Cầu nối giữa 'ý Đảng với lòng dân' ở khu vực biên giới tỉnh Gia Lai

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG), giữ gìn trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG) thời gian qua, ngoài việc triển khai đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Gia Lai còn đặc biệt quan tâm chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tăng cường xã; đảng viên đồn Biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ thôn, làng; đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình ở KVBG. Đây chính là những cánh tay nối dài của BĐBP trong việc vận động toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG, cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân góp sức xây dựng KVBG ngày càng vững mạnh.

'Cầu nối' quan trọng trên mặt trận đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Trong những năm qua, công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngày càng có sự vào cuộc tích cực của đông đảo nhân dân thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, ở mọi độ tuổi, vùng miền khác nhau. Đặc biệt, thông qua các cuộc thi viết, bài dự thi từ các cấp tổ chức, đã xuất hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Xây dựng Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng 'chuyên nghiệp, mẫu mực, đi đầu'

Từ khi thành lập (ngày 23-4-1959) đến nay, Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tiễn, xây dựng cơ quan vững mạnh về mọi mặt; tích cực tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Bộ tư lệnh BĐBP lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp triển khai thực hiện toàn diện hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong BĐBP, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG).

Xứng đáng là cơ quan chỉ huy của người chỉ huy, trung tâm tổ chức hiệp đồng của BĐBP

Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (23/4/1959-23/4/2024), kế thừa và phát huy truyền thống 2 lần Anh hùng của BĐBP, cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức quốc phòng Bộ Tham mưu BĐBP luôn tích cực học tập, rèn luyện, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là cơ quan chỉ huy của người chỉ huy; trung tâm tổ chức hiệp đồng của Bộ Tư lệnh BĐBP trong công tác sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, vùng biển quốc gia và xây dựng BĐBP vững mạnh toàn diện 'Mẫu mực, tiêu biểu'.

Phát huy truyền thống vẻ vang, đảm bảo công tác hậu cần - tài chính cho nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 19/11/1958 của Bộ Chính trị, ngày 3/3/1959, Chính phủ ra Nghị định số 100/TTg về việc thành lập lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP. Tiếp đó, ngày 23/4/1959, Bộ Công an ban hành Nghị định số 153/NĐ về việc thành lập các Cục: Tham mưu, Chính trị, Trinh sát, Hậu cần thuộc Ban Chỉ huy Trung ương CANDVT. Kể từ đó, ngày 23/4 hằng năm là Ngày Truyền thống của các cơ quan, trong đó có Cục Hậu cần BĐBP.

Hiệu quả thiết thực trong thực hiện 'Ngày Biên phòng toàn dân'

Nhận thức sâu sắc mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân là nhằm tập hợp và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG), những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân giai đoạn 2019-2024 thật sự hiệu quả, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tích cực của nhân dân trong tham gia bảo vệ BGQG trong tình hình mới.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong sự nghiệp quản lý, bảo vệ biên giới

Sau hơn 2 năm có hiệu lực thi hành, đến nay, có thể khẳng định rằng, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) đã tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho BĐBP và các lực lượng chức năng trong xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG); mang lại giá trị pháp lý và thực tiễn, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong bảo vệ biên giới từ sớm, từ xa, tạo điều kiện để đất nước hội nhập và hợp tác quốc tế; xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG trong tình hình mới.

Nghĩa tình đoàn kết quân dân nơi khu vực biên giới

Trong những năm qua, tại các tỉnh miền núi phía Bắc các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) luôn phát huy vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng nền biên phòng toàn dân với tinh thần xuyên suốt 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt', kiên trì bám dân, bám địa bàn, gắn bó máu thịt với đồng bào các dân tộc nơi biên giới.

Phát huy sức mạnh và quyết tâm toàn dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia

Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) là nhiệm vụ rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Những năm qua, lực lượng BĐBP đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động và tổ chức cho nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ BGQG; luôn đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân theo phương châm 'Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt'. BĐBP đã tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các cấp ủy, chính quyền địa phương huy động mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ BGQG và xây dựng khu vực biên giới (KVBG) ngày càng vững mạnh.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG), cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra. Qua đó, tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên trong thực hiện Chiến lược bảo vệ BGQG. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2024), 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 - 3/3/2024), phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) xung quanh vấn đề này.

Chung tay, góp sức xây thế vững biên cương Tổ quốc

Kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc và quán triệt quan điểm 'Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng', Đảng, Nhà nước ta đã quyết định lấy Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) 3-3 hằng năm là Ngày Biên phòng toàn dân (BPTD).

Vai trò của lực lượng Bộ đội Biên phòng đối với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959 - 3/3/2024) và 35 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989 -3/3/2024), đồng chí Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Biên phòng về những thành tựu trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP), góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tỉnh Đắk Nông tập trung xây dựng địa bàn biên giới vững mạnh

Đắk Nông là tỉnh miền núi, có khoảng 141km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Đồng chí Hồ Văn Mười, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về những kết quả và cách làm của tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG), xây dựng khu vực biên giới (KVBG) vững mạnh.

Tăng cường công tác phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới với lực lượng bảo vệ biên giới Lào

Thời gian qua, thực hiện các điều ước quốc tế, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Thanh Thủy, BĐBP Nghệ An cùng với đơn vị chức năng của nước bạn Lào đã phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG), góp phần xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

TPHCM: Huy động mọi nguồn lực hướng về biên giới biển, đảo

Ngày 19/1, UBND TPHCM tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện 'Ngày Biên phòng toàn dân' giai đoạn 2019-2024. Đến dự có Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn- Chính ủy Bộ đội Biên phòng Việt Nam; Thiếu tướng Lê Xuân Thế- Phó Tư lệnh Quân khu 7; ông Ngô Minh Châu- Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TPHCM.

Vạch trần luận điệu xuyên tạc sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động gia tăng nhiều hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta trên tất cả lĩnh vực, trong đó có nội dung xuyên tạc hoạt động quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG).

Tiếp bước xây dựng vững chắc thành trì biên cương

Trải qua 59 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới (KVBG) trên địa bàn tỉnh, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân tin yêu.

Thực hiện tốt chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia

Xây dựng, củng cố cơ sở chính trị vững mạnh, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), xây dựng khu vực biên giới vững mạnh gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Đó là những nội dung quan trọng mà Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh đã tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện tốt chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) trong 5 năm qua.

20 năm Luật Biên giới Quốc gia: Làm cho biên giới giàu mạnh, bền vững

Có thể khẳng định, 20 năm triển khai thực hiện Luật Biên giới Quốc gia đã tạo động lực phát triển mới trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, làm cho biên giới giàu mạnh, bền vững.

Giá trị về pháp lý và thực tiễn đối với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Ngày 17/6/2003, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành Luật Biên giới quốc gia số 06/2003/QH11 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Sau 20 năm thi hành, giá trị về pháp lý, thực tiễn của Luật Biên giới quốc gia (BGQG) là rất lớn. Để tìm hiểu cụ thể hơn về nội dung này, phóng viên Báo Biên phòng đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng BĐBP.

Phòng Khoa học Quân sự BĐBP: 60 năm xây dựng và phát triển

Trước yêu cầu nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu các vấn đề có tính chất cơ bản, lâu dài về lý luận khoa học quân sự biên phòng, bảo vệ nội địa và tổng kết tình hình xây dựng, chiến đấu của lực lượng, nghiên cứu biên soạn điều lệnh, điều lệ, quy chế bảo vệ biên giới, ngày 4/5/1963, Bộ Công an ra Quyết định số 309-CA/QĐ về việc thành lập Phòng Nghiên cứu thuộc Cục Tham mưu, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang (nay là Phòng Khoa học quân sự BĐBP).

Tăng cường tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc năm 2023

Ngày 25/4, tại Hà Nội, nhằm mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến luật và kỹ năng viết bài, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 'Hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ biên giới của Tổ quốc năm 2023'.

Đoàn cán bộ, giảng viên, học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng 1, khóa 90 Học viện Quốc phòng tham quan, nghiên cứu, học tập tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng

Ngày 19/4, Đoàn cán bộ, giảng viên và học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng 1, khóa 90 Học viện Quốc phòng do đồng chí Thượng tướng Lương Đình Hồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến tham quan, nghiên cứu và học tập tại Trường Trung cấp 24 Biên phòng.

Một số giải pháp trong công tác vận động quần chúng tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc

Công tác VĐQC tham gia quản lý, bảo vệ đường biên, cột mốc của BĐBP là một biện pháp vận động chính trị đóng vai trò rất cơ bản là nền tảng, mang tính chiến lược quan trọng trong các biện pháp công tác biên phòng.

Biên giới - biển đảo Quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới

TTH - 64 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (3/3/1959 - 3/3/2023), với chức năng, nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia (BGQG), lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong từng giai đoạn lịch sử và xây đắp nên truyền thống vẻ vang, được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý. Phát huy truyền thống ấy, nhiều năm qua BĐBP Thừa Thiên Huế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Nhân dân tin yêu.

Chung tay xây thế vững biên cương

'Xây dựng nền biên phòng toàn dân (BPTD) và thế trận BPTD vững mạnh, ổn định lâu dài trong nền quốc phòng toàn dân (QPTD) và thế trận QPTD gắn với nền an ninh nhân dân (ANND) và thế trận ANND vững chắc' là chủ trương được xác định tại Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) và cụ thể hóa trong Luật Biên phòng Việt Nam.

Vững biên cương từ 'thế trận lòng dân'

Lịch sử đã khẳng định dân là chỗ dựa cơ bản, dân là tai mắt, là lực lượng tại chỗ cùng với các lực lượng đứng chân trên địa bàn tạo ra thế chiến lược, vừa xây dựng biên giới vững mạnh vừa bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới sẽ không thể hoàn thành nếu không dựa vào sức mạnh của 'thế trận lòng dân'. Chính vì vậy trong thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đắk Lắk phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với thế trận quân sự, an ninh và đối ngoại tạo thành thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Đề tài khoa học 'Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới' được đánh giá, nghiệm thu đạt xuất sắc

Sáng 17/2, Hội đồng khoa học Bộ Quốc phòng đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu đề tài 'Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới'. Buổi đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học được tổ chức tại Bộ Tư lệnh BĐBP do PGS-TS, Thượng tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Giám đốc Học viện Quốc phòng làm Chủ tịch Hội đồng.

Giữ bình yên biên giới

Thời gian qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thanh Thủy (Thanh Chương) đã phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị khu vực biên giới.

Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc lên mọi lĩnh vực, đời sống, xã hội, trong đó có hoạt động quân sự, quốc phòng và biên phòng. Đối với BĐBP, việc nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào hoạt động thực tiễn có vai trò rất lớn giúp cho cấp ủy, người chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ các đơn vị hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) trong tình hình mới.

Phát huy truyền thống, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và xây dựng BĐBP

Trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và Bộ Tham mưu, các thế hệ cán bộ Phòng Pháp chế BĐBP luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn, phát huy trí tuệ tập thể, tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài lực lượng, tham mưu cho Bộ Tư lệnh BĐBP báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) và xây dựng BĐBP.

Luật Biên phòng Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

Việt Nam có đường biên giới đất liền khoảng 4.550 km, bờ biển dài 3.260 km với 44 tỉnh, thành phố có biên giới quốc gia (BGQG); biên giới đất liền Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia và tuyến biển, đảo; vùng biển Việt Nam rộng trên 1 triệu km2 (trong đó vùng nội thủy và lãnh hải chiếm 37%). Dân cư khu vực biên giới (KVBG) khoảng 1.857.000 hộ/8.400.000 khẩu, gồm 49 dân tộc, 6 tôn giáo khác nhau.

Xây dựng các nghị định triển khai Luật Biên phòng Việt Nam để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong giai đoạn mới

Biên giới quốc gia (BGQG) là 'phên dậu', có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Quản lý, bảo vệ BGQG là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, BĐBP là nòng cốt, chuyên trách; hoàn thiện hệ thống pháp luật về BGQG là biện pháp quan trọng, là nhu cầu cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ BGQG trong giai đoạn hiện nay.

Phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng

Việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm quy định chi tiết các điều khoản Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) về phối hợp giữa Bộ Quốc phòng với bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng; quy định về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng (BĐBP), chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với BĐBP

Hiệu quả phong trào quần chúng tự quản đường biên, cột mốc ở Cao Mã Pờ

Những năm qua, Đảng bộ xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ) đã vận dụng sức mạnh tổng hợp, phát huy hiệu quả phong trào quần chúng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG).

Quyền hạn của BĐBP

Điều 15, Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định, BĐBP có 8 nhóm quyền hạn cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để BĐBP trực tiếp và phối hợp, hợp tác với các cơ quan, lực lượng thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG); duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG), cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) - đạo luật đầu tiên quy định một cách toàn diện về biên phòng của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, trong đó, quy định về 'lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng' là một trong những quy định có tính chất 'xương sống', thể hiện quan điểm, tư duy mới của Đảng và Nhà nước về phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG) trong tình hình mới theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 28-9-2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ BGQG.

Tăng cường trách nhiệm của địa phương trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới

Điều 33 Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của HĐND, UBND các cấp nơi có biên giới quốc gia (BGQG); quyết định chủ trương, biện pháp, huy động các nguồn lực bảo đảm thực thi nhiệm vụ biên phòng; xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách ở địa phương; đồng thời, giám sát thực hiện pháp luật về biên phòng ở địa phương... Với những quy định chi tiết trách nhiệm của HĐND, UBND nơi có BGQG sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng chính sách, huy động nguồn lực xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh BGQG, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Phát huy sức mạnh toàn dân trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia

Ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc, cách biên giới Campuchia chừng vài trăm bước chân, những người qua kẻ lại đều nằm trong tầm quan sát của bà con địa phương. Có gì khả nghi, họ đều báo cho BĐBP....

Sớm đưa Luật Biên phòng Việt Nam vào cuộc sống

Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 10 đã thể hiện quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhằm thể chế quan điểm của Đảng, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia (BGQG); bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới (KVBG). Để sớm đưa Luật BPVN vào cuộc sống, góp phần xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc BGQG trong tình hình mới, các cơ quan chức năng cần khẩn trương triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn để thi hành Luật BPVN.