Giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Thường Xuân là huyện nghèo 30a của cả nước, dân số trên 90.000 người, với 3 dân tộc Kinh, Thái, Mường cùng sinh sống. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm nghiệp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, đời sống của Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Tuy nhiên, những năm gần đây đời sống người dân đã có nhiều thay đổi nhờ Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 và các chương trình tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đã góp phần giúp huyện Thường Xuân thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo nhanh, bền vững.

Huyện Sơn Động tập trung mọi nguồn lực tham gia phát triển sản phẩm OCOP

Với sự quan tâm, phối hợp, hỗ trợ của cấp Ủy, chính quyền và sự đồng lòng, tư duy sáng tạo, đổi mới của người dân huyện Sơn Động, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) bước đầu đã đạt kết quả, hình thành được các sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Nỗ lực khẳng định thương hiệu cho cây dưa xứ Thanh

Những năm gần đây, không chỉ ở những địa phương truyền thống như Nga Sơn, Hậu Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hóa... mà người dân trên địa bàn tỉnh đã đầu tư phát triển dưa như một cây trồng lợi thế, mang lại giá trị kinh tế cao. Mặc dù hằng năm có diện tích sản xuất lớn, chất lượng và sản lượng ổn định, song để cây dưa xứ Thanh khẳng định được thương hiệu đang là bài toán khó...

Thực hiện tiêu chí sản xuất ở những xã nông thôn mới nâng cao

Thời gian qua, cùng với việc đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, xây dựng làng quê sáng - xanh - sạch - đẹp, trong quá trình XDNTM nâng cao, các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện tiêu chí sản xuất. Tuy mỗi xã có thuận lợi, khó khăn riêng, nhưng hầu hết các địa phương đều phát huy tiềm năng, lợi thế của mình để nâng cao thu nhập cho người dân, xem đây là đòn bẩy để thực hiện những tiêu chí còn lại.

Gương sáng người cao tuổi làm theo lời Bác

Những năm qua, phong trào thi đua 'Tuổi cao - gương sáng' gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được phát động rộng khắp trong Hội Người cao tuổi (NCT) thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa), trở thành phong trào có sức hút mạnh mẽ, từ đó xuất hiện nhiều tấm gương NCT tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, làm gương để con cháu học tập và noi theo. Ông Lê Văn Quang ở tiểu khu 3, thị trấn Thiệu Hóa là một trong số đó.

Sức vươn Quảng Định

Sau khi về đích NTM nâng cao năm 2021, phát huy và tận dụng thế mạnh của địa phương, xã Quảng Định (Quảng Xương) tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí gắn với phát triển đô thị, tạo sự chuyển mình mạnh mẽ ở các làng quê.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp tỉnh nhà.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao

Những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với ứng dụng công nghệ cao đã được nông dân các địa phương tích cực thực hiện. Từ đó tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, gắn với liên kết sản xuất. Đây được xem là xu hướng tất yếu, giúp sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đổi bức tranh nông nghiệp tỉnh nhà.

Phát triển sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, lợi thế

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện rà soát, xác định các sản phẩm tiềm năng, lợi thế để xây dựng kế hoạch phát triển nhân rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đó, nhiều sản phẩm đã xây dựng thương hiệu, được đánh giá, xếp loại sản phẩm OCOP cấp tỉnh... góp phần nâng cao giá trị, từng bước ổn định đầu ra.

HTX đa dạng các loại hình dịch vụ

Toàn tỉnh hiện có 1.329 HTX và là một trong những địa phương có số lượng HTX trong tốp đầu cả nước. Cùng với phát triển về số lượng, các HTX trên địa bàn tỉnh đã đa dạng các phương thức, loại hình dịch vụ trong sản xuất, kinh doanh.

Tưới nhỏ giọt thích ứng với biến đổi khí hậu

Với việc mạnh dạn đầu tư kinh phí, đưa công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun sương tự động vào sản xuất nông nghiệp, không chỉ giúp người nông dân giảm công lao động, tăng hiệu quả kinh tế trong trồng trọt, mà còn tiết kiệm nước tưới, phù hợp với biến đổi khí hậu hiện nay.

Những đảng viên 'đầu tàu' ở Nga Sơn

Phát huy vai trò nêu gương theo tinh thần 'đảng viên đi trước, làng nước theo sau' nhiều đảng viên ở huyện Nga Sơn đã trở thành những 'đầu tàu' trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, XDNTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở cơ sở.

Nga Sơn vững tin bước vào xuân mới

Một mùa xuân náo nức lại về trên quê hương Nga Sơn! Bằng việc nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn và khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế, kinh tế - xã hội huyện Nga Sơn đã đạt được nhiều thành tựu, tự hào sánh bước cùng các địa phương chào đón một mùa xuân mới - Xuân Giáp Thìn 2024.

Người cao tuổi làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phát huy tinh thần 'Tuổi cao, gương sáng', hội viên người cao tuổi (NCT) huyện Thiệu Hóa không chỉ gương mẫu, đi đầu thực hiện các phong trào, hoạt động của địa phương mà còn tích cực tham gia phong trào NCT làm kinh tế giỏi. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình xây dựng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả cao, là gương sáng cho con cháu noi theo.

Sau hơn 12 năm triển khai huyện Hậu Lộc về đích huyện nông thôn mới

Sau hơn 12 năm chủ động khắc phục khó khăn, huy động mọi nguồn lực, huyện Hậu Lộc đã hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thành công từ niềm đam mê nông nghiệp công nghệ cao

Tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam và từng làm việc tại một số tập đoàn, công ty trong lĩnh vực nông nghiệp. Song, sự trăn trở về quê hương với mục tiêu mang lại những sản phẩm chất lượng, an toàn, góp phần lan tỏa sự thay đổi trong lối canh tác cho bà con nông dân, đã thôi thúc anh Lê Văn Long, xã Minh Sơn (Triệu Sơn) trở về mảnh đất quê hương và thực hiện niềm đam mê của mình.

Các HTX đẩy mạnh sản xuất dịp trước, trong và sau tết

Cùng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động đẩy mạnh sản xuất nhằm bảo đảm nguồn hàng phong phú, đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng tăng cao của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Hậu Lộc về đích huyện nông thôn mới

Hậu Lộc có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng như Duy Tinh, Diêm Phố gắn với những sự kiện và nhân vật có ảnh hưởng lớn đến lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây chính là sức mạnh nội sinh để huyện khai thác, phát huy làm động lực cho đổi mới và phát triển, trong đó có phong trào XDNTM. Và sau hơn 12 năm triển khai thực hiện, huyện Hậu Lộc đã hoàn thành Chương trình Mục tiêu quốc gia về XDNTM.

Đổi mới tư duy, phát triển nông nghiệp bền vững

Những năm gần đây, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của từng địa phương, người dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động tiếp cận thị trường để ổn định đầu ra của sản phẩm... nhằm bắt nhịp với xu hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Đồng bào công giáo Nga Sơn chung sức xây dựng quê hương

Với tinh thần 'kính Chúa, yêu nước', đồng bào công giáo huyện Nga Sơn không chỉ hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, mà còn đoàn kết, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương.

Sát cánh cùng nông dân dân vươn lên làm giàu

Xác định nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư vốn, những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Thanh Hóa (Agribak Bắc Thanh Hóa) đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

'Lá chắn' kinh tế cho người vay vốn

Với phương châm tạo sự yên tâm, làm chỗ dựa vững chắc cho khách hàng được bảo hiểm trước những rủi ro về tính mạng, sức khỏe và khả năng hoàn trả vốn vay, những năm qua các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tỉnh phối hợp với Công ty CP Bảo hiểm Agribank - Chi nhánh Thanh Hóa (ABIC Thanh Hóa) thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm quyền lợi cho khách hàng vay vốn. Nhờ tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng, khi xảy ra rủi ro nhiều gia đình đã giảm được gánh nặng nợ nần cho người thân với những món nợ lên tới hàng trăm triệu đồng.

Nga Sơn đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ (KHCN) đang ngày càng đến gần hơn với người nông dân, tạo nên những thay đổi tích cực. Từ phương thức canh tác truyền thống, nhiều nông dân huyện Nga Sơn đã ứng dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Trưởng thành hơn từ 'Chợ nhỏ an lành'

Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh. Tìm được người đi chung trên con đường, cùng theo đuổi niềm đam mê đó chính là may mắn, hạnh phúc.

Thúc đẩy HTX phát triển hiệu quả, bền vững (Bài cuối): Để kinh tế tập thể thành nền tảng phát triển ở các địa phương

Nhận diện những khó khăn, thách thức trong hành trình phát triển của khu vực kinh tế tập thể (KTTT), HTX, Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã chỉ rõ, trong giai đoạn 2021-2025 cần phát triển nhanh, mạnh mẽ hơn nữa khu vực KTTT, HTX để đóng góp xứng đáng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Trên tinh thần đó, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển KTTT. Đồng thời, quan tâm, tháo gỡ khó khăn, khơi dậy nội lực để các HTX phát triển bền vững, hiệu quả.

Thực hiện hiệu quả chính sách, cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế riêng để khuyến khích, hỗ trợ người dân sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Để ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển hiện đại, bền vững

Khoa học công nghệ được xem là 'chìa khóa' để xây dựng, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, góp phần đưa ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển hiện đại, bền vững.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ: Thuận lợi và thách thức

Nhận định rõ sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) đã và đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam, bởi vậy người dân ở nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã lựa chọn phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cần phải đánh giá những thuận lợi và khó khăn để có định hướng phát triển NNHC bền vững, đạt hiệu quả cao.

Thọ Xuân phát huy vai trò của người có uy tín tiêu biểu các dân tộc thiểu số

Đội ngũ người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) không chỉ là những người gần dân, sát dân, hiểu dân mà còn là hạt nhân chính trị, cầu nối của Đảng với Nhân dân. Với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết trong công việc, đội ngũ người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, góp phần vào sự phát triển chung trên địa bàn huyện.

Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp

Để nâng cao năng suất cây trồng và giảm chi phí sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ nông dân, HTX trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển mới và đem lại nhiều hiệu quả. Các mô hình trồng cây sẽ được áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm... nhằm tiết kiệm nước, giảm nhân công và bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng phù hợp trong từng giai đoạn sinh trưởng.

Hỗ trợ, đồng hành cùng hội viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập

Với nhiều cách làm hiệu quả, linh hoạt, sáng tạo, cán bộ và hội viên hội nông dân (HND) các cấp đã góp phần hoàn thành các tiêu chí về XDNTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng nhãn hiệu, tạo đà phát triển thương hiệu cây ăn quả

Nhằm định vị thị trường, tiến tới ổn định đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả, thời gian gần đây, các địa phương trong tỉnh đang tích cực triển khai xây dựng nhãn hiệu nhiều loại cây ăn quả. Tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX và người dân trong xây dựng nhãn hiệu, tạo tiền đề phát triển thương hiệu cho nhiều sản phẩm cây ăn quả có lợi thế.

Nga Bạch: Phát triển kinh tế làm đòn bẩy để xây dựng nông thôn mới

Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là đòn bẩy để xây dựng thành công NTM, do đó xã Nga Bạch (Nga Sơn) đã tập trung thực hiện các giải pháp, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Trong đó, chú trọng phát triển các ngành nghề nông thôn, nhân rộng các mô hình sản xuất, áp dụng khoa học - kỹ thuật... mang lại nhiều đổi thay tích cực cho đời sống Nhân dân.

Chi hội trưởng nông dân năng động, sáng tạo

13 năm gắn bó với công tác hội trong vai trò là chi hội trưởng chi hội nông dân thôn 11, xã Nga An (Nga Sơn), anh Mai Văn Huy, sinh năm 1980, luôn là người năng động, nhiệt tình với phong trào, được hội viên quý mến. Không chỉ vậy, anh còn được nhiều người biết đến là điển hình làm kinh tế giỏi với mô hình V.A.C, là tấm gương sáng trong việc học tập và làm theo lời Bác.

Phát huy hiệu quả vốn tín dụng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa (Agribank Hoằng Hóa) trực thuộc Agribank Bắc Thanh Hóa luôn bám sát địa bàn hoạt động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để triển khai các gói tín dụng phù hợp. Nguồn vốn của Agribank Hoằng Hóa đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần hoàn thành các mục tiêu XDNTM nâng cao ở địa phương.

Chàng trai 9X vượt khó vươn lên làm giàu

'Năng động, dám nghĩ, dám làm' là nhận xét của lãnh đạo địa phương và người dân trong thôn, trong xã, khi nói về chàng trai dân tộc Mường Hà Minh Châu (sinh năm 1990), thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc).

Để những mô hình không 'chết yểu'

Những năm qua việc hình thành và nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm đưa các loại cây, con mới vào sản xuất không những thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp, mà còn giúp nhiều hộ dân nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều mô hình đã được nhân rộng thì vẫn còn không ít mô hình không phát huy được hiệu quả, chỉ duy trì trong thời gian ngắn, gây rủi ro và làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.

Mướt mắt với vườn dưa lê vàng đối sánh trên đất Thành Sen

Nhờ thời tiết thuận lợi cùng cách chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn dưa lê vàng dùng để đối sánh tại Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng vật nuôi TP Hà Tĩnh cho năng suất cao, chất lượng quả tốt.

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn - nhìn từ một doanh nghiệp

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm, nông sản sạch, dinh dưỡng tốt, thân thiện với sức khỏe con người và môi trường ngày càng tăng. Nắm bắt nhu cầu đó, Công ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại (DVTM) nông nghiệp công nghệ cao (CNC) Thiên Trường 36, địa chỉ xã Đông Tiến (Đông Sơn) đã tập trung sản xuất, cung ứng ra thị trường mỗi năm hàng trăm tấn nông sản sạch, an toàn phục vụ người tiêu dùng trong tỉnh và trong nước.

Chú trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp lợi thế

Với mục tiêu phát huy lợi thế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng có lợi thế gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Hiện nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp đã xây dựng các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, xây dựng thương hiệu đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Dấu ấn Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền 2023 tại Hà Nội

Sau 4 ngày diễn ra với chủ đề 'Tuần lễ quảng bá trà và các sản phẩm trái cây nhiệt đới', Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền đã thu hút được hơn 1.000 lượt khách đến tham quan mua sắm và hàng nghìn đơn hàng được bán trong chiến dịch livestream bán hàng nông sản do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với Tiktok Việt Nam, cùng sự hỗ trợ của các KOL, Hot Creator tổ chức.

Khuyến khích các HTX tham gia Chương trình OCOP

Những năm qua, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), góp phần đẩy mạnh liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Cũng nhờ thực hiện tốt chương trình, nhiều HTX đã có bước phát triển vượt bậc, đổi mới toàn diện, đầu tư máy móc, khoa học - kỹ thuật để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng theo định hướng, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ sự thay đổi đó, Liên minh HTX tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ, khuyến khích các HTX tham gia và đạt hiệu quả tích cực từ Chương trình OCOP.

Khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền

Ngày 21/6, hơn 60 gian hàng của các hợp tác xã, doanh nghiệp, hội nông dân đến từ các tỉnh, thành như: Hà Nội, Hưng Yên, Thanh Hóa, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Giang, Đắk Lắk, Kon Tum, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng... đã có mặt tại phiên chợ nông sản đặc sản vùng miền do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Hà Nội.

Đưa nông đặc sản vùng miền về Thủ đô

Các sản phẩm trà và nhiều loại trái cây nhiệt đới theo mùa vụ từng vùng như: vải thiều Bắc Giang; sầu riêng, bơ, mãng cầu Đắk Nông... được giới thiệu và bán tại phiên chợ.

Hoằng Hóa: Thấm sâu và lan tỏa việc học tập và làm theo Bác

Qua 3 năm triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị 'về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' đã tạo sự lan tỏa sâu rộng, tác động mạnh mẽ, tích cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu, góp phần xây dựng địa phương ngày một phát triển.

Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dưa

Xác định xây dựng thương hiệu là một trong những khâu quan trọng nhằm định vị giá trị, đặc điểm sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua, cùng với việc duy trì diện tích các giống dưa truyền thống, người dân và các địa phương trên địa bàn tỉnh đưa nhiều giống dưa mới năng suất, chất lượng và phù hợp với thị hiếu của người dùng vào sản xuất. Đồng thời, nỗ lực xây dựng thương hiệu để các sản phẩm dưa có sức cạnh tranh trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông nghiệp thông minh ở HTX rau sạch Yên Dũng

Nhắc đến các sản phẩm rau sạch ở Bắc Giang, HTX rau sạch Yên Dũng được xem là một trong số ít những đơn vị tiêu biểu của tỉnh tiên phong trong phát triển nông nghiệp thông minh, áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, an toàn sinh học khép kín và công nghệ hiện đại trong sản xuất.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng, là thách thức không nhỏ đối với huyện Thiệu Hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Đây cũng được xem là tiêu chí giữ vai trò 'đòn bẩy' để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí khác, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Xác định điều đó, huyện Thiệu Hóa đã tập trung chỉ đạo, đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành tiêu chí này.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao

Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) thực chất là quá trình ứng dụng các thiết bị công nghệ thông minh vào sản xuất, góp phần giảm chi phí nhân công, nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC vào sản xuất, là tiền đề quan trọng để các địa phương hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thông minh.

Độc đáo dùng ong thụ phấn dưa thay lao động

Đặt 3 đàn ong mật trong nhà lưới hơn 2.000 m2, có thể thay thế cho 10 lao động thủ công thụ phấn cho dưa. Dưa hấu canh tác đại trà ngoài các cánh đồng cũng được nhiều hộ đặt ong thụ phấn. Với nhiều lợi ích nên ngày càng có nhiều chủ mô hình trồng dưa áp dụng, đã hình thành thêm 'nghề' đặt ong thụ phấn cho dưa trên khắp huyện Nga Sơn.

Nga Sơn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Huyện Nga Sơn đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất để thay thế những diện tích kém hiệu quả. Qua đó, đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh, góp phần gia tăng giá trị canh tác, từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân, tạo động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo định hướng của thị trường

Cùng với việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Để nâng cao giá trị sản xuất, hạn chế tình trạng ùn ứ, dư thừa nông sản, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân thay đổi tư duy, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường.

Thiệu Hóa phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp

Là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ người dân xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp; chú trọng các mô hình nông nghiệp an toàn, hữu cơ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chăn nuôi an toàn sinh học... Từ đó, bước đầu hình thành được một số mô hình có hiệu quả, làm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, nâng cao thu nhập cho người dân.