may lá) và cước may nón. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Quay nón (đưa lá lên khung cho đều trước khi may), một công đoạn quan trọng để làm ra một chiếc nón lá. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

“Khâu nón” có rất nhiều công đoạn để cho ra một chiếc nón lá. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

May cạp nón. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Nghề làm nón tại xã Phú Châu (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) bắt đầu hình thành từ năm 1939. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Khi đó có một cô gái làng Chuông tên Phạm Thị Nhàn ở huyện Thanh Oai lấy chồng về xã mang theo nghề làm nón lá truyền lại cho dân làng. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Nghề làm nón lá Phú Châu giúp người dân có thêm thu nhập. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Nghề làm nón như một phần hơi thở của cuộc sống, không còn đơn thuần là một nghề mưu sinh mà hơn hết là “hồn cốt” của dân làng Phú Châu. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Bà Trần Thị Bình, 60 tuổi (thôn Phú Xuyên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) đã có 50 năm làm nghề may nón lá. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn VietnamPlus: https://www.vietnamplus.vn/non-la-phu-chau-hon-cot-cua-mot-ngoi-lang-ngoai-thanh-ha-noi-post943513.vnp