70 năm đã lùi xa, nhưng Chiến thắng Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân cả nước. Tầm vóc, ý nghĩa và những bài học đúc rút từ sự kiện lịch sử trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tôi may mắn được lên thăm mảnh đất miền Tây Bắc vào đúng mùa hoa ban đua nhau khoe sắc. Điện Biên - vùng đất bom đạn, khói lửa ngày nào trong chiến tranh giờ đây khoác lên mình diện mạo mới. Trên những con đường đèo, dốc núi, ngõ nhỏ, phố nhỏ... hoa ban bung nở như minh chứng cho vẻ đẹp thiên nhiên, con người Tây Bắc. Những chứng tích lịch sử hào hùng, những con người thân thiện, mến khách và vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ... gây thương nhớ đong đầy cho người lữ khách.
Những ngày này, cả nước hướng về Điện Biên - mảnh đất cách đây 70 năm đã diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Thời khắc lịch sử ngày 7/5/1954, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam rầm rập băng qua cầu Mường Thanh tiến thẳng vào Sở Chỉ huy Tập đoàn cứ điểm, vẫy cao lá cờ Quyết chiến quyết thắng, ghi dấu sự sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân tại Điện Biên Phủ.
Sau 70 năm, dấu tích Sở chỉ huy Mường Phăng và hầm Đờ Cát vẫn hiện diện trên mảnh đất lòng chảo để thế hệ sau thấy được tương quan lực lượng của quân ta và thực dân Pháp trong trận quyết chiến Điện Biên Phủ.
Hầm De Castries được bảo tồn nguyên vẹn và trở thành di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, thu hút du khách đến tham quan và tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tôi – người con của quê hương Thanh Hóa lên thăm Điện Biên khi mùa hoa ban nở ngập tràn những con phố, ngõ nhỏ ở thành phố Điện Biên Phủ. Xúc động biết bao, mảnh đất mưa bom bão đạn một thời, giờ đây ngày một đổi mới. Cây cầu Mường Thanh bắc qua sông Nậm Rốm không chỉ là 'chứng nhân' lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ hiên ngang, sừng sừng giữa đất trời Tây Bắc mà còn chứng kiến biết bao sự đổi thay của quê hương, đất nước.
Cách đây 70 năm, ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát (De Castries), báo hiệu chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Đây là kết quả của 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường, dũng cảm, sáng tạo của quân và dân ta.
Trải qua hơn 70 năm, cầu Mường Thanh hầu như vẫn vẹn nguyên như khi mới khởi dựng. Cây cầu là một phần chứng tích của Chiến dịch Điện Biên Phủ, là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa chiến tranh và hòa bình.
Chiến thắng Điên Biên Phủ đã đi qua được 70 năm, nhưng những chứng tích trên chiến trường năm xưa, gắn liền với sức mạnh đoàn kết, lòng quả cảm, khí thế hào hùng của quân, dân ta vẫn còn vẹn nguyên trên vùng đất Điện Biên và trường tồn cùng non sông, đất nước. Ở đó có Di tích Hầm Đờ-cát, nơi lá cờ 'Quyết chiến - Quyết thắng' tung bay.
Anh hùng liệt sỹ Trần Can (1931 – 1954), sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Tràng Sơn, xã Sơn Thành, Yên Thành, Nghệ An. Đã nhiều lần trốn mẹ xin đi tòng quân nhưng vì vóc nhỏ yếu nên mãi đến lần thứ 4, năm anh 20 tuổi mới trúng tuyển.
Chúng tôi trở về thăm Điện Biên Phủ vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 lịch sử. Đứng trên hầm hàng tướng De Castries, hình ảnh Điện Biên hào hùng năm xưa hiện về, chúng tôi bồi hồi nhớ về danh tướng Hoàng Cầm, chiến binh dày dạn trận mạc mà giản dị, gần gũi thân tình…
Đại tá, Anh hùng LLVTND Hoàng Đăng Vinh đã qua đời sau cơn đột quỵ, ông là một trong những người sống tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Anh hùng lực lượng vũ trang Hoàng Đăng Vinh - một trong 5 người đầu tiên xông vào hầm bắt sống tướng De Castries - vừa qua đời sau cơn đột quỵ.