Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Sáng 15.5, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ chào mừng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam, 18.5 và 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.

Không nên chậm trễ

Kể từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ năm 2009 đến nay, quy định về giảm trừ gia cảnh đã phải điều chỉnh hai lần bởi lý do chính là không còn phù hợp với thực tiễn.

Khuyến khích tiếp xúc cử tri chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân, lao động

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Hướng dẫn tổ chức TXCT chuyên đề giữa đại biểu Quốc hội với công nhân, lao động năm 2024. Trong đó, Tổng Liên đoàn đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố tổ chức ít nhất 1 buổi tiếp xúc cử tri, diễn ra từ ngày 20.4 – 20.5.2024; khuyến khích các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều buổi tiếp xúc chuyên đề.

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Sáng 11.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Thường trực Hội đồng Dân tộc họp phiên mở rộng

Sáng 5.4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc họp phiên mở rộng, thẩm tra 'Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030'.

Vẫn chưa ngã ngũ!

Là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, được sử dụng nhằm góp phần điều tiết, hỗ trợ bình ổn giá. Tuy nhiên việc có nên tiếp tục duy trì Quỹ bình ổn giá xăng, dầu hay không đến nay vẫn chưa ngã ngũ.

Hoàn thiện thể chế, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Tọa đàm góp ý một số vấn đề định hướng chính sách trong sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ.

GÓP Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH TRONG VIỆC SỬA ĐỔI LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Chiều 04/4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội – 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Tọa đàm góp ý một số vấn đề định hướng chính sách trong việc sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển đồng chủ trì tọa đàm.

Trách nhiệm công vụ

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã có văn bản phê bình Giám đốc Sở Y tế do đã mắc một số lỗi trong công tác quản lý, điều hành.

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024: Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn

Sáng 15.3, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Bộ Công thương và Hội Bảo vệ người tiêu dùng đã phối hợp tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 2024 với chủ đề 'Thông tin minh bạch – Tiêu dùng an toàn'.

Lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Theo chương trình làm việc Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sẽ ngồi ghế 'nóng' trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, trong đó có công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Tăng cường phối hợp truyền thông chính sách pháp luật, tạo sự đồng thuận trong xã hội

Việc nắm bắt chủ trương, hoạch định chính sách, lấy ý kiến Nhân dân, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực thi pháp luật thuộc phạm vi quản lý là các khâu vô cùng quan trọng. Để mỗi khâu đạt hiệu quả, việc truyền thông chính sách cũng như góp ý, phản biện trong quá trình xây dựng chính sách nhằm tạo đồng thuận là rất cần thiết. Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm tại Lễ ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp và Cục Báo chí, Cục Thông tin đối ngoại - Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều 12.3.

Những quyết sách ở nghị trường mang hơi thở cuộc sống

Những năm đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, hoạt động lập pháp của Quốc hội tiếp tục được đổi mới, phản ứng kịp thời, nhanh chóng, linh hoạt và ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tế cuộc sống.

Thường trực Hội đồng Dân tộc họp phiên mở rộng

Sáng 30.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã họp phiên mở rộng, thẩm tra sơ bộ Báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Tọa đàm tham vấn ý kiến chuyên gia phục vụ soạn thảo dự án Luật Chuyển đổi giới tính

Sáng 28.1, tại Hòa Bình, Ban soạn thảo dự án Luật Chuyển đổi giới tính tổ chức Tọa đàm tham vấn lấy ý kiến chuyên gia phục vụ soạn thảo dự án Luật Chuyển đổi giới tính dưới sự chủ trì của ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật.

Thể hiện sự đồng hành của Quốc hội với Chính phủ trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lào Cai, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Kiên Giang), các ĐBQH tán thành với sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm tháo gỡ khó khăn cho địa phương, đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Việc ban hành Nghị quyết này thể hiện sự đồng hành kịp thời của Quốc hội với Chính phủ trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Điều hành giá bám sát theo kịch bản đã đề ra

Trong năm 2023, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương điều hành giá bám sát theo đúng kịch bản đã đề ra. Nhờ đó, giá cả thị trường cơ bản ổn định, ước cả năm Chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 3,5%, thấp hơn mục tiêu đề ra (4,5%).

Cho vay không kiểm soát mục đích sử dụng vốn: Trái pháp luật, trái thông lệ quốc tế

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng các quy định mới về đặt cọc trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) sẽ bảo vệ người mua nhà tốt hơn, đồng thời cho rằng ngân hàng không nên cho vay đặt cọc.

Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) tạo bình đẳng giữa người mua và bán

Những điểm mới trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV đã tạo được sự bình đẳng giữa người mua và người bán.

'Không nên để doanh nghiệp nào cũng được xây nhà ở xã hội'

Ông Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị không nên để các doanh nghiệp bất động sản nào cũng đăng ký làm nhà ở thu nhập thấp, mà phải lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực tài chính triển khai.

