Quyết toán ngân sách nhà nước: Hiệu quả phải được đánh giá bằng tiền

Các đại biểu quốc hội đề xuất nên rút ngắn thời gian quyết toán ngân sách hàng năm, đẩy nhanh chi cho các Chương trình mục tiêu quốc gia cũng như thay đổi cách tính đếm hiệu quả của nguồn chi ngân sách.

Khoảng trống pháp lý với thuốc lá điện tử

Hôm nay, 31/5 là ngày Thế giới không thuốc lá. Trước thực trạng và tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong thanh thiếu niên, nhiều Đại biểu Quốc hội đã đề nghị bổ sung nội dung sửa đổi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Các chính sách có độ mở nhưng cũng phải có giới hạn

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Bạc Liêu, Tiền Giang) chiều nay, 31.5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, các chính sách đặc thù áp dụng các Đà Nẵng, Nghệ An có độ mở nhưng cũng phải có giới hạn.

Lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà Tết thiếu nhi tại Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh

Chiều 31/5, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh nhân dịp tết Thiếu nhi 1/6. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số ban, sở, ngành của tỉnh và thành phố Lạng Sơn.

Tính toán kỹ lưỡng cơ chế, chính sách, góp phần tạo đà phát triển Đà Nẵng

Phát biểu tại tổ, các đại biểu Quốc hội thống nhất cao về sự cần thiết ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thử nghiệm có kiểm soát giải pháp công nghệ mới: đánh giá kỹ lưỡng để thuận lợi trong thực hiện

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) chiều 31.5, các đại biểu nhất trí việc cho phép Đà Nẵng thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới, nhưng cần đánh giá kỹ lưỡng, bổ sung một số nội dung để thuận lợi hơn cho quá trình thực hiện.

Sôi nổi, trách nhiệm trong thảo luận tổ

Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, với tinh thần tâm huyết, trách nhiệm, tại phiên thảo luận tổ chiều 31/5, đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình Nguyễn Thị Phú Hà đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14, ngày 19.6.2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và báo cáo tình hình tổng kết xử lý nợ theo Nghị quyết số 94/2019/QH14, ngày 26.11.2019 của Quốc hội.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La thảo luận tại tổ về một số dự thảo nghị quyết của Quốc hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 31/5 Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; dự thảo Nghị quyết thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Đề xuất trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt cho tỉnh Nghệ An

Chiều 31.5, thảo luận tại Tổ 11 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Tuyên Quang, Tây Ninh, Sơn La, TP. Đà Nẵng), về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, các đại biểu cho rằng, các chính sách mới đã trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt trong phát triển kinh tế, văn hóa giúp Nghệ An phát triển xứng tầm trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.

Cần chính sách đặc thù về Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Chiều 31.5, thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Bến Tre, Quảng Trị), các đại biểu Quốc hội nhất trí sự cần thiết có chính sách đặc thù về Khu thương mại tự do Đà Nẵng, song cần làm rõ hơn một số nội dung để thuyết phục hơn.

Phát huy tối đa thế mạnh phát triển cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương

Thảo luận tại Tổ ngày 31.5, các ĐBQH thành phố Hà Nội cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và thành phố Đà Nẵng.

Cần thay 'cái áo cơ chế', tập trung nguồn lực phát triển

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, trước sự phát triển của nền kinh tế nước ta có độ mở rộng, 'cái áo cơ chế' đang bị 'chật' so với 'cơ thể cường tráng' của đất nước đang ở tuổi mười tám - đôi mươi, nên cần có 'cái áo' khác để tập trung phát huy nguồn lực, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Đại biểu Quốc hội đề nghị sớm luật hóa việc tách giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư công

Chỉ rõ khâu giải phóng mặt bằng là nguyên nhân khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ trong thời gian qua, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung tách dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công để chính sách này được áp dụng rộng rãi cho các địa phương, trở thành động lực mới trong đầu tư phát triển.

