Chuyên đề 'Giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu của hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước'

Sau phần khai mạc, Hội thảo 'Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước' đã tập trung trao đổi, thảo luận chuyên đề 'Giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu của hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước'.

Chuyên đề 'Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước và hệ thống văn bia tại di tích'

Tiếp tục chương trình Hội thảo khoa học 'Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống văn bia tại Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước', ngày 3/5, các đại biểu tiến hành phiên chuyên đề 'Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt núi Non Nước và hệ thống văn bia tại di tích'.

Bảo tồn di sản của cha ông bằng cách in rập trên giấy dó

Những khối đá cũng có thể kể về câu chuyện lịch sử của dân tộc Việt Nam - đó là điều đặc biệt ở triển lãm 'Chạm nhẹ tới ngàn năm'.

Sôi nổi Hội trại thanh niên năm 2022

Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội Hoa Lư năm 2022, Hội trại thanh niên là hoạt động nổi bật do Tỉnh đoàn chủ trì tổ chức. Với chủ đề 'Tự hào - Cố đô Hoa Lư', hội trại thanh niên năm nay diễn ra từ ngày 8/4 đến ngày 11/4/2022 tại sân lễ hội Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Với quy mô 18 trại từ các huyện, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc, Hội trại thanh niên trở thành điểm nhấn, thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng.

Hồn thơ 'Dục Thúy sơn'

Phải nói ai đến Ninh Bình cũng nhớ đến câu ca: 'Đất Ninh Bình có chùa Non Nước/ Núi Phi Diên, Hồi Hạc xung quanh/ Em về em chớ quên anh'. Chùa Non nước nằm chân núi Dục Thúy (núi Thúy) và là dấu ấn tại ngã ba sông Vân và sông Đáy. Dục Thúy sơn cao chừng 100 mét còn được gọi là Non Nước. Núi như một nốt nhạc mơ mộng cất lên từ đầu nguồn miền cố đô Hoa Lư. Quanh năm cây cối xanh tươi rủ bóng xuống dòng sông trôi ra biển Đông.

Người lặng lẽ dắt thơ đi

Nhiều người có chung nhận xét Vũ Đức Thanh là một nhà thơ tài hoa, sâu sắc. Sau các tập thơ 'Mùa hoa cúc quỳ', 'Lặng im nhớ' thì 'Để còn nỗi nhớ (NXB Hội Nhà văn, 2020) là tập thơ mới nhất của ông.

'Nhất cận thị, nhị cận giang...'

Mặc đất trời biến chuyển theo vòng quay tạo hóa, xóm làng dần dà đổi thay với nhịp sống đô thị hiện đại, sông vẫn nằm yên bình ở đó, tắm táp thời gian níu giữ lòng người…

Về tác giả bài thơ 'Nhớ Trương Thăng Phủ' trên núi Dục Thúy

Hóa công bao đời mài chuốt đã ban tặng cho vùng đất Ninh Bình những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những dãy núi đá vôi thuộc dải Trường Sơn trùng điệp và hệ thống hang động, thung lũng kỳ vĩ. Đồng thời, đây cũng là vùng đất án ngữ trên con đường Thiên lý cổ Bắc Nam. Vì vậy, địa danh này thường là nơi dừng chân của các bậc vua, chúa, công hầu, khanh tướng, những người đỗ đạt trong các kỳ thi Hội, thi Đình và bao tao nhân mặc khách mỗi khi có dịp qua lại nơi đây. Trước vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh, nhiều người trong số họ đã ngẫu hứng 'xuất khẩu thành chương' đề, vịnh những bài thơ và hơn thế còn cho chạm khắc thơ của mình trên vách núi.

Bia đá gỡ đi nhưng bia miệng còn đấy...

Sau những ồn ào về bức phù điêu ở lối vào trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, cuối cùng nó cũng bị gỡ bỏ. Nhưng ở đời, bia đá gỡ đi nhưng bia miệng còn đấy. Câu chuyện bức phù điêu, nó không khỏi khiến tôi liên tưởng về chuyện Từ Đạm tự đẽo chân mình vào đá núi Non Nước năm xưa.

Tạo điểm nhấn cho đô thị Ninh Bình từ những công trình mới

Cùng với nỗ lực xây dựng nếp sống văn minh đô thị, với nhiều người dân thành phố Ninh Bình, quá trình xây dựng thành phố lên đô thị loại I còn được thể hiện ở các công trình phục vụ dân sinh, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, đi lại thuận tiện... Năm 2019, với việc thành phố khởi động xây dựng và đang dần hoàn thiện 2 công trình là: công viên Thúy Sơn và cầu dân sinh qua sông Vân nối 2 phường Nam Bình và Nam Thành đã đem lại niềm vui cho nhiều người dân về những công trình phục vụ cho sự phát triển, đi lên của đô thị trung tâm của tỉnh.