Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu đối với HTX, đặc biệt là HTX nông nghiệp, du lịch. Dù đã có những đổi mới khi Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 nhưng vẫn còn nhiều HTX lo lắng về một số quy định mới khiến đất nông nghiệp có khả năng bị chia nhỏ, gây khó khăn trong liên kết, phát triển sản xuất theo quy mô lớn.
Mặc dù liên tục phát triển về số lượng và chất lượng, nhưng điểm nghẽn lâu nay tại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn là việc tiếp cận vốn tín dụng.
Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã còn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Để tháo gỡ vướng mắc về nguồn vốn cho kinh tế tập thể rất cần sự vào cuộc, đồng hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng.
Không ít HTX gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng do chưa hoàn thiện những yêu cầu về thủ tục hồ sơ, thiếu tài sản đảm bảo... Chính vì vậy, các HTX kiến nghị, các quy định cần được sửa đổi, 'may đo' kỹ lưỡng để phù hợp với đặc thù HTX thay vì những quy định chung chung và có phần chưa đúng với bản chất của mô hình HTX.
Để tháo gỡ khó khăn trong vay vốn, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nghiên cứu, triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Ngày 24/4/2024, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể.
Với vai trò 'bà đỡ', HTX nông nghiệp Công Bằng Thuận An (Đắk Mil - Đắk Nông) đã giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn phát triển cà phê theo hướng bền vững. Nhiều hộ gia đình thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm, từng bước góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho bà con đồng bào dân tộc tại vùng Tây Nguyên.
Thời gian qua, các mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm hạt cà phê, hồ tiêu ở Đắk Nông. Trong đó, có những mô hình liên kết trồng cà phê, hồ tiêu... không chỉ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế gấp 2 lần mà còn thay đổi nhận thức, thu hút nông dân tham gia vào HTX.
Cây cà phê là một loại cây chủ lực ở Tây Nguyên, nhưng do được trồng từ lâu và giống cây chưa đạt chuẩn nên đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong những năm qua chủ trương hỗ trợ người dân tái canh cây cà phê đã dần giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định và đặc biệt giúp cho việc xóa đói giảm nghèo được bền vững hơn.
Để giúp người dân nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, Đắk Nông đã triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030 (OCOP). Đến nay, tỉnh Đắk Nông đã có 22 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP của 16 doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại và hộ kinh doanh.
Cuối tháng 4-1975, Sư đoàn 320 trong đội hình Quân đoàn 3 Anh hùng là một trong 5 cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Phát huy truyền thống anh hùng trong chiến đấu, ngày nay, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thi đua huấn luyện giỏi và tập trung giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế.