Lễ hội té nước của người Lào ở Lai Châu

Người Lào là 1 trong 20 dân tộc cư trú lâu đời trên mảnh đất Lai Châu, họ sinh sống trú chủ yếu bên những con sông, con suối, nơi có dồi dào nguồn nước, phù hợp với canh tác nông nghiệp. Tháng 3 hằng năm là thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa mới, đồng bào người Lào lại làm lễ Bun Vốc Nặm, để tạ ơn tổ tiên và thần linh đã phù hộ cho họ có một năm cũ tốt đẹp và cầu xin cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người và vật nuôi luôn luôn khỏe mạnh.

Vui hội Lễ hội Bun Vốc Nặm của dân tộc Lào

Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của dân tộc Lào được tổ chức vào ngày 14 và 15 âm lịch tại bản Nà Vàn (xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, Lai Châu) thu hút đông đảo nhân dân và du khách. Từ đời xa xưa, người Lào rất coi trọng nước, nước là nhu cầu sống thiết yếu của con người và vạn vật. Từ ý nguyện ấy, dân tộc Lào đã nương tựa vào 'phà', 'đin' (nghĩa là trời - đất) để cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc, vạn vật tốt tươi. Đây là nguồn gốc hình thành, lưu truyền tục cầu mưa của dân tộc Lào và được gọi là Lễ hội Bun Vốc Nặm hay Lễ hội té nước.

Đặc sắc trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen của người Lào ở Lai Châu

Áo váy của người phụ nữ Lào ở Lai Châu được thiết kế tỉ mỉ công phu với màu chủ đạo là đen nhuộm chàm, trong khi đó tục nhuộm răng không chỉ mang lại vẻ đẹp cho người phụ nữ mà còn có ý nghĩa may mắn.

Đặc sắc trang phục và tục nhuộm răng đen của người Lào ở Lai Châu

Người Lào ở Lai Châu có trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen rất mang nét đặc sắc riêng.