Nằm trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, Tây Tạng có diện tích 1,2 triệu km2 (tức khoảng 1/8 tổng diện tích của Trung Quốc). Vùng đất thiêng Tây Tạng có văn hóa lâu đời, có nhiều chùa, tư viện nổi tiếng thế giới như cung điện Potala, chùa Đại Chiêu...
Hầu hết các ngôi chùa, tu viện ở Tây Tạng đều được xây dựng trên núi. Người dân tin rằng, các ngọn núi là nơi ở của những vị thần. Vì vậy, những địa điểm này được xem là nơi linh thiêng để thờ cúng.
Mỗi năm, Tây Tạng tổ chức hơn 100 lễ hội, thể hiện bản sắc văn hóa và tôn giáo độc đáo của người dân ở nơi đây. Trong mỗi lễ hội lại có nhiều hoạt động hấp dẫn như các trò chơi truyền thống, ca hát, nhảy múa...
Không chỉ sở hữu nhiều ngọn núi cao, địa hình Tây Tạng còn rất đa dạng với các thung lũng sâu, sông băng và sa mạc. Theo đó, nơi đây có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp chờ đón du khách đến khám phá.
Lhasa ở Tây Tạng được mệnh danh là thành phố ánh dương với 3.000 giờ sáng mỗi năm.
Với độ cao trung bình 4.500m so với mực nước biển, trên vùng núi Himalaya, Tây Tạng là cao nguyên cao nhất thế giới. Người Tây Tạng có gen khác biệt giúp họ có thể sinh sống ở độ cao lớn như vậy.
Theo các nhà nghiên cứu, người Tây Tạng có hệ tuần hoàn và tim mạch khỏe mạnh hơn nhiều địa điểm khác trên thế giới.
Điều thú vị về vùng đất thiêng Tây Tạng là nơi đây bắt nguồn của một số con sông lớn ở châu Á như sông Mekong và Trường Giang.
Người Tây Tạng không thể trồng trà do đặc điểm khí hậu của cao nguyên Tây Tạng không thích hợp trồng loại cây này. Vậy nên, người dân nơi đây chủ yếu sử dụng trà mua từ Ấn Độ và các nơi khác.
Tây Tạng sở hữu nguồn nước và băng lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ xếp sau Bắc cực và Nam cực.
Có lẽ, Tây Tạng là vùng đất duy nhất trên thế giới còn tồn tại chế độ đa phu, các cô gái đều lấy 2 đến 5 người chồng và họ đều là anh em ruột trong một gia đình. Nguồn gốc của tục lệ này là anh em lấy chung một người vợ sẽ giúp gia đình hòa thuận hơn, tránh mâu thuẫn và phân tán đất đai, tài sản. Ảnh: IT.
Thảo Nguyên (TH)