Chinh phục ba cột mốc đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu

Lên thượng nguồn sông Tiền, sông Hậu chảy vào Việt Nam ở An Giang và Đồng Tháp, du khách sẽ chinh phục 3 cột mốc biên giới trong ngày.

Tỉnh nào có tên mang nghĩa là 'kho chứa bạc'?

Đây là một tỉnh thuộc vùng Tây Nam Bộ, nằm ở hữu ngạn sông Hậu và giáp với biển Đông, có tên mang ý nghĩa 'kho chứa bạc'.

U Minh Hạ

'U Minh và U Minh Hạ khác nhau à?', những người bạn ngạc nhiên khi chúng tôi khẳng định như thế. U Minh Hạ là cách gọi bao hàm cả không gian - thời gian văn hóa của xứ sở cây tràm ở Cà Mau. Nói rộng ra một chút, theo hành trình khẩn hoang, mở đất về phương Nam, U Minh là cách gọi thiên nhiên ban sơ 'u u minh minh', mà Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cắt nghĩa nôm na là 'hoang vắng, đen tối' và chưa xa, ở thế kỷ XIX, 'vùng Cà Mau (được) hiểu là U Minh Hạ'.

Để vùng đất chín rồng cất cánh

Sông Cửu Long - hay Cửu Long Giang, là tên gọi chung cho các phân lưu của sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Việt Nam. Cửu Long Giang chia thành hai sông Tiền Giang, Hậu Giang rồi đổ ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc, Trần Đề. Vùng đất chín sông như chín con rồng uốn lượn đã nuôi dưỡng vựa lúa, thủy sản, trái cây làm nên một vùng kinh tế sông trù phú.

Ngày xuân đọc câu đối trong các đình miếu ở Mỹ Xuyên

Câu đối và chơi câu đối là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Hiện câu đối vẫn còn hiện diện ở khắp nơi, từ các cơ sở thờ tự truyền thống (đình, chùa, miếu, am…) đến đền thờ các vị anh hùng liệt sĩ, các cổng tam quan ở các đơn vị hành chính hoặc nhà riêng mỗi người (cưới hỏi, tang chế, bàn thờ gia tiên…). Nhân ngày xuân, chúng ta xem người Sóc Trăng đã chơi câu đối thế nào?

'Xuân yêu thương, Tết sum vầy'- Ấn tượng Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 với chủ đề 'Xuân yêu thương, Tết sum vầy' sẽ phục vụ nhu cầu du Xuân, thưởng ngoạn của người dân Thành phố và du khách từ 19g00 ngày 07/02/2024 đến 21g00 ngày 14/02/2024.

Điểm nhấn của đường hoa Nguyễn Huệ mùa Tết 2024 sẽ là linh vật rồng dài hơn 100m

Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) đã công bố thông tin chi tiết về thiết kế đường hoa Tết Giáp Thìn 2024. Trong đó, điểm nổi bật ở đường hoa năm nay sẽ là mô hình linh vật rồng với độ dài hơn 100 mét.

Lộ diện hình ảnh đường hoa phố đi bộ Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024

Đường hoa Nguyễn Huệ năm mới 2024 sẽ có 3 linh vật rồng khổng lồ mang hiệu ứng 'thở như thật' cùng nhiều khu vực chụp ảnh check-in thú vị.

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 chủ đề 'Xuân yêu thương, Tết sum vầy' sẽ phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân thành phố và du khách từ 19 giờ ngày 7-2-2024 đến 21 giờ ngày 14-2-2024.

Mang 'Xuân yêu thương, Tết sum vầy' đến đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024

Với chủ đề 'Xuân yêu thương, Tết sum vầy', Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Giáp Thìn 2024 sẽ chinh phục khách thưởng ngoạn với đại cảnh ấn tượng và tiểu cảnh đa dạng.

Ấn tượng hành trình trên đất phù sa

Hiện thực hóa ý tưởng tìm hiểu về thiên nhiên, lịch sử, con người… vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhóm phóng viên Ban đại diện báo Tiền Phong tại ĐBSCL mất hàng tháng đi thực tế khảo sát, nghiên cứu, hoàn thành loạt bài 9 kỳ 'Bên 9 miệng Rồng' – viết về 9 cửa sông Cửu Long, đăng tải trên nhật báo Tiền Phong. Đây là một trong những loạt bài dài nhất, kỳ công nhất của Ban từ trước đến nay…

Dòng sông nội địa nào dài nhất Việt Nam?

Đây là dòng sông nội địa dài nhất nước ta, chảy qua 10 tỉnh thành phố, có vị trí quan trọng về tài nguyên nước, nguồn điện năng, giao thông đường thủy.

Ai về Cù Lao Dung…!

Huyện Cù Lao Dung được định hướng phát triển chủ yếu về du lịch kết hợp đô thị, thương mại, dịch vụ và các mô hình nông nghiệp. Đây là vùng đặc biệt, vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng với tầm nhìn sẽ trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp và nơi đáng sống của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Bên 9 miệng Rồng - Kỳ cuối: Sứ mệnh Trần Đề

Là 'miệng rồng thứ 9' - cửa Trần Đề nơi cuối dòng sông Hậu ngày nay đóng vai trò quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi định hướng vận tải qua cửa Định An đang gặp nhiều trắc trở, cửa Trần Đề đang được kỳ vọng hội tụ đủ những yếu tố cần thiết, là cửa ngõ để miền Tây vươn ra biển lớn, kỳ vọng tạo nên đột phá cho tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đất Chín Rồng nói chung.

Bên 9 miệng Rồng - Kỳ 8: Đâu rồi Ba Thắc!

'Cửa Ba Thắc ngày xưa rộng lắm, tàu ghe qua lại tấp nập. Sau này, tự nhiên nổi lên bãi bồi, rồi lớn dần thành cái cồn án ngữ. Cửa biển ngày xưa giờ biến thành cửa sông nằm sâu trong cù lao vẫn đang bị bồi lấp dần', ông Lâm Văn Định, cư dân vùng cửa Ba Thắc (xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) nói.

Lan man xuôi dòng sông Hậu

Khi vào lãnh thổ Việt Nam ở ngã ba Long Bình (huyện An Phú, tỉnh An Giang), sông Hậu được chia thành hai dòng. Dòng chính chảy hướng đông nam, gọi là sông Bassac, còn có tên sông Bát Sắc, Ba Thắc. Dòng phụ chảy theo hướng tây nam, gọi là sông Bình Di, men theo biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, ôm gần một nửa cù lao tả ngạn.

Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á nằm ở tỉnh nào của Việt Nam?

Hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á là hẻm núi nằm trong thung lũng có nhiều cây cối và kiến tạo địa chất độc đáo nhất ở Việt Nam.

Hành trình khám phá 9 cửa sông ĐBSCL: Cung Hầu – Cổ Chiên – Hàm Luông – Ba Lai (Kỳ 2)

Sau hành trình khám cửa Trần Đề, cửa Ba Thắc và cửa Định An, trong ngày thứ hai của chuyến đi, tác giả tiếp tục 'chinh phục' cửa Cung Hầu, cửa Cổ Chiên, cửa Hàm Luông và cửa Ba Lai trên địa phận tỉnh Trà Vinh và Bến Tre.

Hành trình khám phá 9 cửa sông ĐBSCL: Trần Đề – Ba Thắc – Định An (Kỳ 1)

Từ trung tâm tỉnh Đồng Tháp, tác giả bắt đầu chuyến hành trình khám phá 9 cửa sông ĐBSCL tượng trưng cho chín con rồng đổ ra biển lớn. Trong bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu đến du khách cửa Trần Đề, cửa Ba Thắc và cửa Định An.

Khoan hòa - đặc điểm quan trọng để phát triển văn hóa - du lịch tỉnh Sóc Trăng

Một trong những điểm nổi bật của tỉnh Sóc Trăng là nét văn hóa đa dân tộc. Chính sự hòa trộn, giao thoa các đặc trưng tộc người trong quá trình cộng cư đã tạo nên một đời sống văn hóa có bản sắc và tiềm năng cho nhiều lĩnh vực. Trên nền tảng giao thoa giữa ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, các sản phẩm văn hóa ở Sóc Trăng vừa phục vụ cho đời sống cộng đồng nói chung vừa đáp ứng cho phát triển ngành du lịch nói riêng trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, để hạn chế những dự án du lịch chỉ nằm ở tầm sự kiện và vội lắng đọng sau thời gian khai trương; những sản phẩm du lịch có đời sống chỉ tính bằng ngày vì không có nguồn du khách ổn định, thì việc đi tìm một điểm mấu chốt cho phát triển du lịch tỉnh nhà là điều rất cần thiết. Chúng tôi cho rằng 'khoan hòa' chính là chìa khóa cho việc này.

Những món ăn độc đáo của người Khmer ở Nam Bộ

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những món ẩm thực đặc trưng. Nếu người Việt ở Nam bộ có món canh chua, cá kho tộ; người Hoa có món xá bấu (củ cải muối) hay dùng thường ngày, thì người Khmer ở Nam bộ có món mắm bò hóc.

Cần hơn 200.000 tỷ đồng để phát triển cảng biển ở Sóc Trăng

Tình Sóc Trăng vừa có cuộc họp để nghe đơn vị tư vấn báo cáo cuối kỳ việc nghiên cứu, đề xuất quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hấp dẫn dự án cảng biển Trần Đề

Theo quy hoạch của Chính phủ, cảng biển Trần Đề được định hướng đầu tư trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dự án sẽ thu hút hàng xuất nhập khẩu trực tiếp từ các cảng thuộc vùng sông Hậu và bán đảo Cà Mau, với khoảng 10-11,2 triệu tấn/năm, hàng container từ Campuchia thông qua khoảng 529.000 TEUs/năm; đồng thời đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhiên liệu cho các nhà máy điện của khu vực…

Sóc Trăng kêu gọi đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề

Khi đầu tư vào dự án cảng biển quốc tế Trần Đề, nhà đầu tư sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm; miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo…

Đảo Ngọt có 3 cửa biển

Đảo Ngọt thuở xa xưa ấy giờ là huyện Cù Lao Dung nằm giữa dòng sông Hậu mênh mang, hiền hòa.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại huyện Cù Lao Dung

Trong bối cảnh tương lai phải sống chung lâu dài với dịch Covid-19, nhu cầu an toàn và khỏe mạnh của du khách càng được chú ý hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, mục tiêu xây dựng và phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại huyện Cù Lao Dung nói riêng và tỉnh Sóc Trăng nói chung cũng đang được quan tâm khai thác tiềm năng sẵn có của từng địa phương.

Kỳ 1: Đảo Ngọt ngày ấy

Dọc theo tuyến đường Nam Sông Hậu đầy huyền thoại còn lưu dấu ấn đến hôm nay, ở giữa dòng sông Hậu chở nặng phù sa có rất nhiều dải đất cù lao xanh bạt ngàn cây trái. Từ bên bờ nhìn qua, trông các dải đất này giống như những 'ốc đảo xanh' giữa sông nước mênh mông với bốn bề biển nước và lộng gió. Trong số đó, lớn nhất là Cù Lao Dung mà những bô lão địa phương quen gọi là Đảo Ngọt với đơn vị hành chính cấp huyện có 8 xã, thị trấn nằm ở cuối lưu vực sông Mê Kông, giáp với biển Đông. Vùng đất này khá đặc biệt, gắn với nhiều chiến tích trong hai cuộc kháng chiến cứu nước khiến quân thù khiếp sợ mỗi khi nhắc đến; cũng gắn với không ít câu chuyện ly kỳ về chúa Nguyễn Ánh trong hành trình bôn tẩu và khai phá đất phương Nam, ngày nay vẫn còn tên gọi những địa danh ấy...

Câu chuyện du lịch: 'Đảo ngọc trên sông Hậu' chuyển mình làm du lịch

Nhắc tới Sóc Trăng, du khách nghĩ ngay đến chùa Dơi, chùa Đất Sét, chùa Chén Kiểu, chợ nổi Ngả Năm, lễ hội đua ghe ngo, bánh pía… mà ít ai nghĩ rằng, địa phương này có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và sinh thái đất ngập nước.

Tản mạn cùng Mỹ Xuyên

Tên gọi Mỹ Xuyên đi vào lịch sử với nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng thực tế, địa danh Mỹ Xuyên được hình thành từ việc hợp nhất hai làng Hòa Mỹ và Vĩnh Xuyên (lấy 2 chữ cuối mà hình thành tên gọi Mỹ Xuyên ngày nay) theo Nghị định ký ngày 18-4-1893 của chính quyền thực dân Pháp.

Những dòng sông khát…

Trước khi đổ ra biển Đông, thì dòng sông mẹ Mê Công theo thủy triều uốn lượn đưa nước về hạ nguồn Đồng bằng sông Cửu Long qua 9 nhánh rẽ: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Ba Thắc, Trần Đề.

Nghề dệt lụa ở Bến Tre dùng khung dệt tự động Jacquard từ năm 1929

Được người Khmer gọi là 'Sốc Tre', Bến Tre xưa cũng từng tồn tại nền giáo dục Nho học trước khi Pháp đến, là bản quán của những danh nhân Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản...

Địa danh 'Ba Thắc Cổ Miếu'

'Ba Thắc Cổ Miếu' (còn gọi là chùa Ông Ba Thắc), hiện tọa lạc tại ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên (Mỹ Xuyên), nhưng lối kiến trúc xây dựng không theo kiến trúc của một ngôi chùa. Gọi cho đúng hơn thì đây chính là một ngôi miếu cổ, nhỏ, bên trên biển ghi 'Ba Thắc Cổ Miếu'.

Đình Năm Ông

Đình Năm Ông hiện tọa lạc tại số 1, đường Võ Đình Sâm, Phường 8 (TP. Sóc Trăng). Đình được xây dựng năm 1760. Ban đầu chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ Quan Thánh Đế (tức Quan Công) với vật liệu thô sơ là cây, lá. Bởi thời đó khi tên đất tên làng còn chưa phân rõ ranh giới, người ở thưa thớt, nhiều thú dữ và rừng hoang vu thì ngôi đền nhỏ được xem như một sự hỗ trợ tinh thần thiêng liêng cho những người ở đây.