An Giang phát triển hạ tầng du lịch

Để du lịch (DL) thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài tiềm năng sẵn có, tỉnh An Giang đang nỗ lực xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ DL hoàn chỉnh, bao gồm: Hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin, tăng cường quảng bá sản phẩm DL, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... nhằm thu hút nhà đầu tư, du khách đến với vùng đất đầu nguồn sông Cửu Long.

An Giang tăng cường quảng bá du lịch

Nhằm góp phần đưa du lịch (DL) trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, UBND tỉnh An Giang yêu cầu các cấp, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác quảng bá các điểm đến, sản phẩm DL của tỉnh. Đến nay, công tác này đạt được những kết quả nhất định.

An Giang nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân

Thời gian qua, hoạt động văn hóa - văn nghệ trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đơn vị quan tâm lãnh, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động. Qua đó, từng bước đẩy lùi hủ tục lạc hậu, bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

An Giang nâng cao hiệu quả thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở

Những năm qua, An Giang từng bước hoàn thiện dần cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức các hoạt động văn hóa - thể thao (VH-TT). Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, nội dung thiết thực, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển phong trào văn hóa - văn nghệ (VHVN), thể dục - thể thao (TDTT) phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Châu Đốc chuẩn bị Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) đang triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2024 kết hợp kỷ niệm 10 năm lễ hội này được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (2014 - 2024).

An Giang phát triển du lịch thông minh, hiện đại

UBND tỉnh vừa khai trương cổng thông tin du lịch (DL) thông minh có địa chỉ http://checkinangiang.vn và ứng dụng DL thông minh 'Check in An Giang' trên thiết bị di động. Việc ra đời cổng thông tin và ứng dụng DL thông minh đánh dấu bước phát triển từ DL truyền thống sang ứng dụng công nghệ để phục vụ hiệu quả cho du khách, người dân và doanh nghiệp (DN).

An Giang phát triển phong trào thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, các cấp, ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh An Giang quan tâm phát triển phong trào thể dục - thể thao (TDTT) quần chúng ở cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Qua đó, từng bước khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc, nâng cao tỷ lệ đồng bào DTTS tham gia tập luyện TDTT, góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

An Giang phát triển du lịch thông minh

Cổng thông tin du lịch (DL) và Ứng dụng DL thông minh trên thiết bị di động tỉnh An Giang vừa chính thức đưa vào sử dụng. Qua đó, thúc đẩy gia tăng các trải nghiệm của du khách, nâng cao chất lượng phục vụ, tăng tính tương tác giữa du khách và các đơn vị, doanh nghiệp (DN) DL. Đồng thời giới thiệu, quảng bá hình ảnh DL An Giang đến với đông đảo các đơn vị, DN DL, người dân, du khách... trong và ngoài nước.

Sôi nổi Hội thao ngành văn hóa, thể thao và du lịch An Giang

Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, hấp dẫn, Hội thao ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) tỉnh An Giang năm 2024 kết thúc tốt đẹp. Hội thao tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức giao lưu học tập kinh nghiệm, đoàn kết, rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

An Giang liên kết phát triển du lịch

UBND tỉnh An Giang đã triển khai chương trình liên kết, hợp tác phát triển du lịch (DL) giữa TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL năm 2024. Qua đó, nhằm kết nối các điểm đến, dịch vụ DL thành tour, tuyến để quảng bá, thu hút du khách đến An Giang.

An Giang đẩy mạnh chuyển đổi số trong du lịch

Những năm qua, ngành du lịch (DL) tập trung đẩy mạnh công tác chuyển đổi số và đạt được những kết quả tích cực. Trong đó, việc ra mắt Cổng thông tin DL tỉnh An Giang trong năm 2024 sẽ góp phần đưa hoạt động DL tỉnh nhà tiếp cận du khách dễ dàng, phù hợp thời đại công nghệ số.

Quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2024

'Năm 2024, ngành văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch An Giang tiếp tục nỗ lực, quyết tâm triển khai các giải pháp mang tính đột phá, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025) và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội' - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Khánh Hiệp quyết tâm.

Vui tươi các hoạt động văn hóa, thể thao đầu Xuân

Từ đầu năm đến nay, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du Xuân vui tươi, ý nghĩa phục vụ Nhân dân. Các hoạt động đã thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Sôi nổi các hoạt động văn hóa - thể thao mừng Xuân

Để tạo không khí vui tươi, phấn khởi chào đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024; cổ vũ, động viên toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp các địa phương, đơn vị tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết.

Quyết tâm bứt phá năm 2024

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bứt phá thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm (2021 - 2025). Dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội mới mở ra. Các chính sách từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) lan tỏa tác động tích cực, hỗ trợ, tạo điều kiện để doanh nghiệp (DN) tham gia đầu tư và mở rộng sản xuất - kinh doanh. Với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, An Giang quyết sẽ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đã đề ra.

An Giang phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

An Giang được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng, núi non hùng vĩ, nhiều dân tộc, tôn giáo cùng chung sống lâu đời, tạo ra những giá trị văn hóa đặc sắc. So với các địa phương khác, An Giang có nhiều tiềm năng phát triển du lịch (DL) với lợi thế khác biệt rõ nét về mặt địa hình, khi vừa có đồng bằng và đồi núi. Chính sự khác biệt này đã tạo điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xây dựng mô hình làng văn hóa 4 dân tộc phục vụ phát triển du lịch An Giang

Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp Viện Công nghệ cao Hutech (Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh) vừa tổ chức Hội thảo khoa học, với chủ đề 'Xây dựng và phát triển mô hình làng văn hóa 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer phục vụ phát triển du lịch (DL) tỉnh An Giang: Thực tiễn và giải pháp'.

Tạo không khí hân hoan đón chào năm mới

Nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho quần chúng nhân dân đón chào Xuân mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa - nghệ thuật của người dân, UBND tỉnh sẽ tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật và bắn pháo hoa đón giao thừa Xuân Giáp Thìn 2024.

Thể thao mừng Đảng, mừng Xuân

Mừng Đảng - mừng Xuân Giáp Thìn 2024, các ban ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, thi đấu thể dục - thể thao (TDTT) trên tinh thần an toàn, tiết kiệm. Qua đó, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc…

Ngành du lịch An Giang kỳ vọng bứt phá năm 2024

Năm 2024, ngành du lịch (DL) An Giang kỳ vọng tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ hơn so năm 2023, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của kinh tế của tỉnh.

Quy hoạch tỉnh An Giang - tư duy và tầm nhìn mới

Việc công bố Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, đánh dấu bước thể chế hóa, khái quát hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu phát triển, là cơ sở cho công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội về lâu dài. Thực hiện đúng quy hoạch để đưa An Giang vươn tầm phát triển là cách để tri ân với những đóng góp to lớn của con người, vùng đất truyền thống này cho đất nước.

Nghề dệt thổ cẩm người Chăm Châu Phong được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) An Giang phối hợp UBND TX. Tân Châu đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL ghi danh 'Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam' và 'Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm xã Châu Phong' vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Phát huy vai trò động lực phát triển

Năm 2023, toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) tiếp tục thay đổi căn bản, toàn diện tư duy 'làm văn hóa' sang 'quản lý nhà nước về văn hóa'. Toàn ngành tham mưu 'trúng, đúng, kịp thời' cho cấp ủy Đảng trong việc cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về văn hóa. Công tác xây dựng môi trường văn hóa gắn với xây dựng con người văn hóa đã đi đúng hướng, lấy địa bàn cơ sở làm trọng tâm, Nhân dân là chủ thể.

An Giang phát động Hội thi vẽ tranh theo sách từ vật liệu thiên nhiên

Sở VH-TT&DL An Giang phát động Hội thi Vẽ tranh theo sách từ vật liệu thiên nhiên dành cho học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh.

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Những năm qua, An Giang luôn quan tâm, chú trọng công tác phát triển văn hóa, tăng cường đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc.

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2024

Sáng 3/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) do Bộ VH-TT&DL tổ chức. Tại điểm cầu tỉnh An Giang do Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy và Giám đốc Sở VH-TT&DL An Giang Nguyễn Khánh Hiệp chủ trì.

Năm mới, quyết tâm mới

Năm 2023, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) An Giang thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị. Đây là tiền đề để toàn ngành quyết tâm, nỗ lực hơn, phấn đấu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu năm 2024.

Nâng giá trị nghệ thuật sân khấu Dì Kê

Từ loại hình diễn xướng dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nghệ thuật sân khấu Dì Kê trở thành món ăn tinh thần độc đáo của cộng đồng DTTS Khmer An Giang, gắn kết với các dân tộc khác. Khi được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghệ thuật đặc sắc này càng có điều kiện phát huy giá trị.

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

'Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam TX. Tân Châu và huyện An Phú' được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhằm quảng bá, tôn vinh giá trị đặc sắc của loại hình di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm Islam.

An Giang có thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật trình diễn sân khấu Dì Kê của người Khmer xã Ô Lâm (Tri Tôn, An Giang) được ghi nhận vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Thể thao quần chúng phát triển đa dạng

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) An Giang Nguyễn Khánh Hiệp khẳng định, các cấp, ngành, địa phương chú trọng đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động 'Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại', gắn với phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư' và xây dựng nông thôn mới. Thể hiện rõ nét ở việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế TDTT, từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện TDTT trong Nhân dân. Các môn thể thao được nhiều người dân lựa chọn, như: Thể dục dưỡng sinh, bóng đá, bóng chuyền, bóng chuyền hơi, cầu lông, xe đạp, võ thuật, bơi lội…

Dấu ấn nổi bật của ngành văn hóa, thể thao và du lịch An Giang

Năm 2023, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) tỉnh An Giang nỗ lực triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Qua đó, tạo dấu ấn tích cực, đóng góp những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh.

Người Chăm An Giang có thêm niềm vui mới

Bên cạnh niềm vui được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm ở An Giang còn đón niềm vui mới khi 'Nghi lễ vòng đời người Chăm Islam' và 'Nghề dệt thổ cẩm của người Chăm, xã Châu Phong' đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

An Giang: Nửa nhiệm kỳ của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Giai đoạn 2020 - 2023, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) An Giang tập trung nỗ lực cao độ, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết XI Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Toàn ngành đã triển khai nhiều giải pháp đột phá, sáng tạo nhằm hoàn thành các nhiệm vụ theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.

An Giang bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử

An Giang đã triển khai các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) với hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, giúp loại hình nghệ thuật ĐCTT phát triển đúng định hướng, tính chất, bảo lưu những giá trị nghệ thuật truyền thống hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần nâng cao đời sống, mức hưởng thụ văn hóa của người dân.

Thêm sản phẩm du lịch cho vùng Bảy Núi

Là sự kiện được tổ chức lần đầu, Giải chạy địa hình núi Cấm năm 2023 (Cam Mountain Trail 2023) đã mang đến những trải nghiệm khó quên cho các runner (thuật ngữ để chỉ những người chạy bộ). Với chủ đề 'Về với thiên nhiên vùng Bảy Núi', giải đấu đã ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng các runner, hứa hẹn sẽ là sản phẩm du lịch (DL) mới của An Giang trong thời gian tới.

An Giang phát triển mới các sản phẩm du lịch

Từ đầu năm đến nay, ngành du lịch (DL) tỉnh An Giang tiếp tục phục hồi, lượng du khách tăng dần đã tạo tiền đề phát triển DL bền vững thông qua việc đẩy mạnh đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng DL, nâng chất, đa dạng các sản phẩm DL.

An Giang: Những 'quả ngọt' của ngành văn hóa, thể thao và du lịch

Từ đầu năm đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) An Giang tập trung triển khai thực hiện, điều hành và giám sát có hiệu quả, kịp thời các chủ trương, chiến lược, các văn bản phát triển ngành. Tập trung công tác quản lý nhà nước, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, tổ chức các sự kiện VH-TT&DL phục vụ kỷ niệm, lễ hội truyền thống… phù hợp tình hình thực tế.

An Giang khai thác tiềm năng du lịch tâm linh

Những năm gần đây, các khu du lịch (DL) văn hóa tâm linh có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo được hình thành ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, với quy mô rất lớn, thu hút được sự quan tâm của dư luận và đông đảo quần chúng nhân dân. Việc phát triển các khu DL văn hóa tâm linh để thu hút DL, góp phần phát triển kinh tế, gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương là chủ trương có ý nghĩa tích cực.

An Giang sẽ tháo dỡ loạt homestay không phép trên núi Cấm

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh An Giang, tỉnh đã chỉ đạo UBND thị xã Tịnh Biên xây dựng kế hoạch, phương án, thời gian xử lý, tháo dỡ những homestay không phép trên núi Cấm.

An Giang bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử - văn hóa

Thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Trung ương về 'Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước', thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, di sản trên địa bàn An Giang đạt nhiều kết quả. Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di tích, di sản văn hóa trong toàn dân.

An Giang phát triển ngành công nghiệp 'không khói'

Thời gian qua, ngành du lịch (DL) An Giang có sự phục hồi sau thời gian ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 và phát triển các lĩnh vực hoạt động lưu trú DL, lữ hành, tham quan DL... Tỉnh đang tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đầu tư phát triển ngành công nghiệp 'không khói' trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Loạt homestay trên núi Cấm ở An Giang bất ngờ bị dừng hoạt động

Chính quyền địa phương vừa yêu cầu các homestay trên núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) dừng hoạt động đón khách. Nhiều chủ homestay cho rằng, việc này khiến họ gặp khó khăn, không biết ứng xử ra sao với khách đã đặt phòng từ trước.

An Giang giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang các nhiệm kỳ đều xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển văn hóa. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), nửa nhiệm kỳ qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) tỉnh đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Để người dân làm du lịch chuyên nghiệp hơn

Bên cạnh việc đầu tư hạ tầng giao thông, đa dạng hóa sản phẩm để khai thác thế mạnh du lịch (DL), ngành chuyên môn và các địa phương trong tỉnh quan tâm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, mục tiêu cần ưu tiên là trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để người dân hoạt động trong lĩnh vực DL trở nên chuyên nghiệp hơn trong quá trình phục vụ.

'Muốn đi xa, phải đi cùng nhau'

Nhằm tạo động lực phát triển 'ngành công nghiệp không khói', tỉnh An Giang thường xuyên đẩy mạnh liên kết, quảng bá sản phẩm mới. Trong đó, tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) kinh doanh du lịch (DL) trong tỉnh, song song với việc tìm kiếm đối tác khu vực ĐBSCL và cả nước.

Phát triển đa dạng phong trào thể dục - thể thao quần chúng

Những tháng đầu năm 2023, phong trào thể dục - thể thao (TDTT) trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp tục phát triển rộng khắp, thu hút đông đảo nhân dân tham gia tập luyện. Bên cạnh đó, thể thao thành tích cao có những bước tiến mạnh mẽ ở đấu trường trong nước và quốc tế.

Khởi sắc du lịch An Giang

Du lịch (DL) An Giang đã và đang khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ DL Việt Nam, có nhiều điểm đến hấp dẫn, nằm trong 'tốp 10' địa phương thu hút khách DL nhiều nhất cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2023, An Giang đón khoảng 6 triệu lượt khách, (tăng 15% so cùng kỳ, đạt 75% so kế hoạch). Trong đó, khách quốc tế đón khoảng 12.000 lượt (đạt 100% so kế hoạch). Sự phát triển của ngành DL đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch An Giang

Với tiềm năng du lịch (DL) phong phú, An Giang thu hút hàng triệu du khách trong, ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm hàng năm. Do đó, ngành DL địa phương đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ du khách quanh năm, chứ không lệ thuộc vào mùa hành hương như trước đây.

Ngành văn hóa quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2023

6 tháng đầu năm 2023, ngành văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT&DL) tỉnh An Giang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các nhiệm vụ năm 2023 của Bộ VH-TT&DL, chương trình công tác năm 2022 của UBND tỉnh. Tập trung triển khai công tác tuyên truyền, cổ động và tổ chức tốt các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Động lực để phát triển du lịch An Giang

Nhằm tạo đà để 'ngành công nghiệp không khói' của tỉnh bứt phá trong tương lai, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang đẩy mạnh công tác xúc tiến và đa dạng hóa sản phẩm du lịch (DL), góp phần thu hút du khách đến với An Giang.

Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch

An Giang có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch (DL). Thời gian qua, tỉnh triển khai nhiều chính sách thu hút đầu tư phát triển 'ngành công nghiệp không khói'. Hiện nay, tỉnh đang tập trung xây dựng hạ tầng thiết yếu, thực thi các cơ chế, chính sách hỗ trợ ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực DL.

An Giang tăng cường phổ cập bơi cho trẻ em

Dịp hè là khoảng thời gian thuận lợi nhất để các địa phương, trường học tích cực tổ chức lớp phổ cập bơi cho trẻ em, với nhiều hình thức, mục tiêu nhằm trang bị cho các em kỹ năng bơi cơ bản và kiến thức ứng phó với tai nạn xảy ra trên sông nước.

An Giang tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch

6 tháng đầu năm 2023, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang tham mưu tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch (DL). Trong đó, nổi bật là kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước để phát triển giao thương, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp (DN) ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh.