Tạo nền tảng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện đại, tự lực, tự cường - Bài 3: Nhân lực chất lượng cao - chìa khóa phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh (tiếp theo và hết)

Hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh (AN), xây dựng tiềm lực CNQP, AN theo phương châm tự lực, tự cường là phải làm chủ được công nghệ sản xuất quốc phòng, tránh sự lệ thuộc từ bên ngoài. Điều đó chỉ có thể làm được khi có nguồn nhân lực CNQP, AN đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng.

Tạo nền tảng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện đại, tự lực, tự cường - Bài 2: Làm chủ công nghệ là cốt lõi của công nghiệp quốc phòng, an ninh

Để xây dựng được nền công nghiệp quốc phòng, an ninh (CNQP, AN) chủ động, tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, yêu cầu về làm chủ khoa học, công nghệ luôn được đặt lên hàng đầu, trở thành yếu tố then chốt, sống còn. Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ phục vụ CNQP, AN, dự thảo Luật CNQP, AN và động viên công nghiệp (ĐVCN) đã cụ thể hóa bằng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, bảo vệ và trao quyền tự chủ để phát huy hơn nữa đổi mới, sáng tạo.

Tạo nền tảng phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện đại, tự lực, tự cường - Bài 1: Huy động nguồn lực cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh (AN) và động viên công nghiệp (ĐVCN) là rất cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ CNQP, AN và ĐVCN trong tình hình mới, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật có liên quan.

Xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh theo phương châm tự lực, tự cường, ngày càng hiện đại

Trước hết, tôi cho rằng khi Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh (QPAN) và động viên công nghiệp (ĐVCN) ra đời và có hiệu lực sẽ cơ bản lấp những khoảng trống về pháp lý, đồng thời khắc phục những vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật liên quan đến các lĩnh vực này, từ hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế ưu tiên, thu hút nguồn lực, việc huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp QPAN, phát huy vai trò của các cơ sở công nghiệp quốc phòng, cơ sở công nghiệp an ninh, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu với sản xuất, ứng dụng trên thực tế...

Nhiều chính sách đột phá cho phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Trên cơ sở ý kiến của một số ủy ban của Quốc hội và các ban, bộ, ngành cũng như của các chuyên gia, nhà khoa học tại những cuộc hội thảo, tọa đàm, khảo sát, đến nay, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh (QPAN) và động viên công nghiệp (ĐVCN) đã được bổ sung, hoàn thiện với nhiều nội dung mới, đột phá.

Cần nhanh chóng tạo hành lang pháp lý tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh

Trước tình hình thực hiễn hiện nay, đòi hỏi phải xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại để chủ động ngăn ngừa từ sớm, từ xa, đẩy lùi và sẵn sàng đối phó thắng lợi trong mọi tình huống, đủ nội lực đánh bại mọi hình thức chiến tranh xâm lược, bảo vệ an ninh quốc gia.

Xây dựng, ban hành luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn (bài cuối)

Theo cơ quan chủ trì xây dựng dự án luật, qua tổng kết thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp và Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng trên phạm vi toàn quốc cũng như kết quả tổng kết quá trình xây dựng và phát triển CNAN từ Đại hội Đảng lần thứ XI đến nay đã chỉ ra nhiều vấn đề còn vướng mắc, bất cập bên cạnh những kết quả đạt được.

Sự cần thiết xây dựng và ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh và động viên công nghiệp (ĐVCN) do Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an xây dựng sẽ trình Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Bám sát tiến độ, tham mưu đúng, trúng, kịp thời

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban soạn thảo dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (CNQPAN, ĐVCN), hiện nay, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (CNQP) đang tiếp tục tham mưu tích cực với Bộ Quốc phòng, Chính phủ xây dựng dự án luật để trình Quốc hội. Qua đó góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng, phát triển CNQPAN, ĐVCN trong tình hình mới.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tiếp thu, chỉnh lý dự án luật CNQP, AN và ĐVCN

Chiều nay (7/3), tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự Phiên họp tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Chiều 7.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự Phiên họp tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp do Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Sáng 21.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc làm việc của Lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, hiện đại

Chiều 26/1, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã tổ chức Tọa đàm về 'Phát triển công nghiệp lưỡng dụng, lĩnh vực lưỡng dụng và các chính sách đặc thù huy động, thu hút nguồn lực xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng và an ninh'.

ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP: CHUYỂN HÓA TIỀM LỰC THÀNH THỰC LỰC, SỨC MẠNH QUỐC PHÒNG

Sáng 25/1, tại thành phố Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã dự và chỉ đạo Tọa đàm 'Thực trạng hoạt động động viên công nghiệp và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về động viên công nghiệp'. Cuộc Tọa đàm này do Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức nhằm phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh. Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh điều hành Tọa đàm.

Đoàn khảo sát của Quốc hội làm việc tại Công ty THACO

Sáng 24-1, tại Quảng Nam, Đoàn khảo sát phục vụ xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (CNQP, AN và ĐVCN) của Quốc hội do Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội chủ trì làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO).

Ngày mai 29/11, Quốc hội họp phiên bế mạc

Ngày 28/11, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Quốc hội đã tiến hành biểu quyết, thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Đồng thời, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 22 KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV

Thứ Ba, ngày 28/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 22 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

ĐBQH LÊ QUANG ĐẠO: CẦN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ VÀ LƯỠNG DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, CÔNG NGHIỆP AN NINH

Ngày mai 28/11, Quốc hội sẽ thảo luận Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Góp ý dự án Luật này, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, ĐBQH tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ủy ban QP&QN của Quốc hội cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để ban hành Luật này, nhằm xây dựng chính sách đặc thù và lưỡng dụng trong phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

'Mở lối' xây dựng nền công nghiệp quốc phòng lưỡng dụng, hiện đại

Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng (CNQP), an ninh (AN) và động viên công nghiệp (ĐVCN) đã được trình lên Quốc hội tại Kỳ họp thứ sáu, được các đại biểu Quốc hội đánh giá cao về công tác chuẩn bị. Thiếu tướng Phạm Thanh Khiết, Phó chủ nhiệm Tổng cục CNQP, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo, Tổ trưởng Tổ nghiên cứu xây dựng Luật CNQP, AN và ĐVCN trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về tính cấp thiết và nội hàm của dự luật này.

Chi bộ Công nhân - mô hình cần nhân rộng

Làm gì để đảng viên là công nhân có điều kiện tham gia sinh hoạt đảng nền nếp, hiệu quả là câu hỏi hóc búa đối với nhiều đảng bộ địa phương.

Quốc hội thảo luận tại Tổ về 2 Dự án Luật

Chiều 08/11, Quốc hội làm việc tại Tổ để thảo luận về Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Đại biểu Quốc hội: Làm chủ vũ khí công nghệ cao cần được quan tâm kỹ lưỡng

Góp ý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Quốc hội cho rằng khả năng làm chủ công nghệ và sản xuất vũ khí công nghệ cao cần được quan tâm kỹ lưỡng ngay từ bây giờ.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Chiều 8/11 Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và tiến hành thảo luận tại tổ.

Cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc xây dựng dự án luật nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp trước mắt và lâu dài.

Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

Chiều nay, 8/11, dưới sự điều hành của đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, tổ ĐBQH số 12 gồm đại biểu các tỉnh Quảng Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Tiền Giang đã thảo luận tại tổ về các dự án luật.

Đại tướng Phan Văn Giang trình dự luật liên quan công nghiệp quốc phòng, an ninh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 14h chiều 08/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Nghiên cứu chế độ phù hợp cho người lao động ngành công nghiệp quốc phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 14h00 chiều 08/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Lê Tấn Tới cho biết, UBQPAN nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp (CNQPAN và ĐVCN) như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Huy động nguồn lực ngoài vũ trang tham gia sản xuất, sửa chữa vũ khí

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kỳ vọng có thể huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang nhân dân có tiềm lực về tài chính, khoa học công nghệ tham gia đầu tư phát triển quốc phòng an ninh, sản xuất, sửa chữa vũ khí.

Thu hút, khuyến khích nhân tài phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, đầu giờ chiều nay, 8.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Cần thiết xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trước yêu cầu bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải xây dựng tiềm lực công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, hiện đại, lưỡng dụng.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: QUY ĐỊNH RÕ HƠN VỀ VIỆC ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN QUỐC GIA

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng cần quy định rõ hơn về việc đấu giá trực tuyến trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia; công khai minh bạch thông tin đấu giá tài sản; thông tin trao đổi với người đấu giá...

TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ ĐẦY ĐỦ, KHẢ THI VỀ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Lê Tấn Tới cho biết, UBQPAN nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp nhằm tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

ĐBQH NGUYỄN VĂN THUẬN: CẦN ĐẢM BẢO TÍNH THỐNG NHẤT GIỮA LUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP VỚI CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN

Chiều 8/11, góp ý tại Phiên thảo luận Tổ về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Nguyễn Văn Thuận, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đề nghị, cần đảm bảo tính thống nhất, tương thích giữa dự án Luật này và các luật liên quan, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn khi áp dụng trong thực tiễn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật.

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển công nghiệp quốc phòng an ninh, động viên công nghiệp

Sáng 18/10, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và chỉ đạo Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban Quốc phòng và An ninh. Trong buổi sáng, Ủy ban đã tiến hành thẩm tra chính thức dự án Luật Công nghiệp Quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp. Phóng viên Khắc Phục đang có mặt tại Nhà Quốc hội sẽ thông tin chi tiết.

'Tháo' khó khăn về pháp lý, tạo động lực cho phát triển công nghiệp an ninh (bài cuối)

Mặc dù công nghiệp an ninh (CNAN) đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chỉ đạo sát sao việc xây dựng và phát triển cũng như yêu cầu từ thực tiễn khách quan song do thiếu nguồn lực và đặc biệt là chưa có văn bản luật chuyên ngành có hiệu lực pháp lý đủ mạnh để thể chế hóa nên đến nay việc phát triển CNAN còn gặp rất nhiều khó khăn, tồn tại và hạn chế.

Cần có cơ chế, chính sách đặc biệt đối với lĩnh vực Công nghiệp quốc phòng, an ninh

Ngày 28/9, dưới sự chủ trì của Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tuyên truyền về xây dựng dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.