Intel và Viện Nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thống nhất xây dựng một cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) bán dẫn tiên tiến tại quốc gia Đông Á, nhằm tận dụng thế mạnh của Nhật Bản trong sản xuất thiết bị đúc và ngành công nghiệp vật liệu.
Các nhà sản xuất thiết bị và công ty vật liệu sẽ trả phí để sử dụng trung tâm nghiên cứu này cho mục đích tạo mẫu và thử nghiệm chất bán dẫn.
Nhà sản xuất chip Intel của Hoa Kỳ và một viện nghiên cứu quốc gia Nhật Bản, sẽ cùng nhau xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển chip tiên tiến. Đây là lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh.
Viện Khoa học và Công nghệ Công nghiệp Tiên tiến Quốc gia Nhật Bản sẽ điều hành trung tâm trong khi Intel sẽ cung cấp chuyên môn về sản xuất chip bằng công nghệ quang khắc cực tím (EUV).
Những hạn chế mới nhất của Mỹ với việc xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) đến Trung Quốc đã biến card đồ họa trở thành một trong những mặt hàng được săn lùng nhiều nhất ở Hoa Cường Bắc, chợ bán buôn điện tử lớn nhất thế giới.
Ngày 6/3, hãng tin Bloomberg đưa tin, chính phủ Mỹ đã yêu cầu nhà sản xuất thiết bị chip bán dẫn ASML của Hà Lan không được cung cấp dịch vụ như sửa chữa, bảo trì các trang thiết bị đã bán cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ đang đẩy mạnh yêu cầu đối với các đồng minh bao gồm Hà Lan, Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản mở rộng hơn các hạn chế với việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ bán dẫn, nỗ lực gây tranh cãi và đang nhận phản đối từ một số quốc gia, theo những người quen thuộc với vấn đề này.
Một 'cuộc chiến' bằng sáng chế trị giá hàng tỷ USD đã nổ ra về một công nghệ có thể thay đổi tương lai của ngành sản xuất chip, khiến Đại học Mỹ phải đối đầu với một công ty sắp thuộc sở hữu của một quỹ được Chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn.
Tập đoàn PSMC của Đài Loan và đối tác Nhật Bản SBI Holdings đã chọn một địa điểm ở miền bắc Nhật Bản để xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 800 tỷ yên (5,3 tỷ USD).
Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Powerchip của Đài Loan và tập đoàn tài chính SBI Holdings công bố khoản đầu tư trị giá 5,3 tỷ USD để thúc đẩy ngành bán dẫn tại Nhật Bản...
Chiến lược bán dẫn của Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh đến việc củng cố nền tảng công nghệ bán dẫn thế hệ tiếp theo, trong đó nhấn mạnh đến việc theo đuổi hợp tác quốc tế.
Tập đoàn công nghệ Toshiba cho biết, thương vụ mua lại tập đoàn này với trị giá 13,5 tỉ USD của một nhóm nhà đầu tư trong nước đã kết thúc thành công.
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang đẩy mạnh tái cấu trúc khiến các hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) cả trong và ngoài nước gia tăng nhanh chóng.
Các công ty vật liệu sản xuất bán dẫn Nhật Bản chiếm thị phần lớn trên toàn cầu, song đang trở thành mục tiêu thâu tóm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Nhật Bản đã tăng 80%, đạt 6.800 tỉ yen (47 tỉ đô la Mỹ) trong nửa đầu năm 2023 trong bối cảnh các doanh nghiệp nước này đang đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng giá cổ phiếu.
Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản nhất trí thắt chặt hợp tác ở một số công nghệ quan trọng như chip bán dẫn, điện toán hiệu suất cao, trí tuệ nhân tạo (AI), cáp quang biển. Động thái này diễn ra khi EU tìm cách giảm rủi ro phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng ở Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ hạn chế xuất khẩu hai loại kim loại quan trọng dùng để sản xuất chất bán dẫn, Bộ Thương mại nước này thông báo vào cuối ngày 3/7.
Nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Nhật Bản JSR thông báo Tập đoàn đầu tư Nhật Bản (JIC) - quỹ đầu tư được chính phủ nước này hậu thuẫn sẽ mua JSR với giá 6,3 tỷ USD để củng cố chuỗi cung ứng chip.
JSR - công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu của Nhật Bản - có có kế hoạch thúc đẩy tái cơ cấu ngành sản xuất chip với sự hỗ trợ từ Tập đoàn đầu tư JIC được Chính phủ Nhật Bản hậu thuẫn.
Những quy định hạn chế xuất khẩu nguyên vật liệu ngành chip của Nhật Bản đã mang lại lợi ích đáng kể cho các công ty cung cấp Hàn Quốc, do các nhà sản xuất chip xoay trục sang sử dụng hàng hóa nội địa.
Các nhà quan sát ngành chip đang theo dõi xem liệu các nhà cung cấp Hàn Quốc có thể duy trì tăng trưởng sau khi Nhật Bản dỡ bỏ các hạn chế thương mại, trong bối cảnh quan hệ song phương 'tan băng.'
Tokyo vẫn chưa đưa ra quyết định về việc hạn chế bán chất cản quang cho Trung Quốc nhưng một số nhà đầu tư đã sẵn sàng cho vấn đề này.
Các chuyên gia cho biết sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Nhật Bản với một loại hóa chất đặc biệt được sử dụng để sản xuất chip đang gây ra sóng gió.
Nhật Bản lo ngại rằng kế hoạch của Mỹ rót hàng tỷ USD vào sản xuất chip bán dẫn để chống lại Trung Quốc có thể kết liễu ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản.
Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC đang có kế hoạch xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Nhật Bản, khi nhu cầu về thiết bị và vật liệu bán dẫn tiên tiến ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh đại dịch.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gọi tình thế hiện tại là 'tình trạng khẩn cấp, chưa có tiền lệ', và kêu gọi lãnh đạo các công ty hàng đầu nước này chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng kéo dài.
Những hạn chế về xuất khẩu mà Nhật Bản áp với Hàn Quốc không chỉ đe dọa mối quan hệ giữa hai nước mà còn ảnh hưởng đến ngành sản xuất thiết bị điện tử toàn cầu.