Giám sát thực hiện giao đất, giao rừng tại huyện Mường Nhé

Ngày 4/4, Tổ công tác số 1, đoàn giám sát HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh Lò Văn Phương làm tổ trưởng đã giám sát tại huyện Mường Nhé về việc thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), giai đoạn 2019 - 2023.

Những người 'con rể Hà Nhì' và hành trình giữ bình yên cực Tây Tổ quốc

Tiếp nối truyền thống anh hùng của cha, anh đi trước, những thế hệ công an nhân dân bám bản, bám làng như Trung tá Lý Xú Tư, Thiếu tá Bùi Quang Khải đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình để giữ bình yên cho cực Tây Tổ quốc.

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thăm, chúc tết tại huyện Mường Nhé

Ngày 28/1, đoàn công tác của tỉnh do Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lò Thị Minh Phượng làm trưởng đoàn đến thăm, chúc tết Đồn Biên phòng A Pa Chải, một số gia đình chính sách tại huyện Mường Nhé.

Để mỗi lời nói, hành động được dân nghe, dân tin

Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, mỗi chi bộ cũng như từng đảng viên ở các thôn, bản trong tỉnh đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu rèn luyện đạo đức, phẩm chất chính trị, luôn đề cao tính tiền phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân, được nhân dân tin tưởng, trân quý.

ĐOÀN ĐBQH TỈNH ĐIỆN BIÊN TIẾP XÚC CỬ TRI BẢN TẢ KỐ KHỪ VÀ THĂM CÁC ĐỒN BIÊN PHÒNG TUYẾN BIÊN GIỚI NẬM PỒ, MƯỜNG NHÉ

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa XV, ngày 12/12, Đoàn ĐBQH tỉnh có buổi tiếp xúc cử tri tại bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Trước đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tới thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới Nậm Pồ, Mường Nhé.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầu tư, khai thác

Với đặc thù tỉnh miền núi với kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, Ðiện Biên có tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong khi loại hình du lịch này phù hợp với xu hướng du lịch xanh, góp phần phát huy được lợi thế của tỉnh, giúp chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng liên kết, tích hợp đa ngành. Ðây cũng là một trong những giải pháp căn cơ, động lực để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, tại tỉnh ta, du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầu tư khai thác một cách hiệu quả…

Màu Tổ quốc trên dải biên cương

Trong mỗi chuyến công tác dọc tuyến biên giới, hình ảnh luôn khiến chúng tôi xúc động là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới trên những nóc nhà của đồng bào các dân tộc. Thiêng liêng biết bao khi quốc kỳ luôn hiện hữu trên dọc dài biên cương hay rừng sâu núi thẳm!

Tổ truyền thông cộng đồng của phụ nữ Mường Nhé

Triển khai Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Nhé là đơn vị đầu tiên trong toàn tỉnh thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng (TTTCÐ) tại các xã trên địa bàn.

Nỗ lực triển khai làm nhà cho hộ nghèo

Xác định việc làm nhà, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong công tác xóa đói giảm nghèo, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và Ủy ban MTTQ các cấp đã tập trung tối đa các nguồn lực cùng giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo điều kiện về nhà ở. Để làm được điều đó, các địa phương đã tổ chức rà soát về tình hình nhà ở của các hộ nghèo, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của nhân dân để lựa chọn đúng đối tượng; từng bước tìm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn giúp các hộ nghèo, cận nghèo sớm vươn lên trong cuộc sống.

Đơn vị đầu tiên trên địa bàn tỉnh Điện Biên thành lập Tổ truyền thông cộng đồng

Thực hiện Dự án 8 'Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em', mới đây tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé đã thành lập 2 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng tại bản Tả Kố Khừ, bản Pờ Nhù Khò. Đây là 2 Tổ truyền thông cộng đồng đầu tiên được thành lập do Hội LHPN các cấp trên địa bàn tỉnh thực hiện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc

Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, nơi biên giới cực Tây của Tổ quốc có hơn 90% người Hà Nhì sinh sống. Ở nơi ngã ba biên giới xa xôi nhưng người dân nơi đây luôn dành tình cảm đặc biệt và lòng thành kính sâu sắc với Bác Hồ - người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Nguy cơ mai một nghề dệt truyền thống

ĐBP - Dưới tác động của kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc ở tỉnh nhà đang đứng trước nguy cơ mai một. Rất cần có những giải pháp để gìn giữ và lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của các dân tộc...

Du lịch nỗ lực làm mới mình

ĐBP - Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, du lịch Điện Biên đang từng ngày, từng giờ nỗ lực làm mới mình để tìm ra những sản phẩm mới, những địa điểm mới phù hợp hơn với nhu cầu, đưa vào khai thác, phục vụ du khách thập phương... Những sản phẩm này đã góp phần mang lại thêm những màu sắc mới cho ngành công nghiệp không khói của tỉnh nhà...

Người có uy tín cầu nối 'ý Đảng - lòng dân'

ĐBP - Trong giai đoạn 2018 - 2022, Điện Biên lựa chọn, phê duyệt 6.859 người có uy tín. Riêng trong năm 2022, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Điện Biên được phê duyệt là 1.246 người. Đội ngũ này là những hạt nhân tích cực, luôn gương mẫu đi đầu trong phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể ở cơ sở, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến nhân dân...

Mùa Xuân của người Hà Nhì

Vào cuối năm, khi hoa dã quỳ vàng rực khắp nẻo sơn cước lụi tàn, cùng lúc mùa màng đã thu hoạch xong, khép lại một năm lao động sản xuất thì vào ngày Thìn - ngày cuối cùng của tháng cuối năm (theo cách tính lịch riêng) người dân tộc Hà Nhì ở cực Tây Tổ quốc lại tổ chức Tết cổ truyền 'Khù Sự Chà'.

Vững vàng cực Tây Tổ quốc - Bài 1: Những đảng viên Hà Nhì đi trước

Trong tiết trời lập đông se se lạnh, từ trung tâm huyện lỵ Mường Nhé, sau gần 2 giờ ngược quốc lộ 4H, qua những chặng đường quanh co, đèo dốc, chúng tôi tới trung tâm xã Sín Thầu, xã biên giới với 95% dân số là đồng bào dân tộc Hà Nhì.

Điện Biên đón 517,9 nghìn lượt du khách 9 tháng đầu năm

Theo báo cáo thống kê, dự ước 9 tháng đầu năm 2022, Điện Biên đón 517,9 nghìn lượt du khách (đạt 66,4% so với kế hoạch năm, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2021). Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt 825,7 tỷ đồng (tăng 52,6% so với cùng kỳ năm 2021)

Xây dựng 'phên giậu' vững chắc nơi cực Tây Tổ quốc (bài 2)

Bài 2: Giữ vững quốc phòng - an ninh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hôịĐBP - Thực hiện mục tiêu 'giàu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh', tại các xã vùng biên, cấp ủy các cấp huyện Mường Nhé đã lãnh đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm kết hợp hài hòa giữa đảm bảo quốc phòng an ninh (QP - AN) và phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).Bài 1: Củng cố 'hạt nhân' ở cơ sở

Nông thôn mới… đã mới?

ĐBP - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé đã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Đây là thành quả, niềm tự hào của xã Sín Thầu nói riêng và huyện Mường Nhé nói chung sau bao nhiêu năm nỗ lực, phấn đấu. Tuy nhiên, với rất nhiều người dân xã Sín Thầu - những chủ thể trực tiếp trong Chương trình xây dựng NTM vẫn chưa thể thật sự hài lòng với danh hiệu, kết quả xây dựng NTM của địa phương đã đạt được. Họ cho rằng đạt chuẩn NTM nhưng chất lượng đời sống người dân không thay đổi, thậm chí khó khăn hơn, vì vậy danh hiệu xã NTM không có nghĩa lý. Thực tế, trên địa bàn xã Sín Thầu hiện vẫn còn rất nhiều người dân loay hoay tìm cách thoát nghèo, lo từng bữa ăn mỗi ngày.

Cuộc sống mới ở vùng cao

ĐBP - Trước đây, đời sống của người dân các địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng nhiều năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án hỗ trợ, đời sống của người dân các địa phương đã và đang đổi thay từng ngày…

Mường Nhé phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa

ĐBP - Huyện Mường Nhé được thiên nhiên ưu đãi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ; cộng đồng đa dân tộc trên địa bàn có nhiều lễ hội, nghề thủ công, ẩm thực, truyền thống dân tộc đặc sắc… Đây là những tiềm năng để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ngô Quang Tuấn thăm, chúc tết tại huyện Mường Nhé

ĐBP - Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 sắp tới, chiều nay (20/1), đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Ngô Quang Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc tết, tặng quà một số cơ quan, đơn vị, gia đình chính sách trên địa bàn huyện Mường Nhé.

'Khó vạn lần dân liệu cũng xong...'

ĐBP - '…Khó vạn lần dân liệu cũng xong', hơn 1 thập kỷ triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh; cùng với sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Đảng, Nhà nước; tỉnh ta đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, khơi gợi ý chí, tinh thần đoàn kết, tích cực vận động nhân dân hiến kế, hiến đất, hiến công chung tay hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Vui Tết 'Khù Sự Chà' dân tộc Hà Nhì

Khi những bông hoa cúc quỳ nở rộ trên nương, nhuộm vàng hai bên bờ suối Mo Pí, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) cũng là lúc đồng bào dân tộc Hà Nhì náo nức tổ chức Tết cổ truyền dân tộc đón chào năm mới.

Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại

ĐBP - Những năm qua, người dân huyện Mường Nhé đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung, quy mô trang trại, gia trại. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho các gia đình, hạn chế rủi ro dịch bệnh mà còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng bền vững.

Phụ nữ Mường Nhé chung sức bảo vệ môi trường

ĐBP - Thời gian qua, Hội LHPN huyện Mường Nhé đã phát động nhiều phong trào thi đua với những việc làm thiết thực nhằm chung sức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, góp phần giúp môi trường sống của gia đình các hội viên được cải thiện.

Điểm tựa vững chắc trong lòng dân

ĐBP - Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KTQP) 379 được giao nhiệm vụ quản lý 4 huyện: Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà (tỉnh Điện Biên) và huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Những năm qua, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đoàn KTQP 379 đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đứng chân trên địa bàn nắm tình hình; tham mưu cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; ngăn chặn di dịch cư tự do, truyền đạo trái pháp luật, tàng trữ vũ khí vật liệu nổ, buôn bán vận chuyển ma túy và thực hiện đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, chung tay góp sức cùng địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học - kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt cho người dân.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa các dân tộc

ĐBP - Tháng 10/2016, HÐND tỉnh khóa XIV thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HÐND về Ðề án 'Tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025'. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Nhé đã nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa quan trọng của Ðề án; đồng thời có nhiều hoạt động thiết thực nhằm gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tiến trình phát triển chung của địa phương.

Tập huấn kiến thức kỹ thuật chăn nuôi cho 50 hộ dân ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé

Sáng 30-3, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên), Ban Quản lý dự án, Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 379 (Quân khu 2) phối hợp với UBND xã Sín Thầu tổ chức tập huấn kiến thức kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt năm 2021. Hơn 50 hộ dân, trong đó 14 trưởng bản tham gia lớp tập huấn.

Ðầu tư đồng bộ để phát huy hiệu quả công trình thủy lợi

ĐBP - Những năm qua, bằng các nguồn vốn của Trung ương, địa phương và người dân đóng góp, nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng, cải tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Song vẫn còn nhiều công trình phai tạm, công trình xuống cấp chưa được đầu tư, nâng cấp sửa chữa kịp thời.

Vững vàng trên biên cương Tổ quốc

Cận Tết, dịch Covid-19 xuất hiện tại Điện Biên, người lao động khắp nơi lại ùn ùn đổ về khiến nguy cơ dịch lan rộng. Trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc thuộc địa phận Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên quản lý, tình trạng người dân xuất - nhập cảnh trái phép diễn biến phức tạp hơn khiến các anh – những người lính Biên phòng phải 'gồng' mình lên gấp bội. Bởi nhiệm vụ ngày thường là tuần tra bảo vệ biên giới vốn đã rất vất vả giờ thêm dịch dã lại càng vất vả hơn…

'Lá chắn thép' nơi biên cương

ĐBP - Sau gần 1 giờ đi xe máy từ Ðồn Biên phòng A Pa Chải xuyên rừng, vượt qua những cung đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, đá hộc lổm ngổm chúng tôi có mặt tại chốt mốc 5, Ðồn Biên phòng A Pa Chải, xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé). Trong cái lạnh tê tái miền biên ải, chúng tôi được Trung úy Lý Gió Cà, nhân viên Ðội Trinh sát sưởi ấm bằng hương trà người Hà Nhì nóng hổi.

Tết sớm ở vùng cao

ĐBP - Những ngày cuối năm, khi những cành đào đua nhau khoe sắc tô điểm cho núi rừng thêm lung linh, huyền ảo cũng là thời điểm đồng bào dân tộc vùng cao chuẩn bị đón tết riêng của dân tộc mình. Thường sớm hơn so với tết Nguyên đán, những phong tục ngày Tết của bà con các dân tộc đã góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa tỉnh nhà thêm đa dạng, đặc sắc…

Tết Hà Nhì ở Mường Nhé

Ngày 15-12, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì. Đây là dịp để dân bản sum vầy, vui chơi sau một năm mùa màng vất vả, đồng thời cũng là dịp để giữ gìn và giới thiệu nét văn hóa của mảnh đất, con người Hà Nhì nói riêng và đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện nói chung.

Người Hà Nhì sắt son theo Ðảng

ĐBP - Ðã hơn 6 thập kỷ trôi qua, từ khi chi bộ đảng đầu tiên được thành lập ở miền biên viễn Sín Thầu (huyện Mường Nhé) - nơi mặt trời lặn sau cùng trên lãnh thổ Việt Nam, lớp lớp đảng viên người Hà Nhì nguyện dành trọn niềm tin sắt son theo Ðảng, trở thành những 'cột mốc sống' cùng với nhân dân bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Ðặc biệt dù ở cương vị nào, họ - những đảng viên kiên trung vẫn luôn giữ vững phẩm chất, khẳng định tính tiền phong và là 'ngọn đuốc' soi sáng khắp các bản người Hà Nhì nơi biên cương cực Tây Tổ quốc.

Khi chính quyền và người dân cùng vào cuộc

ĐBP - Từ một huyện khó khăn bậc nhất cả nước, sau gần 20 năm xây dựng và đổi mới, diện mạo nông thôn mới huyện Mường Nhé đã từng bước 'thay da đổi thịt'. Có được kết quả như vậy, ngoài sự đầu tư của Ðảng và Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương còn có sự chung sức đồng lòng của mỗi người dân trong đổi mới tư duy sản xuất, canh tác, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Mường Nhé nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả

ĐBP - Những năm qua, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp, huyện Mường Nhé đã vận động, khuyến khích nông dân mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, không ngừng đổi mới tư duy canh tác, liên kết, hợp tác trong sản xuất - kinh doanh... Từ nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, mang lại nguồn lợi kinh tế cao, huyện Mường Nhé đã và đang mở rộng quy mô sản xuất; góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Giúp đảng viên gần dân, sát dân hơn

ĐBP - Từ năm 2015, huyện Mường Nhé thực hiện chủ trương giải thể chi bộ cơ quan xã, đưa đảng viên về sinh hoạt ở các chi bộ thôn, bản. Sau 5 năm thực hiện chủ trương này, bước đầu cho thấy, đảng viên đã gần dân, sát dân hơn, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, tạo sự gắn kết, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội...