Nét hiện đại của thành phố thuộc tỉnh trong nhóm nghèo nhất nước

Thành phố của một trong 3 tỉnh nghèo nhất Việt Nam (tính theo số hộ nghèo) gây sững sờ cho du khách khi có nhiều công trình đẹp, hiện đại mọc lên ngay trung tâm.

Mở đường vào bản

Những ngày này, có dịp trở lại vùng cao xứ Thanh mới cảm nhận hết được sự thay da đổi thịt trên từng bản làng. Sự đổi thay ấy được minh chứng qua những kết quả đạt được, mà nổi bật là những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp; những tuyến đường huyết mạch nối liền bản người Mông nằm trên 'lưng chừng núi' được cứng hóa đến từng cổng ngõ các hộ dân... Mở đường, được xem là điều kiện tiên quyết để đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Chuyện giảm nghèo ở ''lõi nghèo'' Lào Cai

Lào Cai có chín huyện, thị xã, thành phố thì có đến bốn huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ. Để giúp đồng bào sống ở các khu vực 'lõi nghèo' (gồm 10 xã nghèo nhất của bốn huyện) có điều kiện vươn lên thoát nghèo, cùng với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả cao.

Ban Dân tộc HĐND giám sát các công trình, dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại Hà Quảng

Ngày 15/4, Đoàn công tác Ban dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Bàn Quý Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát thực địa các công trình, dự án cấp nước sinh hoạt tập trung tại các xã trên địa bàn huyện Hà Quảng.

Nỗ lực mở đường lên bản Mông ở Quan Sơn

Đồng bào dân tộc Mông huyện Quan Sơn sinh sống ở 3 bản: Ché Lầu (xã Na Mèo), Mùa Xuân, Xía Nọi (xã Sơn Thủy). Những năm trước đây, đường lên các bản Mông còn nhiều vất vả, khó khăn, thì nay nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư, tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại, giao thương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.

Cán bộ cơ sở là cầu nối quan trọng giữa Đảng với Nhân dân

Xác định cán bộ cơ sở là người trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bởi vậy nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương phát triển.

Ngày mới ở bản Pa

Được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, trong những năm qua bản Pa, xã Tam Thanh (Quan Sơn) đã thay đổi diện mạo, hạ tầng cơ sở điện, đường, trường, trạm... được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào nơi đây không ngừng được nâng cao.

Tạo đà để người dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp giảm nghèo, nhất là chú trọng, phát huy các chính sách hỗ trợ, nguồn vốn ưu đãi, áp dụng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, mỗi hộ dân trong diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa dần phát huy được ý chí tự lực, cùng cấp ủy, chính quyền vững bước đi lên trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam: 68 năm phát triển bền vững cùng đất nước

68 năm qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia...

Nuôi lợn đen Lũng Pù với quyết tâm giảm nghèo ở Mèo Vạc

Hàng nghìn hộ dân ở Mèo Vạc (Hà Giang) đã thoát khỏi nghèo đói nhờ tham gia vào các mô hình chăn nuôi, trong đó phải kể tới mô hình nuôi lợn đen Lũng Pù. Những mô hình chăn nuôi hiệu quả bước đầu góp phần phát triển kinh tế, du lịch và giảm nghèo bền vững.

Lai Châu: Xe trọng tải lớn 'băm nát' đường biên giới

Xe quá khổ, quá tải thường xuyên hoạt động, 'băm nát' tuyến đường đến xã biên giới Pa Vệ Sủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Nhận được phản ánh, kiến nghị của cử tri, phóng viên Truyền hình Quốc hội đã đến địa bàn tìm hiểu sự việc.

Dang dở dự án giao thông thuộc Chương trình 30a do gặp rừng phòng hộ

Dự án giao thông thuộc Chương trình 30a tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư hơn 40 tỉ đồng đang thi công đã buộc phải dừng lại giữa chừng, vì đi qua rừng phòng hộ (rừng tự nhiên), diện tích rừng này chưa được Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tạo sinh kế, quyết tâm đưa Mường Lát thoát nghèo

Mường Lát muốn thoát nghèo bền vững phải tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, phá bỏ thành trì trông chờ, ỷ lại để người dân vươn lên phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và quê hương.

Nhiều chính sách hỗ trợ giống các loại cây dược liệu quý, hiếm để giảm nghèo bền vững

Phát triển dược liệu đã và đang được UBND tỉnh Lai Châu quan tâm, xác định là hướng đi phù hợp với tái cơ cấu, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của vùng, mang lại giá trị thu nhập cao; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người dân nhất là đối với bà con đồng bào dân tộc thiểu số.

'Khó vạn lần dân liệu cũng xong'

'Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong…' - Lời căn dặn của Bác Hồ đến nay vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của đồng bào Mông ở thôn vùng cao Nàng Cảng, xã Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai).

Đắk Lắk: Tạo động lực thoát nghèo cho huyện vùng sâu M'Drắk

Hệ thống hạ tầng giao thông được xây dựng, nâng cấp đã góp phần tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và đánh thức tiềm năng, thế mạnh của huyện nghèo M'Drắk của tỉnh Đắk Lắk.

Hiệu quả từ nguồn chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất ở huyện Điện Biên Đông

Gần đây, đời sống của người dân ở huyện Điện Biên Đông ngày càng phát triển. Có được điều đó nhờ thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc.

Trở lại Đầm Ròn

Theo chân Thiếu tá Vũ Hải Đăng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) xuống cơ sở thăm hỏi bà con vùng Đầm Ròn, (gồm xã Đạ Tông, Đạ Long, Đạ M'Rông) mới thấu hiểu được công việc các anh thường ngày vất vả không kể hết.

Kông Chro ưu tiên đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ và đời sống của người dân khu vực này được cải thiện rõ nét.

Thanh Hóa, điểm sáng nông thôn mới ở Bắc Trung bộ

Là tỉnh rộng thứ 5 cả nước với 27 đơn vị hành chính, với 11 huyện miền núi, trong đó có 6 huyện thuộc Chương trình 30a, Thanh Hóa đã nỗ lực vươn lên, trở thành điểm sáng vùng Bắc Trung bộ về xây dựng nông thôn mới.

Trường học tiền tỷ ở huyện biên giới bị xuống cấp

Được Nhà nước đầu tư xây dựng năm 2012 theo Chương trình 30a (Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), đến nay một số hạng mục cơ sở vật chất tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Mường Lát đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều vướng mắc trong giải ngân đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia

Hiện nay, tiến độ giải ngân đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh vẫn chậm. Nhiều cơ quan, đơn vị chưa thực hiện giải ngân, hoặc giải ngân thấp hoặc không đạt cam kết. Để đẩy nhanh tiến độ, địa phương cần được hỗ trợ gỡ các vướng mắc.

Mở hướng thoát nghèo từ chăn nuôi đại gia súc

Những năm qua, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, vận động, các chính sách hỗ trợ lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia, nông dân huyện Mường Chà đang đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình mà còn góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi của huyện phát triển theo hướng bền vững.

Phát huy hơn vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Làm việc với các địa phương miền núi trên địa bàn về Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh Thanh Hóa ghi nhận nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, nhất là những tiêu chí cần nguồn lực đầu tư lớn, như: giao thông, thu nhập, môi trường… Đoàn giám sát kiến nghị UBND tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt việc lồng ghép nguồn lực, ổn định sinh kế để phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Thủ lĩnh Đoàn và những mùa cam nơi biên viễn

Những vườn cam vàng trĩu mùa sai quả nằm trên vùng biên viễn là sự khởi nghiệp của nhiều thanh niên dân tộc thiểu số trẻ, nhưng nhờ được kết nối từ một thủ lĩnh Đoàn đầy nhiệt tâm và nhiều ý tưởng, họ đã làm cho vùng biên viễn này ngày càng giàu đẹp hơn.

Tân Sơn nỗ lực thoát nghèo

Tân Sơn là huyện miền núi của tỉnh với tổng diện tích tự nhiên trên 68 nghìn ha, có 17 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi gồm 26 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm 83,5%. Từ năm 2008, Tân Sơn là một trong 64 huyện nghèo được thụ hưởng Chương trình 30a của Chính phủ.

Thực hiện tốt công tác giảm nghèo

Với quyết tâm 'Không để ai bị bỏ lại phía sau', các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban MTTQ và các tổ chức, đoàn thể, cá nhân từ tỉnh tới cơ sở đã tích cực hưởng ứng phong trào, phát huy tinh thần đại đoàn kết, huy động mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ, giúp đỡ, tạo động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Con đường hy vọng

Bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện vùng biên Quan Sơn (tỉnh Thanh Hóa) bao năm qua gần như tách biệt với thế giới bên ngoài bởi không có đường đi lại. Qua hàng trăm năm phải di chuyển bằng những con đường đất ngoằn ngoèo. Tuy nhiên, đến nay Bản Ché Lầu đã đổi thay hoàn toàn.

Hà Giang: Đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững

Với trên 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với nhiều thôn đặc biệt khó khăn khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sẽ tạo sức bật để đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Xuân Nha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Lựa chọn được giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương, cùng với sự năng động, tích cực của nông dân, xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ đang từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây công nghiệp theo hướng hàng hóa, đem lại thu nhập ổn định cho các hộ dân.

Huyện Tân Lạc hỗ trợ nguồn sinh kế bền vững cho hộ nghèo

Đồng chí Lê Chí Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Sau giai đoạn 2016 - 2020, các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững (GNBV) tại các xã, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Tân Lạc tiếp tục duy trì hiệu quả. Cùng với những chính sách giảm nghèo khác, hoạt động hỗ trợ từ dự án đã từng bước cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 8,69%, bình quân thu nhập đầu người đạt 50 triệu đồng/năm.