Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả 'kép', giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

'Nằm giá, khóc măng' là một hay hai điển tích?

Độc giả Hoài Nam hỏi: 'Trong chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa số trước tôi có đọc bài giải thích về thành ngữ 'Quạt nồng ấp lạnh' kể về sự tích tấm gương hiếu thảo của cậu bé Hoàng Hương đời Đông Hán. Theo tôi biết thì nói về gương hiếu thảo còn có tích 'Nằm giá khóc măng'. Từ điển của Nguyễn Lân giải thích đây là tích truyện kể về một người con có hiếu đi kiếm măng cho mẹ, vì không thấy măng, nên nằm trên tuyết khóc, cuối cùng măng thương tình mọc lên. Từ đó mới có thành ngữ Nằm giá khóc măng. Nhưng có người lại cho rằng 'Nằm giá khóc măng' là hai tích truyện kể về hai tấm gương chứ không phải một.

Măng tre núi Cấm vào mùa, mỗi ngày thu hoạch hàng chục tấn

Sau những cơn mưa đầu mùa, người dân sống tại khu vực núi Cấm, xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, lại rộn ràng bước vào mùa măng tre Mạnh Tông.

Chuột đồng nướng và loạt đặc sản Vĩnh Long nức tiếng

Đặc sản Vĩnh Long nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã, hương vị lạ miệng 'có một không hai' như chuột đồng nướng, cá kèo nướng ống sậy, cá tai tượng chiên xù, bánh tráng nem cù lao Lục Sĩ, bánh xèo hến,…

Nghề chuốt đũa tre ở núi Cấm

Núi Cấm - nơi được ví là nóc nhà miền Tây - có nhiều hộ dân làm nghề chuốt đũa tre bán cho du khách thập phương. Công việc này mang lại thu nhập vài trăm ngàn, thậm chí cả triệu đồng mỗi ngày.

Mâm cơm tết Nam bộ dưới góc nhìn của nhà văn Sơn Nam

Món ăn trong ngày Tết có thể phân biệt: Món để cúng, món để ăn no và món ăn cho vui miệng.

Độc đáo canh xiêm lo măng

Canh xiêm lo là món ăn của người Khmer tại Sóc Trăng, có trong bữa ăn ngày thường hoặc dùng để đãi khách. Tuy nhiên, do sự giao thoa văn hóa trong quá trình cộng cư, nên ẩm thực cũng có nét giao thoa và pha trộn, phá cách làm cho món ăn hấp dẫn hơn, ngon hơn và tùy vào khẩu vị từng người mà chế biến, để giờ đây không còn là món ăn của riêng đồng bào Khmer mà trở thành món đặc trưng của người dân Sóc Trăng.

Hiệu quả mô hình trồng tre Đài Loan lấy măng

Mùa mưa sẽ là mùa tre cho thu hoạch măng nhiều nhất. Lúc này, thời tiết, khí hậu đều thuận lợi để măng sinh trưởng nên sản lượng cao. Tuy nhiên, bằng kinh nghiệm, kỹ thuật riêng, anh Nguyễn Thanh Điền (ấp Bình Phú 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành) lại lựa chọn lấy măng nghịch mùa. Với cách làm này, vườn măng của anh Điền không bị ảnh hưởng bởi giá của thị trường, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế.

Khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển lâm sản ngoài gỗ

Phú Thọ có nguồn tài nguyên thực vật rừng phong phú, đa dạng. Ngoài chức năng lưu giữ, cung cấp nguồn nước và gỗ, rừng còn cung cấp nhiều loài lâm sản ngoài gỗ (LSNG) quý giá. LSNG thường có khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng, khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm, giá trị, năng suất kinh tế cao, ổn định, phù hợp với quy mô hộ gia đình nên dễ được người dân chấp nhận trong các chương trình xã hội nghề rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng.

Làm giàu từ trồng măng tre trên đất mặn ở Cà Mau

Nhờ cần cù và tích lũy kinh nghiệm canh tác ở vùng đất nhiễm mặn, với diện tích chưa đến 3.000 m2, gia đình 'lão nông' Nguyễn Trung Đức ở Cà Mau có nguồn thu vài chục triệu mỗi mùa măng.

Nhớ nồi 'cơm cười' của má!

Điển cố văn học kể rằng, thời Tam Quốc, mẹ của Mạnh Tông thèm ăn măng quá mới nói với con trai. Mạnh Tông thương chiều mẹ hết mực nhưng lúc bấy giờ là mùa đông, măng không mọc lên được. Mạnh Tông không đem cho mẹ được miếng ăn mà mẹ thèm, buồn quá vào rừng tre khóc lóc, kêu gào thảm thiết từ sáng đến chiều, từ ngày này sang ngày nọ. Đến ngày thứ chín, rừng tre cảm động rùng mình, măng phá vỡ mặt đất lạnh lẽo mà mọc lên rất nhiều, mụt măng nào cũng mởn mập, thơm ngon. Người đời sau lấy thành ngữ 'khốc trúc sinh duẩn', khóc khiến tre mọc măng đó làm điển cố về chuyện con có hiếu với cha mẹ.

Phát triển lâm sản ngoài gỗ, tạo sinh kế, bảo vệ rừng bền vững

PTĐT - Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) thường có giá trị kinh tế cao, mang tính ổn định, có khả năng kinh doanh liên tục, phù hợp với quy mô phát triển kinh tế hộ và cộng đồng.

Kỳ III: Giải pháp hóa giải khó khăn

PTĐT - Khi ngành công nghiệp chế biến nông sản phát triển sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, củng cố sự bền vững của các chuỗi liên kết, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất...

Đi giẫy măng rừng

Thoáng nghe nói tới măng rừng, tôi cứ nghĩ đó giống măng Mạnh Tông được trồng rất nhiều trên núi Cấm. Tuy nhiên, măng rừng ở đây thực chất là măng le, giống tre rừng thuần chủng của vùng Bảy Núi.