Kỳ họp chuyên đề thứ Tư - HĐND tỉnh khóa XIX

Sáng 31/5, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Tư quyết định một số nội dung quan trọng. Chủ tọa Kỳ họp có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Dương Hoàng Hương - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Hồng Lâm - TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Phát triển Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đại biểu lưu ý việc bồi thường đất, tái định cư cho dân

Đại biểu Phạm Văn Hòa - ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị giá tái định cư, đền bù đất cho người dân phải theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, tránh tình trạng người dân khiếu kiện.

Giao quyền lớn hơn cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn

Chiều 31.5, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Ninh Thuận), các đại biểu Quốc hội cho rằng, khi đã giao quyền lớn hơn và có chính sách đặc thù tạo điều kiện hơn cho Nghệ An thì cũng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, tránh việc lạm quyền.

Đại biểu Quốc hội: Đặc thù nhưng tỉnh nào cũng giống tỉnh nào thì không đúng, không công bằng!

Sáng 31-5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng; dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại tổ về 2 dự thảo nghị quyết này.

Cần tổng kết thực tiễn của các địa phương được áp dụng cơ chế đặc thù

Các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và TP Đà Nẵng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu lý do chưa điều chỉnh giảm trừ gia cảnh

Bộ Tài chính cho biết, hiện chưa trình điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh do so với số liệu của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân hiện nay là 4,96 triệu đồng. Bên cạnh đó, CPI theo số liệu của Tổng cục Thống kê chưa đạt trên 20% để thực hiện điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh điều hành thảo luận tổ về một số dự thảo nghị quyết, quyết toán ngân sách

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Tổ trưởng Tổ thảo luận số 16 đã điều hành phiên thảo luận tổ gồm ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Lâm Đồng, Cà Mau và Hà Tĩnh.

Đề xuất áp dụng 'thị thực vàng' và thành lập Khu thương mại tự do tài chính Đà Nẵng

Tán thành việc bổ sung các chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, các đại biểu Quốc hội cũng đề xuất thành lập Khu thương mại tự do tài chính (thay vì Khu thương mại tự do) và thí điểm áp dụng chính sách 'thị thực vàng' cho nhân lực có học vấn cao.

Bản tin trưa 31-5 trên Báo Sài Gòn Giải Phóng có các thông tin đáng chú ý sau: Cập nhật áp thấp nhiệt đới trên biển đông; Giá thu vào vàng SJC tiếp tục giảm mạnh; ĐBQH đề xuất lắp camera giám sát trong các xe đưa đón học sinh; Luật sư nói gì về vụ cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên trên xe đưa đón?.

Đại biểu Quốc hội đề nghị thành lập Khu thương mại tự do tài chính Đà Nẵng

Chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về cơ chế đặc thù cho TP. Đà Nẵng và Nghệ An; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Phát biểu tại tổ, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với việc có cơ chế đặc thù mới cho 2 địa phương là Đà Nẵng và Nghệ An. Riêng về Đà Nẵng, có ý kiến đề nghị thành lập 'Khu thương mại tự do tài chính' thay bằng 'Khu thương mại tự do'.

Đoàn đại biểu tỉnh dâng hương Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong

Sáng 31/5, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dâng hoa, dâng hương nhân dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong (1/6/1904 - 1/6/2024) tại Khu lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong (Thành phố).

Đại biểu Quốc hội tin tưởng tăng trưởng kinh tế sẽ về đích như mục tiêu đề ra

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương và chính quyền địa phương, kinh tế - xã hội nước ta có nhiều điểm sáng, nhất là tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ các dự án công trình trọng điểm quốc gia. Đây là đánh giá của nhiều đại biểu khi thảo luận tại Hội trường Quốc hội sáng ngày 29/5 về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024.

Đại biểu Quốc hội thúc giục sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân

Rất nhiều người dân phải 'thắt lưng buộc bụng', nhưng vẫn thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân, khiến đại biểu Quốc hội lên tiếng thúc giục sớm sửa đổi luật thuế này.

Ô nhiễm môi trường: Bài toán chưa có lời giải

Ô nhiễm môi trường là vấn đề 'nóng' đang được cử tri cả nước quan tâm, bởi vậy nên đưa 'việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường' trở thành chuyên đề giám sát tối cao năm 2025. Đây là đề xuất của nhiều đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội đề nghị thực hiện Luật Đất đai mới ngay trong năm nay

Chính phủ đề xuất Quốc hội điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở) từ ngày 1/8/2024 thay vì từ ngày 1/1/2025.

Ủng hộ thi hành Luật Đất đai sớm hơn, nhưng cần đảm bảo điều kiện thi hành luật

Thảo luận về Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh, các đại biểu Quốc hội cơ bản Ủng hộ, đánh giá cao việc Chính phủ đề xuất luật Đất đai 2024, luật Nhà ở 2023, luật Kinh doanh bất động sản 2023 và luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực sớm từ 1/8 tới đây thay vì 1/1/2025. Tuy nhiên, nhìn vào khối lượng phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhiều đại biểu bày tỏ băn khoăn về mức độ đáp ứng của các điều kiện bảo đảm thi hành luật trong trường hợp điều chỉnh hiệu lực của các luật; tác động tích cực và tiêu cực của việc điều chỉnh hiệu lực của các luật.

Bài 5: Mở rộng tiếp xúc cử tri ngoài địa bàn ứng cử

Tổ chức cho đại biểu HĐND nhiều cấp cùng TXCT, mở rộng thành phần tham dự mang lại hiệu quả thiết thực; phối hợp tổ chức cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh TXCT ngoài địa bàn ứng cử; thực hiện thí điểm đại biểu HĐND tỉnh là Ủy viên Thường trực HĐND, lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham gia TXCT trong và ngoài địa bàn ứng cử, tiến đến tổ chức TXCT cho đại biểu HĐND tỉnh là lãnh đạo các cơ quan của tỉnh. Các Tổ đại biểu tăng cường khảo sát, nắm tình hình thực tiễn đối với các nội dung cử tri phản ánh, nổi cộm, bức xúc trước và sau khi TXCT...

Giám sát tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ

Đại biểu Quốc hội góp ý cần tổng rà soát công tác bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ các cấp cũng như việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài

Từ 1/1/2025 bắt buộc phân loại rác thải tại nguồn, đại biểu Quốc hội đề nghị giám sát tối cao vấn đề môi trường

Trong hai vấn đề được đề xuất vào chương trình giám sát tối cao của Quốc hội năm 2025 là bảo vệ môi trường và nhân lực chất lượng cao, nhiều đại biểu Quốc hội chọn vấn đề môi trường.

Duy trì quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) sẽ được Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Bảy và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ Tám. Nhiều ĐBQH cho rằng: cơ quan soạn thảo cần duy trì quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn; đồng thời, tăng chế tài xử phạt hành vi chậm, trốn đóng phí công đoàn. Tăng quyền chủ động của công đoàn trong bố trí đội ngũ cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Đề nghị sửa đổi Luật Hoạt động chữ thập đỏ

Sáng 30/5, thảo luận về Chương trình Xây dựng luật pháp lệnh, các đại biểu Quốc hội thống nhất với đề nghị điều chỉnh Chương trình năm 2024. Tuy nhiên đại biểu cũng đề xuất sớm sửa đổi Luật Hoạt động chữ thập đỏ.

Alo cử tri: Khoảng trống pháp lý trong quản lý xe đưa đón học sinh

5 năm sau cái chết của học sinh Gateway, chúng ta lại phải chứng kiến một trường hợp đau lòng khác ở Thái Bình vào tối 29/5. Một cháu bé 5 tuổi bị bỏ quên cả ngày trên xe đưa đón và tử vong thương tâm. Tuy nhiên hiện nay việc đưa đón học sinh bằng xe VTHK đang diễn ra phổ biến tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đây cũng là sự lo lắng của nhiều phụ huynh và các ĐBQH. Ghi nhận của nhóm PV alo cử tri.

Hà Nội cần phát triển kinh tế đêm, thu hút khách du lịch

Bên hành lang Quốc hội, sau phần thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), một số đại biểu Quốc hội đã hiến kế để Hà Nội khai thác tốt tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân.

Luật Đất đai sẽ có hiệu lực sớm 5 tháng?

Cùng với Luật Đất đai, các luật Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Các tổ chức tín dụng đang được Chính phủ trình Quốc hội cho áp dụng từ tháng 8-2024 thay vì ngày 1-1-2025.

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận ở tổ về một số dự thảo nghị quyết

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 31/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về một số dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Ninh Bình tham gia thảo luận tại Tổ số 12 cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Thuận, Quảng Bình.

Quốc hội ủng hộ Quỹ cho công nghiệp quốc phòng, an ninh

Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

ĐBQH TRẦN THỊ THU HẰNG: THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA, THANH TRA TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Điểm nổi bật trong thực thi bình đẳng giới ở Việt Nam là việc hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới đã tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tiếp cận và tham gia nhiều hơn vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện bình đẳng giới vẫn còn bộ lộ những tồn tại, cần giải quyết. Đại biểu Trần Thị Thu Hằng – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị một số giải pháp về cơ chế, chính sách để việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới ở Việt Nam hiệu quả hơn.

ĐBQH NGUYỄN DUY THANH: ĐỀ XUẤT THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP KHU THƯƠNG MẠI, TÀI CHÍNH TỰ DO ĐÀ NẴNG

Góp ý tại phiên thảo luận Tổ vào chiều 31/5 đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Đà Nẵng, đại biểu Nguyễn Duy Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau đề xuất, thí điểm thành lập 'Khu thương mại, tài chính tự do Đà Nẵng' thay vì là 'Khu thương mại tự do' nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện và bền vững của Đà Nẵng trong tương lai.

THẢO LUẬN TỔ 1: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN TỐI ĐA THẾ MẠNH CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Chiều 31/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Đà Nẵng và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022. Thảo luận tại Tổ 1, các vị ĐBQH Tp. Hà Nội cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và Tp. Đà Nẵng.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 14: CẦN TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ THÍ ĐIỂM TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG

Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 31/5, các ĐBQH tiến hành thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Đại biểu Quốc hội cho rằng cần tổng kết, đánh giá hiệu quả của các chính sách đặc thù thí điểm tại các địa phương.

THẢO LUẬN TỔ 2: TẠO ĐỘNG LỰC MỚI, ĐỘT PHÁ ĐỂ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG PHÁT TRIỂN

Đa số các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho rằng, việc tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp.Đà Nẵng sẽ góp phần tạo ra động lực mới, đột phá để tạo điều kiện cho Thành phố phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ.

Họp báo thông tin chương trình Kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh

Chiều 23.5, ông Nguyễn Quốc Khánh - Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chủ trì họp báo, thông báo thời gian, nội dung chương trình thứ 12 – kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026.Vũ Nguyệt

THẢO LUẬN TỔ 10: NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT MẠNH MẼ NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC VÀO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chiều 31/5, thảo luận tại Tổ 10 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Tiền Giang, Bạc Liêu) cho ý kiến về 03 nội dung: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

THẢO LUẬN TỔ 16: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CẦN PHÙ HỢP VÀ PHÁT HUY ĐƯỢC TIỀM NĂNG, THẾ MẠNH CỦA TỪNG ĐỊA PHƯƠNG

Chiều 31/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Tp. Đà Nẵng và phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022. Thảo luận tại Tổ 16, các vị ĐBQH cơ bản tán thành việc xây dựng các Nghị quyết đồng thời lưu ý, các chính sách đặc thù cần đủ mạnh, phù hợp với điều kiện, đặc điểm nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương…

Sẽ hoàn thiện dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật

Phát biểu tại hội trường, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cảm ơn những ý kiến phát biểu đầy trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội.