Thực hiện hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do

Việc thực thi Hiệp định thương mại tự do (FTA), có ý nghĩa quan trọng, mở ra nhiều cơ hội để tăng trưởng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương tỉnh Sơn La đã quán triệt nghiêm túc, tập trung thực hiện Hiệp định thương mại tự do với các cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng thị trường; khai thác các ưu đãi để tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trong hoạt động xuất, nhập khẩu cho địa phương.

Những mùa cây trái tiền tỷ trên đất dốc ở Sơn La

Gần 4 năm qua, HTX nông nghiệp Ngọc Hoàng (Mai Sơn, Sơn La) xuất khẩu thành công hơn 600 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Pháp, Anh, Nga, Hàn Quốc. Hoạt động hiệu quả giúp HTX nâng cao thu nhập, làm giàu cho hàng trăm thành viên, hộ dân liên kết.

Mai Sơn đẩy mạnh kinh tế đối ngoại

Thực hiện công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huyện Mai Sơn tập trung tạo dựng môi trường đầu tư thuận lợi, phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư vào địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng NTM gắn với ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là huyện có tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai bằng phẳng, thổ nhưỡng màu mỡ, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 95,2% đất tự nhiên. Có nhiều lợi thế để phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, vùng nguyên liệu gắn liền với nhà máy chế biến. Dó đó, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện trong thời gian qua đã tạo được sự lan tỏa, tạo cú hích cho phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao trên quy mô lớn.

Xây dựng nhãn hiệu 'Thanh long Sơn La'

Cùng với các loại trái cây của tỉnh như xoài, nhãn, chuối, chanh leo... được xuất khẩu ra nước ngoài, gần đây, thanh long Sơn La cũng được tiếp cận, xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Tỉnh đang từng bước hoàn thiện thủ tục xây dựng nhãn hiệu 'Thanh long Sơn La', tạo động lực để người trồng thanh long, các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục đưa trái cây này chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế HTX góp phần xây dựng nông thôn mới

Thực tiễn đã cho thấy các hợp tác xã kiểu mới đã đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương trên cả nước. Theo đó, nếu giai đoạn trước chú trọng đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, thì 2021-2025 sẽ chú trọng vào phát triển kinh tế nông thôn, trong đó KTTT, HTX đóng vai trò chủ đạo.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Những năm qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân, HTX ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng diện tích cây ăn quả theo hướng bền vững. Nhiều sản phẩm xây dựng được thương hiệu và từng bước khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong nước và thế giới.

Mai Sơn mở rộng mã số vùng trồng xuất khẩu

Hiện nay, huyện Mai Sơn có gần 11.000 ha cây trồng các loại, sản lượng trên 54.000 tấn/năm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các HTX, doanh nghiệp và nhân dân phát triển sản xuất theo hướng chuyên canh, tăng cường quản lý, rà soát, cấp mã số vùng trồng mới, để xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế.

'Lối mở' cho thanh long ruột đỏ xuất khẩu

Năm 2016 HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng, tại xã Nà Bó, huyện Mai Sơn được thành lập với 10 thành viên liên kết trồng cây ăn quả và 5,5ha thanh long. Đến nay HTX đã phát triển lên 200 thành viên, ngoài trồng 86 ha thanh long tại huyện Mai Sơn, HTX còn liên kết với hơn 100 hộ dân tại các huyện Thuận Châu, Mộc Châu và Yên Châu trồng hơn 100ha thanh long. HTX đang thực hiện việc chuyển sang sản xuất hữu cơ và kết nối với các đơn vị mở đường cho thanh long ruột đỏ xuất khẩu ra thị trường các nước.

Phát huy vai trò của hợp tác xã trong liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản

Toàn tỉnh đang có 665 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với hơn 1.000 thành viên. Tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đã chủ động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh; từng bước sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương, như: Chè, xoài, chanh leo, thanh long...

Chiềng Pha chọn hai khâu đột phá

Thực hiện đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng ủy xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu đã cụ thể hóa trong thi đua phát triển kinh tế, xã hội, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Phương châm 'Đảng viên đi trước, làng nước theo sau' ở Đảng bộ xã Chiềng Sung

Đảng bộ xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn có 16 chi bộ, 285 đảng viên. Thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị, Đảng ủy xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể, gắn việc học và làm theo Bác với công tác lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ tại địa phương.

Thuận Châu chuẩn bị vào vụ thanh long ruột đỏ

Chỉ còn hơn một tuần nữa là cây thanh long ruột đỏ ở Thuận Châu sẽ cho thu hái quả chính vụ. Thời điểm này, nông dân các xã trên địa bàn huyện đang tập trung chăm sóc thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ để đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Chiềng Pha mở rộng diện tích cây ăn quả

Nhiều hộ dân ở xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, đã tập trung cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả chất lượng cao, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Thuận Châu chăm sóc thanh long xuất khẩu

Thanh long ruột đỏ ở Thuận Châu mới 'bén rễ' được vài năm trở lại đây, nhưng đã khẳng định được thương hiệu, không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang thị trường các nước: Nga, Trung Quốc. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông dân huyện Thuận Châu vẫn tiêu thụ trên 400 tấn thanh long; trong đó, đã xuất khẩu 20 tấn, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới hiệu quả

20 năm thực hiện Nghị quyết số 13 Trung ương 5, khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn Sơn La đã có bước ngoặt lớn. Các hợp tác xã đã chủ động trong xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế, nhu cầu thị trường, gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững.

Phát triển mạnh kinh tế tập thể

Kinh tế tập thể, nòng cốt là các hợp tác xã của tỉnh sau 20 năm phát triển đã ngày càng phát triển và thực sự đi vào đời sống người dân, tạo chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

'Giấy thông hành' để sản phẩm nông sản xuất ngoại

Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận là sự khẳng định về danh tiếng và chất lượng sản phẩm, hoàn thiện khung pháp lý, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động cung cấp các sản phẩm nông sản của tỉnh vươn ra thị trường trong nước và quốc tế. Những năm qua, tỉnh Sơn La đã xây dựng, ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị kết hợp với đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhiều sản phẩm nông sản.

Thanh long Thuận Châu chinh phục thị trường Nga

Ngày 20/8, nông dân huyện Thuận Châu tiếp tục xuất khẩu 10 tấn thanh long ruột đỏ sang thị trường Nga. Đây là tín hiệu vui đối với người nông dân, nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc tiêu thụ nông sản đang gặp nhiều khó khăn.

Liên kết tạo chuỗi cung cầu bền vững

Những năm qua, tỉnh Sơn La luôn quan tâm hướng dẫn, khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân thành lập các HTX liên hiệp các hợp tác xã, kết nối với các doanh nghiệp tạo thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, đảm bảo đầu ra sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Diễn đàn nông nghiệp 4.0 'Kết nối cung cầu – Nâng tầm nông sản Sơn La'

Ngày 2/7, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Truyền hình Quốc hội Việt Nam, UBND tỉnh Sơn La tổ chức chương trình Diễn đàn nông nghiệp 4.0 với chủ để 'Kết nối cung cầu – Nâng tầm nông sản'. Chương trình kết nối điểm cầu Hà Nội và Sơn La, được phát sóng trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, trang web của Truyền hình Quốc hội Việt Nam quochoitv.vn, trên fanpage Truyền hình Quốc hội Việt Nam và 365 fin.

Thuận Châu chuẩn bị cho vụ thu hoạch thanh long ruột đỏ

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là cây thanh long ruột đỏ ở Thuận Châu sẽ cho thu hái những lứa quả đầu tiên. Thời điểm này, nông dân các xã Chiềng Pha, Phổng Lái, Chiềng Ly đang tập trung chăm sóc quả thanh long ruột đỏ theo hướng hữu cơ để đảm bảo tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sản xuất hữu cơ - hướng đi bền vững của nông nghiệp

Vài năm trở lại đây, cụm từ 'nông nghiệp hữu cơ' là từ khóa mới trong sản xuất nông nghiệp ở Sơn La, nhằm tạo ra nông sản an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại lợi ích đối với sức khỏe con người, góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế.

EVFTA - Cơ hội cho nông sản Sơn La

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) mang đến không ít cơ hội đan xen cả thách thức cho nông sản Việt. Làm thế nào để nông sản Sơn La nắm bắt được cơ hội và chinh phục thị trường EU đầy tiềm năng là nhiệm vụ đặt ra đối với cả nhà quản lý và người nông dân.

Đưa thanh long ngược núi

Nhắc đến trái thanh long, người ta thường nghĩ ngay tới Bình Thuận, vùng đất của nắng và gió cát. Thế nhưng, một vài năm trở lại đây người dân Sơn La đã đưa cây thanh long ngược núi thành công, trở thành một đặc sản của mảnh đất vùng cao này.

Điểm sáng nông nghiệp vùng đồi núi Sơn La

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo nhiều dấu ấn đậm nét.

Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mai Sơn năm 2020

Ngày 30/11, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP huyện Mai Sơn đã tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020.

Thanh long ruột đỏ Thuận Châu liên tiếp 'ghi điểm'

Thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, những năm gần đây, huyện Thuận Châu gặt hái được nhiều thành công khi sản phẩm nông nghiệp được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan... Đặc biệt, năm 2020 sản phẩm thanh long ruột đỏ của huyện Thuận Châu liên tiếp 'ghi điểm' khi bảo đảm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nga và nhận được phản hồi tích cực của khách hàng, mở ra cơ hội cho cây thanh long ruột đỏ phát triển bền vững.

Nỗ lực đưa trái cây 'xuất ngoại'

Tìm kiếm thị trường mới, đưa các loại trái cây xuất ngoại là một trong những hướng đi quan trọng đang được Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng một số địa phương đẩy mạnh