Chuyên đề 'Giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu của hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước'

Sau phần khai mạc, Hội thảo 'Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước' đã tập trung trao đổi, thảo luận chuyên đề 'Giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu của hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước'.

Chuyên đề 'Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước và hệ thống văn bia tại di tích'

Tiếp tục chương trình Hội thảo khoa học 'Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước', ngày 3/5, các đại biểu tiến hành phiên chuyên đề 'Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước và hệ thống văn bia tại di tích'.

Chuẩn mực tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

Nghiêm cẩn theo lời xướng của người chủ lễ, từng hàng con cháu trong gia tộc tiến lên dâng hương trước ban thờ tổ tiên. Đây là nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến Xuân về, vào thời điểm trước lúc giao thừa, tại từ đường dòng họ Vũ Bá, Nam Định.Thờ cúng tổ tiên là một nghi thức sinh hoạt văn hóa, tâm linh không thể thiếu của mỗi gia đình, dòng tộc người Việt Nam.

PGS-TS Trần Lâm Biền: Không có núi Đọi thì không có lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Qua nhiều lần khảo sát, nghiên cứu văn hóa khu vực núi Đọi, chùa Đọi và lễ hội Tịch điền, PGS-TS Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu di sản văn hóa cho rằng 'Đọi Sơn là một hòn núi thấp, như cô đơn, đột ngột nổi lên giữa một vùng nông nghiệp mênh mông, nó như một trục vũ trụ hút sinh khí của trời Cha, truyền vào lòng đất Mẹ sinh sôi, nối trời với đất. Nếu không có núi Đọi không có Tịch điền ở đây đâu!'

Bảo tồn không gian lễ hội Tịch điền - Đọi Sơn gắn với phát triển du lịch

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn có sức sống mạnh mẽ do có sự gắn kết một cách hợp lý, hài hòa giữa các nghi lễ cung đình với truyền thống văn hóa của địa phương.

Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy không gian lễ hội Tịch điền - Đọi Sơn gắn với phát triển du lịch Quốc gia

Hội thảo do UBND thị xã Duy Tiên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đồng tổ chức ngày 28/12 tại thị xã Duy Tiên.

Bảo tồn và phát huy không gian Lễ hội Tịch điền- Đọi Sơn: Để di sản 'sống' trong cộng đồng

Chiều ngày 28/12, tại Nhà văn hóa trung tâm thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL) phối hợp với UBND xã Duy Tiên, Sở VHTTDL Hà Nam tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy không gian lễ hội Tịch điền- Đọi Sơn gắn với phát triển du lịch quốc gia.

Đánh giá đúng những đóng góp tích cực của Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia: 'Vương triều Mạc trong tiến trình lịch sử Việt Nam'.

Phát huy giá trị lễ hội hai làng ở huyện Mỹ Đức - Ứng Hòa

Lễ hội hai làng Văn Giang (thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức) và Nam Dương (xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa) có rất nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học… cần thiết phải bảo vệ, phát huy, lập hồ sơ đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

Nhiều tranh luận trái chiều về 'Tam giáo' thời nhà Mạc

'Tam giáo đồng nguyên', 'Hỗn dung Tam giáo', 'Dung hợp tôn giáo' là những từ thường xuất hiện khi các nhà nghiên cứu nói về tôn giáo thời Mạc trong suốt nhiều năm qua.

Huyện Thường Tín tọa đàm khoa học bài trí hạng mục trong Vườn hoa Nguyễn Du

Chiều 4/9, Huyện ủy Thường Tín tổ chức tọa đàm khoa học 'Danh nhân Văn hóa, Đại thi hào Nguyễn Du với huyện Thường Tín; sắp xếp bài trí, bố cục các hạng mục trong không gian Vườn hoa Nguyễn Du tại thị trấn Thường Tín'.

Tọa đàm khoa học 'Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc'

Chiều nay, 26 -7- 2023, tại Hà Nội, Viện Trần Nhân Tông thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Tọa đàm khoa học 'Tương quan Tam giáo Phật - Nho - Đạo thời Mạc'.

Lấy ý kiến các nhà khoa học về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian

Ngày 14-7, huyện Như Xuân tổ chức hội nghị xin ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Chín Gian.

Sách vàng cổ nhất của triều Nguyễn

Trong 94 kim sách triều Nguyễn lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi có niên đại sớm nhất.

Kim sách cổ nhất triều Nguyễn

Trong 94 kim sách triều Nguyễn lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kim sách tấn phong Quốc mẫu Vương Thái phi Nguyễn Thị Hoàn có niên đại sớm nhất.

Giữ gìn chữ Hán - Nôm góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Theo GS-TSKH. Đinh Khắc Thuân, việc lãnh đạo cao nhất của Nhà nước tặng thư pháp cho Tổng thư ký Liên hợp quốc; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng thư pháp cho Thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng CHLB Đức chính là sự chia sẻ bản sắc văn hóa dân tộc, vì chữ Hán - Nôm là một phần của hồn cốt văn hóa dân tộc.

Lời cảnh tỉnh vua từ 200 năm trước

Làm thế nào để 'khuyến Liêm, chặn Tham' đã được Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản nêu ra từ gần 200 năm trước - đến nay vẫn giữ nguyên giá trị.

Đóng góp to lớn của Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản trong công cuộc xây dựng đất nước

Tiến tới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản (1823 - 2023), sáng 1/10, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và dòng họ Nguyễn, làng Du Lâm , xã Mai Lâm , huyện Đông Anh, Hà Nội đồng tổ chức Hội thảo khoa học 'Thân thế và sự nghiệp của Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản'.

Kiến nghị tu bổ, tôn tạo cụm di tích quốc gia đền Trấn Vũ

Chùa Cự Linh trong khuôn viên cụm di tích đền Trấn Vũ không mang phong cách chùa Việt ở Bắc Bộ nên không ăn nhập với khuôn viên của di tích. Chính vì vậy, các nhà khoa học đề xuất nghiên cứu tu bổ chùa Cự Linh, để không gian di sản phù hợp giá trị truyền thống.

Làm rõ giá trị và kiến nghị tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia đền Trấn Vũ

Nhằm phát huy giá trị Bảo vật quốc gia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ và di sản thế giới Kéo co ngồi, chiều 2/4, Hội thảo khoa học 'Về giá trị văn hóa - lịch sử cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh' diễn ra tại khu di tích này.

Tu bổ, tôn tạo để phát huy giá trị Di tích Quốc gia đền Trấn Vũ

Chiều 2/4, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học về giá trị lịch sử, văn hóa cụm di tích đền Trấn Vũ - chùa Cự Linh, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội.

Giải mã giá trị di sản Đông trấn kinh thành Thăng Long

Đền Bạch Mã – Đông trấn kinh thành Thăng Long, được coi là di sản có niên đại sớm nhất gắn với lịch sử hình thành của Thủ đô, hiện nằm trong khu phố cổ Hà Nội.

Góp ý bản thảo 'Thanh Hóa quan phong'

Chiều 18-7, Nhà Xuất bản Thanh Hóa tổ chức hội nghị góp ý bản thảo 'Thanh Hóa quan phong', tác giả Vương Duy Trinh; dịch, chú giải và giới thiệu: ThS. Vũ Ngọc Định; hiệu đính: GS.TS. Đinh Khắc Thuân. Tham dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các nhà nghiên cứu về Hán Nôm.

Góp ý bản thảo 'Tuyển tập Văn bia Thanh Hóa, tập 3 - Văn bia thời Lê Trung Hưng, quyển 2'

Sáng 18-7, Nhà Xuất bản Thanh Hóa tổ chức hội nghị góp ý bản thảo 'Tuyển tập Văn bia Thanh Hóa, tập 3 - Văn bia thời Lê Trung Hưng, quyển 2' của tác giả, đồng chủ biên: TS. Nguyễn Văn Hải – TS. Nguyễn Kim Măng; hiệu đính: GS.TS. Đinh Khắc Thuân – TS. Phạm Văn Tuấn. Tham dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hội đồng thẩm định và đồng tác giả cuốn sách.

Đàn tế trời ở chùa Hương Nghiêm

Chùa Hương Nghiêm (Chùa Hang) tại xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đang chuẩn bị khánh thành Đàn tế trời - một công trình văn hóa Phật giáo mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Hà Tĩnh đề nghị trình Thủ tướng công nhận bia Sùng Chỉ là bảo vật quốc gia

Ông Nguyễn Tùng Lĩnh - Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở VHTT&DL Hà Tĩnh) vừa cho biết, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét trình Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia cho bia Sùng Chỉ thuộc quyền quản lý, sở hữu của dòng họ Hà, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc.