Thanh Hóa: Điều chỉnh tổng mức đầu tư Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa

Dự án có tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 501,67 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư là 116,94 tỷ đồng (chiếm 23,31%), vốn vay và huy động khác là 384,73 tỷ đồng (chiếm 76,69%).

Thanh Hóa đón hơn 600 nghìn lượt khách trong dịp nghỉ Tết

7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, toàn tỉnh Thanh Hóa đón được 635 nghìn lượt khách, thu 588 tỷ đồng.

Lên mường Trịnh Vạn nghe chuyện kể Cầm Bá Thước đánh giặc ngoại xâm

Là người con của đất mường Trịnh Vạn, nay là xã Vạn Xuân (Thường Xuân), Cầm Bá Thước - một trong những vị thủ lĩnh xuất sắc của đồng bào các dân tộc miền núi xứ Thanh trong phong trào Cần vương chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ 19. Trải qua thời gian gần 150 năm, trở về ngôi đền thiêng thờ ông nằm soi bóng xuống ngã ba sông, trong âm vang của núi rừng, hậu thế lại được nghe chuyện kể về vị dũng tướng năm xưa.

Danh thắng Cửa Đạt đón 5 vạn lượt khách dịp đầu xuân

Nằm soi bóng xuống ngã ba sông Chu và sông Đặt, đền Cửa Đạt (hay Cửa Đặt) là cách gọi quen thuộc của người dân, du khách khi về tham quan, chiêm bái Di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đền thờ Cầm Bá Thước và Bà chúa Thượng Ngàn tọa lạc trên vùng đất mường Chiềng Vạn, nay là xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Non nước Nhân Trầm - Cửa Đặt và dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên đất châu Thường

Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, vùng Nhân Trầm - Cửa Đặt (Thường Xuân) từng là địa điểm chiến lược quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ căn cứ Chí Linh bởi nơi đây có cả đường thủy, đường bộ dẫn lên phía sau núi, là hậu phương rộng lớn cho các hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.

Thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên

Miền núi xứ Thanh có nhiều hồ đập lớn, nhỏ và nhiều con sông lớn, như: sông Chu, sông Mã, sông Bưởi, sông Mực. Hiện nay, trên các con sông nhiều công trình thủy điện được xây dựng hoàn thành đi vào vận hành thương mại đã tạo ra hàng nghìn ha mặt nước. Đây là điều kiện thuận lợi để các loài thủy sản phát triển.

Nghĩ về miền tâm linh

Hành hương lễ Phật từ lâu đã trở thành nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt mỗi dịp đầu xuân. Hòa chung vào không khí tươi vui, rộn ràng ấy; như đã thành thông lệ, các địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trên địa bàn tỉnh lại nhộn nhịp đón chào du khách tìm đến dâng lễ cầu mong sức khỏe, bình an, hạnh phúc...

Lễ hội đầu năm – nét đẹp văn hóa Việt

Đầu năm dâng lễ đền, chùa là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Chính vì vậy, cứ mỗi độ xuân về, người dân lại nô nức đi lễ đền, chùa để cầu mong cho gia đình mình sức khỏe, bình an, may mắn và hạnh phúc.

Giữ gìn nét văn hóa trong lễ hội đầu xuân

Với người Việt, mùa xuân cũng đồng nghĩa với mùa lễ hội. Vì thế, hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, các lễ hội lại diễn ra khắp nơi, từ đô thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng núi cao. Và, từ lâu lễ hội đầu xuân đã được xem là nét văn hóa truyền thống đáng quý của dân tộc Việt Nam, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa cộng đồng.

'Thường Xuân – mùa lúa mới'

Thường Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách TP Thanh Hóa hơn 50 km về phía Tây Nam, gần Cảng Hàng không Thọ Xuân, có đường Hồ Chí Minh chạy qua là điều kiện thuận lợi để kết nối các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh. Thường Xuân có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, kết hợp với khí hậu miền núi mát mẻ, trong lành là lợi thế để phát triển du lịch.

Một vùng non nước Nhân Trầm – Cửa Đặt

Nằm dưới chân núi Róc - nơi hợp lưu giữa hai con sông Chu và sông Đặt, Nhân Trầm - Cửa Đặt từ xưa đã được biết đến là vùng đất có bề dày văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn.

Trong tiếng gió thu nơi đất trời kinh xưa

Câu ca 'hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi', từ lâu đã thôi thúc nhiều người mỗi tháng Tám âm lịch lại tìm về với đất kinh xưa.