Quy định mới về việc sử dụng vốn vay bất động sản: Tạo sự bình đẳng giữa người mua và người bán

Những điểm mới trong Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), cùng với những quy định về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích... thu hút nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây. Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) Nguyễn Quốc Hùng về vấn đề này.

'Nền có vững nhà mới chắc chắn, gốc có tốt cây mới tốt tươi'

Qua thăng trầm lịch sử, tinh thần đoàn kết đã trở thành sức mạnh Việt Nam. Sức mạnh ấy được kết tinh và củng cố từ giá trị văn hóa, niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, từ tư tưởng nhân văn, hòa hợp của toàn dân tộc.

Khắc phục những điểm 'vênh'

Thời gian qua, cơ quan ban hành văn bản dưới luật đã có những nỗ lực để ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, góp phần sớm đưa luật đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, vẫn xảy ra tình trạng, quy định của văn bản dưới luật còn phát sinh mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí có một số quy định phát sinh 'giấy phép con' làm khó người dân, doanh nghiệp.

Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV: Bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 29-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề 'Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030'.

Thống nhất nhận thức, nội dung, biện pháp triển khai hiệu quả Chương trình giám sát của Quốc hội

Phát biểu của ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI, THƯỢNG TƯỚNG TRẦN QUANG PHƯƠNG khai mạc Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024

Đánh giá đúng thành tựu của phát triển

Ts. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Từ chiều 31.10 đến hết ngày 1.11 vừa qua, Quốc hội đã thảo luận kinh tế - xã hội với nhiều nội dung rất quan trọng. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và kế hoạch năm 2024; đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2025 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn này; kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19; kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XV...).

Cân nhắc kỹ quy định việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Đến thời điểm hiện nay, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có thêm nhiều chính sách mới đối với đồng bào dân tộc thiểu số và có 5 nội dung rõ hơn so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm.

Pháp luật phải rõ ràng, khách quan, minh bạch

Thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sáng nay, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các khoản 1 đến khoản 31 của Điều 79 về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Pháp luật phải rõ ràng, khách quan, minh bạch, nhất là những trường hợp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Tập trung xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát

Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội chiều nay, 1.11, các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật ở 22 lĩnh vực trọng tâm và các lĩnh vực khác. Các đại biểu cũng đề nghị, cần tập trung xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau rà soát, đánh giá rõ nguyên nhân chủ quan để có giải pháp khắc phục.

Tập trung thực hiện đồng bộ chính sách tài khóa và tiền tệ

Để thúc đẩy, hướng tới thực hiện tối đa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tiếp tục thảo luận tại hội trường sáng nay, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu, Chính phủ, các bộ, ngành phải tập trung thực hiện đồng bộ chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó chính sách tài khóa là trọng tâm.

Ngày 1.11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, hôm nay, ngày 1.11, Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường tiếp tục thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024…

Đánh giá kỹ tình hình, có giải pháp thiết thực, khả thi gỡ khó cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong số 26 phát biểu và tranh luận của đại biểu Quốc hội trong phiên đầu tiên thảo luận ở hội trường về các nội dung liên quan đến kinh tế-xã hội chiều 31.10, đa số ý kiến đều thống nhất, đánh giá cao công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng những kết quả, thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2023 và nửa nhiệm kỳ vừa qua. Tuy nhiên, nhiều đại biểu thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, nút thắt đang cản trở việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp mà Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra; đề nghị cần đánh giá kỹ tình hình, có những giải pháp đột phá để giải quyết dứt điểm những tồn tại, hạn chế, nút thắt đã chỉ ra, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2024 và trong nửa nhiệm kỳ còn lại.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác rà soát văn bản pháp luật, cần tăng cường quy trình rút gọn trong xây dựng pháp luật hoặc xây dựng quy trình đặc biệt để nhanh chóng giải quyết các vấn đề sau rà soát văn bản; tăng cường, siết chặt hơn nữa kỷ luật, kỷ cương, xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Có giải pháp quyết liệt hơn để cải thiện, nâng cao năng suất lao động

Thảo luận tại Hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 tại phiên họp chiều nay, 31.10, nhiều ĐBQH đề nghị, Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, đề xuất giải pháp cụ thể, quyết liệt hơn để cải thiện, nâng cao năng suất lao động, từng bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực.

Thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Tuần tới, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV. Trước đó, trong phiên thảo luận tổ, các đại biểu yêu cầu, các Bộ, ngành cần thường xuyên rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; chủ động lấy ý kiến, nghiên cứu tiếp thu các kiến nghị của địa phương phản ánh về các vướng mắc, bất cập, những nội dung không còn phù hợp với thực tiễn.

Hiến kế giải pháp căn cơ, khơi thông nguồn lực phát triển

Đóng góp ý kiến về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đa số các ĐBQH tại Tổ 15 cơ bản đồng tình với những đánh giá về kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023. Từ thực tiễn tại cơ sở, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình mong muốn, Chính phủ sẽ đưa ra những giải pháp căn cơ để tháo gỡ vướng mắc, nhất là giúp những nơi còn khó khăn được khơi thông nguồn lực phát triển.

Xác định rõ trách nhiệm bộ, ngành, địa phương trong chậm lập quy hoạch

Thảo luận tại Tổ sáng nay về kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, nhiều ĐBQH yêu cầu phải xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc chậm lập, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt các quy hoạch. Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 cũng cần nhấn mạnh việc đẩy nhanh tiến trình phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tỉnh.

Bài cuối: Nhiều điểm mới của Nghị quyết 96

Ts. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Để chuẩn bị cho việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ Sáu khai mạc hôm nay, 23.10, các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chuẩn bị từ đầu năm. Tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23.6.2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Bài 1: Chỉ đạo sát sao, chuẩn bị chu đáo

Ts. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Lời tòa soạn: Kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên tháng 6.2013 đến nay, Quốc hội đã 3 lần tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (lần thứ hai tháng 11.2014 và lần thứ ba tháng 10.2018). Và tại Kỳ họp thứ Sáu khai mạc sáng nay, 23.10, Quốc hội khóa XV sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (lần thứ tư). Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về hoạt động quan trọng này.

Hôm nay, khai mạc Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV

Sáng nay, 23.10, Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp này được tiến hành theo hai đợt: đợt 1 từ ngày 23.10 đến 10.11; đợt 2 từ ngày 20 đến 28.11.

Cần có cơ chế 'đủ mạnh' để du lịch cất cánh

Việc lấy ý kiến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang bước vào giai đoạn nước rút. Bên cạnh vấn đề nóng về định giá đất, nội dung khác đang được quan tâm là vấn đề thu hồi đất.

Tọa đàm một số vấn đề về pháp lý phục vụ xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính

Chiều 19.10, tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự án Luật Chuyển đổi giới tính tổ chức Tọa đàm 'Một số vấn đề về pháp lý phục vụ xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính' dưới sự chủ trì của ĐBQH Nguyễn Anh Trí - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật.

Định giá đất cần dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn

Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV dự kiến sẽ thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là đạo luật quan trọng, phức tạp tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước và mọi đối tượng trong xã hội; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai.

Chủ tịch Quốc hội: Hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai theo tinh thần kỹ lưỡng nhất

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là dự án luật có phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều nội dung chính sách phức tạp, tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại, nhất là tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân và của doanh nghiệp...

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sau năm 2024, mỗi năm mức lương sẽ tăng 5-7%

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tinh thần cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng. Dự kiến, sau năm 2024, mỗi năm, mức lương sẽ tăng 5-7% để tiến tới trong thời gian ngắn lương khu vực công ngang bằng với mức lương ở khu vực sản xuất.

Cải cách chính sách tiền lương: Mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tinh thần cải cách chính sách tiền lương theo nguyên tắc mức lương mới không thấp hơn mức lương hiện hưởng.

Hoàn thiện khung pháp lý cho loại hình đất phát triển du lịch, thương mại dịch vụ

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Mạnh cho rằng: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, có nhiều đổi mới thể chế đầy đủ và phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW. Tuy nhiên, đại biểu cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn lực đất đai để phát huy các thế mạnh của địa phương như: lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ…

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Sáng 13.10, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng, đã tổ chức phiên họp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Chiều nay, 12.10, tiếp tục chương trình Phiên họp toàn thể lần thứ 18, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật đã thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Tọa đàm một số vấn đề về y khoa phục vụ xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính

Chiều 10.10, tại Hà Nội, Ban soạn thảo dự án Luật Chuyển đổi giới tính tổ chức Tọa đàm 'Một số vấn đề về y khoa phục vụ xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính'.

CHỦ NHIỆM ỦY BAN KINH TẾ VŨ HỒNG THANH TIẾP XÚC CỬ TRI TẠI QUẢNG NINH

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh và Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa có cuộc tiếp xúc cử tri TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) trước Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV. Cùng dự có Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà.

Thanh Hóa: Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri TP. Thanh Hóa trước Kỳ họp thứ Sáu

Sáng 5.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri (TXCT) TP. Thanh Hóa trước Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV.

Tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, hiệu quả

Thường trực Ủy ban Kinh tế đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan lấy ý kiến các hiệp hội, tổ chức tín dụng để tiếp thu, chỉnh lý kỹ lưỡng nhất đối với dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) nhằm tạo thể chế ổn định cho các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nỗ lực cao nhất để hoàn thiện dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi)

Thời gian qua, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo, Thường trực Ủy ban Pháp luật, cũng như tổ chức khảo sát, tọa đàm, hội thảo để có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy khẳng định, Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp tích cực với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, hiệp hội để có thể hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất, bảo đảm chất lượng khi trình Quốc hội thông qua.