Cần có biện pháp quyết liệt giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề

Đại biểu Tạ Đình Thi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn ĐBQH TP.Hà Nội cho rằng, cần có các biện pháp quyết liệt và hữu hiệu hơn trong việc giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề.

NHIỀU ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TÁN THÀNH SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP QUỸ CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH

Thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vào chiều 30/5, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết thành lập Quỹ Công nghiệp quốc phòng, an ninh nhằm huy động nguồn lực, có cơ chế linh hoạt, chủ động cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, nhất là thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chiến lược, rủi ro cao, đồng thời quy định để bảo đảm chặt chẽ, khả thi.

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: CẦN CÓ CÁC BIỆN PHÁP QUYẾT LIỆT, HỮU HIỆU TRONG GIẢI QUYẾT DỨT ĐIỂM TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển bễn vững làng nghề Việt Nam, đại biểu Tạ Đình Thi - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương quan tâm hơn nữa và có các biện pháp quyết liệt cụ thể, thiết thực, hữu hiệu trong việc ngăn chặn, giảm thiểu và giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề tồn tại trong nhiều năm qua...

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: CẦN THIẾT CHO PHÉP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HÀ NỘI ĐƯỢC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Đóng góp ý kiến dự thảo luật thủ đô (sửa đổi), đại biểu Tạ Đình Thi – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhất trí việc bổ sung quy định cho phép các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ công lập khác trên địa bàn Tp.Hà Nội được thành lập doanh nghiệp. Điều này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đưa các kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ gắn với thực tế đời sống kinh tế - xã hội.

Chính phủ trình Quốc hội cho phép thực thi Luật Đất đai từ ngày 1/7

Chính phủ giao Bộ trưởng Tư pháp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn thời hạn quy định.

ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI LÀM VIỆC TẠI HUYỆN THANH TRÌ TP.HÀ NỘI

Thực hiện Kế hoạch số 778/KH-ĐGS ngày 10/4/2024 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về làm việc tại một số địa phương và đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ giám sát chuyên đề về 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023', sáng 26/4, Đoàn công tác số 1 của Đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội và tiến hành khảo sát tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao của huyện.

SỬA ĐỔI LUẬT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ

Tại các diễn đàn Quốc hội, bàn về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu Quốc hội đã kiến nghị sửa đổi Luật Trọng tài thương mại. Nhiều chuyên gia kỳ vọng việc sửa đổi Luật Trọng tài thương mại sẽ khắc phục được những vướng mắc, đáp ứng được yêu cầu nâng cấp hoạt động trọng tài, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong giai đoạn phát triển mới.

TĂNG TỶ LỆ NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ: CẦN GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ

Tại phiên họp của Thường trực Ủy ban Xã hội thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện các mục tiêu Quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, nhiều ý kiến cho rằng, cần giải pháp đột phá, hiệu quả hơn nữa để tăng tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CÂN NHẮC KỸ LƯỠNG, ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ VIỆC CHO PHÉP LUẬT ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC SỚM HƠN DỰ KIẾN

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành văn bản số 202, trong đó có nội dung chuẩn bị đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá cụ thể hiệu quả của đề xuất này.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 18/3: PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN NHÓM VẤN ĐỀ THUỘC LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 31, 8h00 sáng 18/3/2024, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

ĐBQH THÍCH BẢO NGHIÊM: CẦN CÓ CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG VÙNG THỦ ĐÔ

Đóng góp vào việc chỉnh lý, hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Thích Bảo Nghiêm – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhấn mạnh: Cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Luật có chương riêng về liên kết và phát triển Vùng là cần thiết, hợp lý. Vai trò Thủ đô Hà Nội không chỉ trong Vùng Thủ đô mà còn với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

THÁO GỠ KHÓ KHĂN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, nhìn lại những thành tựu và ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành Y trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, các đại biểu Quốc hội bày tỏ tin tưởng ngành Y năm 2024 sẽ ngày càng phát triển, tiếp tục giải quyết những khó khăn, bất cập của ngành Y, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

ĐOÀN ĐBQH TP.HÀ NỘI: ĐỀ XUẤT 05 NỘI DUNG TRỌNG TÂM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2024

Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Tp.Hà Nội đề ra những phương hướng, nhiệm vụ cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra cũng như đề xuất 05 nội dung trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động trong năm 2024 và thời gian tới…

ĐOÀN ĐBQH TP.HÀ NỘI HOÀN THÀNH TỐT NHIỆM VỤ THEO CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH ĐỀ RA TRÊN CÁC LĨNH VỰC

Phát huy những thành quả đã đạt được, trong năm 2023, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra trên tất cả lĩnh vực công tác như: tham gia xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đối ngoại…

ĐBQH HOÀNG VĂN CƯỜNG: LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) ĐÃ HƯỚNG ĐẾN BẢO VỆ THỎA ĐÁNG LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI DÂN

Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Hoàng Văn Cường – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhận định: Luật Đất đai (sửa đổi) đã hướng đến việc bảo vệ người dân có đất bị thu hồi và đảm bảo cho người dân có được lợi ích thỏa đáng. Như vậy, kỳ vọng Luật sẽ giải quyết được tốt hơn những khiếu kiện liên quan đến đất đai.

KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ NĂM: LẬP PHÁP BÁM SÁT ĐỜI SỐNG, SẴN SÀNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN ĐẶT RA

Kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra. Các nội dung được thông qua tại Kỳ họp không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ, mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài. Điều đó thể hiện công tác lập pháp của Quốc hội luôn năng động, tích cực, bám sát đời sống, sẵn sàng giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.

ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ: HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐỂ ĐẢM BẢO CON CỦA NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC ĐẾN NHÀ TRẺ, MẪU GIÁO

Phát biểu tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng cần sắp xếp kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để hỗ trợ cho các cháu con gia đình nghèo được đi nhà trẻ, mẫu giáo.

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRÌNH QUỐC HỘI XEM XÉT, THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 5

Theo nhiều ĐBQH, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra, cơ bản khắc phục được những hạn chế của dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, đủ điều kiện để trình Quốc hội biểu quyết thông qua...

Chương trình mục tiêu quốc gia cần cơ chế đặc thù

Chiều 16/1, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Ý kiến đại biểu cho rằng những năm gần đây việc triển khai bị chậm nên rất cần cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đại biểu Quốc hội đề nghị phân bổ vốn hỗ trợ Chương trình MTQG cho trẻ em nghèo được học mẫu giáo

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đề nghị phân bổ lại kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia để có kinh phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đi mẫu giáo vì 'không nuôi con gì bằng nuôi con người, không có việc trồng cây gì bằng trồng người'.

THẢO LUẬN Ở TỔ 1: CẦN CƠ CHẾ GIÁM SÁT, TRÁNH ĐỂ XẢY RA VI PHẠM KHI ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

Thảo luận tại Tổ 1, nhiều ĐBQH cho rằng, cần cơ chế giám sát một cách hợp lý, tránh để xảy ra sai sót, vi phạm bởi sẽ rất khó xem xét trách nhiệm khi thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia...

'Chọn khu đất tái định cư có vị trí thuận lợi sẽ nhận được sự ủng hộ của người dân'

ĐBQH cho rằng, cần ưu tiên lựa chọn khu đất có vị trí thuận lợi nhất để tái định cư sẽ nhận được sự đồng thuận, ủng hộ cao từ người dân.

GÓP Ý DỰ ÁN LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI): CÂN NHẮC QUY ĐỊNH NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC PHẢI CÓ QUYẾT ĐỊNH CHẤM DỨT CAN THIỆP SỚM

Thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá cao các cơ quan trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, đồng thời bày tỏ thống nhất với nhiều nội dung của dự thảo. Tuy nhiên liên quan đến quy định Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản quyết định chấm dứt can thiệp sớm, các đại biểu đề nghị có sự cân nhắc khi bổ sung nội dung này nhằm tránh các phản ứng tiêu cực của thị trường.

GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG (SỬA ĐỔI): CẦN GIỮ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THU GIỮ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG XỬ LÝ NỢ XẤU

Thảo luận tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc luật hóa các quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy việc xử lý nợ xấu được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn; đồng thời đề nghị giữ quy định về thủ tục thu giữ tài sản bảo đảm.

ĐBQH HOÀNG VĂN CƯỜNG: CHỦ ĐỘNG NẮM BẮT CƠ HỘI TRONG VIỆC THU HÚT NGUỒN VỐN FDI VÀO THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Đại biểu Hoàng Văn Cường- Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội khuyến nghị: Việt Nam cần chủ động nhắm bắt cơ hội trong việc thu hút nguồn vốn FDI nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo đó, chúng ta phải có giải pháp hỗ trợ các tập đoành, doanh nghiệp ở trong nước có đủ năng lực để song hành cùng các nhà đầu tư nước ngoài trong việc hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế...

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: KỲ VỌNG NHỮNG LUẬT, NGHỊ QUYẾT ĐƯỢC THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 6 SẼ GÓP PHẦN GIẢI QUYẾT ĐƯỢC NHỮNG TỒN TẠI, PHÁT SINH TỪ ĐỜI SỐNG

Các ĐBQH kỳ vọng những luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và dự kiến xem xét trong thời gian tới sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần giải quyết được những vấn đề đang tồn tại, phát sinh từ thực tiễn trong đời sống của Nhân dân và kinh tế-xã hội của đất nước...

Tình trạng thông thầu dìm giá, 'quân xanh, quân đỏ' diễn ra khá tinh vi

Thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sáng 28/11, ĐBQH nhận định, tình trạng thông thầu, thông đồng, 'quân xanh, quân đỏ', cò mồi, đe dọa cưỡng ép xảy ra khá tinh vi và có xu hướng ngày càng phức tạp. Do vậy, khi sửa đổi luật, cần có các quy định chặt chẽ, công khai, minh bạch để phòng ngừa những hành vi này.

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: THỂ HIỆN RÕ HƠN CÁCH TIẾP CẬN GẮN NHIỆM VỤ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, đại biểu Tạ Đình Thi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, dự án Luật cần thể hiện rõ hơn cách tiếp cận gắn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hợp tác quốc tế mà nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển là trọng tâm.

Công tác văn thư, lưu trữ đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn văn hóa, lưu trữ tiến trình phát triển của dân tộc

Tiếp theo chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, chiều 27/11, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: QUY ĐỊNH THU HÚT, TRỌNG DỤNG NHÂN TÀI TRONG DỰ THẢO LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI) CẦN ĐẢM BẢO TÍNH KHẢ THI

Vấn đề thu hút, trọng dụng nhân tài quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những nội dung được nhận được nhiều sự quan tâm góp ý từ các ĐBQH. Trao đổi bên hành lang nghị trường, các ý kiến đề nghị cần đưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét quy định phải đảm bảo tính khả thi, trước hết là cần thu hút đúng người, sau đó mới bố trí, sử dụng đúng người thì mới đem lại hiệu quả và có bước đột phá.

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: LÀM RÕ CHỨC NĂNG, THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ, ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

Đóng góp vào việc hoàn thiện dự án Luật Đường bộ, đại biểu Tạ Đình Thi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đề nghị làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, đường đô thị...

ĐBQH NGUYỄN THỊ LAN: HÀ NỘI CẦN CÓ GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Đóng góp vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Lan – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nêu quan điểm: Trong thời gian tới, nông nghiệp Hà Nội phải mang gương mặt mới. Theo đó, Hà Nội cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để tạo tạo bước đột phá, tạo sự khác biệt và là động lực phát triển nông nghiệp cho các tỉnh khác...

Cử tri, dư luận xã hội rất quan tâm đến đấu tranh với tội phạm tham nhũng ngay trong hoạt động tư pháp

Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cho biết, đấu tranh với tội phạm tham nhũng ngay trong hoạt động tư pháp đang là vấn đề được Quốc hội, cử tri, dư luận xã hội rất quan tâm.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 21/11: QUỐC HỘI TIẾP TỤC THẢO LUẬN VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC CỦA CHÁNH ÁN TANDTC, VIỆN TRƯỞNG VIỆN KSNDTC,… VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 2023

14h00 ngày 21/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ có chính sách ưu đãi để giữ chân 'ông lớn' FDI

Trước băn khoăn của đại biểu Quốc hội khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, Chính phủ đã phân công cho Bộ KH&ĐT chủ trì phần việc này, chắc chắn sẽ sớm trình Quốc hội, Chính phủ để thực hiện các chính sách ưu đãi đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

Bộ trưởng Y tế: Sử dụng chuyển tuyến điện tử và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 20/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

THÁO GỠ NÚT THẮT TRONG CƠ CHẾ THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ

Tham gia phát biểu tại phiên thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội bày tỏ đồng tình, đánh giá cao việc ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP. Theo đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia, nhà quản lý, Nghị quyết này góp phần tháo gỡ nút thắt trong cơ chế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, qua đó tạo thuận lợi cho công tác khám, chữa bệnh và bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 20/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHÓA XV

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, 8h00 sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

TẠO ĐỘNG LỰC CHO THỦ ĐÔ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN: ƯU TIÊN ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO VÀ BỐ TRÍ NGÂN SÁCH CHO KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM

Để tạo động lực cho Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm, đóng góp vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các ĐBQH nêu quan điểm: Cần hình thành các trung tâm quốc gia, trung tâm vùng về đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao. Ngoài ra là bổ sung bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm; bảo tồn di sản đô thị...

NHIỀU ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÁNH GIÁ CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG CỦA PHIÊN CHẤT VẤN VÀ TRẢ LỜI CHẤT VẤN TẠI KỲ HỌP THỨ 6

Một trong những điểm nhấn nổi bật trong tuần làm việc vừa qua của Quốc hội là Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6. Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao hiệu quả, chất lượng của Phiên chất vấn này và cho rằng, Chủ tọa điều hành linh hoạt, sáng tạo, gợi mở nhiều nội dung đề người trả lời chất vấn trúng vấn đề, không khí tranh luận sôi nổi, dân chủ.

Luật Thủ đô (sửa đổi): Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Hà Nội

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đa số các ĐBQH TP.Hà Nội cho rằng, dự án Luật cần nhấn mạnh vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội góp phần vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nên cần có những đặc thù, chính sách đột phá, mang lại hiệu quả thực tế, thiết thực cho người dân...

Tạo kết nối liên thông để Thủ đô chia sẻ nguồn lực với các địa phương

Nhiều ĐBQH kỳ vọng việc sửa đổi Luật Thủ đô sẽ là động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Bí thư Hà Nội nói về xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội cho Thủ đô

Theo Bí thư Đinh Tiến Dũng, việc sửa đổi Luật Thủ đô là phải xây dựng cơ chế, chính sách vượt trội, tăng quyền và giao quyền để triển khai thực hiện các lĩnh vực.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: CHÚ TRỌNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI LÁI XE SAU SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Tham gia thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các ĐBQH Tp.Hà Nội đóng góp ý kiến là cần chú trọng hơn nữa các biện pháp quản lý người lái xe sau sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trong đó, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này...

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: CẦN CÓ CHÍNH SÁCH ĐỘT PHÁ, MANG LẠI HIỆU QUẢ THIẾT THỰC CHO NGƯỜI DÂN HÀ NỘI KHI SỬA ĐỔI LUẬT THỦ ĐÔ

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đa số các ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, dự án Luật cần nhấn mạnh vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội góp phần vào ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nên cần có những đặc thù, chính sách đột phá, mang lại hiệu quả thực tế, thiết thực cho người dân...

ĐBQH LÊ NHẬT THÀNH: NHIỀU NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI MỚI, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, CÁN BỘ CỦA TÒA ÁN CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP VỚI NHIỆM VỤ CẢI CÁCH TƯ PHÁP

Đại biểu Lê Nhật Thành – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng, dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) có nhiều nội dung liên quan đến đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ của Tòa án từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, bảo đảm quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời gian tới.

ĐBQH đánh giá phiên chất vấn thẳng thắn, dân chủ, làm 'nóng' nghị trường

Đánh giá các Bộ trưởng, trưởng ngành đã trả lời chất vấn với tinh thần cầu thị, thẳng thắn, đi vào trọng tâm vấn đề, các đại biểu Quốc hội bày tỏ hy vọng thời gian tới, các Bộ trưởng sẽ tiếp tục quan tâm, đốc thúc để sớm gỡ những tồn tại, vướng mắc, cũng như hiện thực hóa lời hứa của mình với cử tri.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: QUY ĐỊNH RÕ HƠN VỀ VIỆC ĐẤU GIÁ TRỰC TUYẾN TRÊN CỔNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN QUỐC GIA

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, nhiều đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội cho rằng cần quy định rõ hơn về việc đấu giá trực tuyến trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia; công khai minh bạch thông tin đấu giá tài sản; thông tin trao đổi với người đấu giá...