Mười điều thiện

Tu theo mười điều thiện là gieo nhân chân chính, để kiếp sau sẽ sinh về cõi Trời, hưởng phúc lạc đầy đủ, tốt đẹp.

Ý nghĩa 'tuyển Phật trường' trong đại giới đàn

'Tuyển Phật trường' với hàm ý rằng, giới đàn mà các giới tử thụ giới, là nơi dùng để tuyển chọn một con người đủ những phẩm chất đạo đức, đúng theo quy định luật nghi để trở thành một vị Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thức xoa, Sa di, Sa di ni, trong đó Tỳ kheo, Tỳ kheo ni được xem là ứng cử viên quan trọng chính thức được gia nhập Tăng già của đức Phật, là hạt nhân của Tăng già; đồng thời giới đàn được cho là nơi tuyển chọn người để làm Phật.

Thí dụ 'Nhà lửa' dưới góc nhìn hiện đại theo truyền thống Nichiren

Những dụ ngôn trong kinh Pháp hoa đã kiến tạo nên nền tảng của truyền thống và các phương pháp tu tập của Phật giáo Đại thừa. Tuy nhiên, điều khiến Phật tử chúng ta cảm thấy cuốn hút không phải là những gì Đức Phật nói về Pháp mà là vì những gì Pháp nói về chúng ta.

Sơn cư Pháp nhũ - Giáo huấn nhập thất khẩu truyền dành cho Thiền giả, Hành giả

Sơn cư Pháp nhũ - Giáo huấn nhập thất khẩu truyền dành cho Thiền giả, Hành giả, của ngài Karma Chakme Rinpoche là một cuốn cẩm nang toàn diện về mọi mặt của thực hành ở mức độ bên ngoài của Đại thành tựu giả Rinpoche Karma Chakme.

Danh dự là điều cao quý nhất!

Các tôn giáo lớn đều trực tiếp hay gián tiếp khuyên dạy rằng phẩm chất quý giá nhất ở con người là tình yêu thương, cao thượng, vì người khác, trong sáng, liêm khiết, chân chính để cống hiến được nhiều nhất cho xã hội.

Thư ngỏ của Phật tử Hoa Kỳ vì sự tự do cho Palestine

Chúng tôi không thể ngồi im lặng trong khi Dải Gaza đang rực lửa trong sân hận bạo lực. Chúng tôi không bao giờ quay lưng lại với những nỗi khổ niềm đau của nhân dân Palestine. Với từ bi tâm, chúng tôi không bao giờ khép tâm hồn mình, bất kể cái giá phải trả như thế nào.

Tây du ký: Lời khuyên của Sa Tăng giúp Ngộ Không và Bát Giới tỉnh ngộ

Trong lúc Tôn Ngộ Không và Bát Giới đang chán nản, muốn bỏ cuộc, Sa Tăng đã lên tiếng nhắc nhở họ về mục đích, ý nghĩa của cuộc hành trình.

Hà Tĩnh: Lễ tạ pháp kết thúc khóa hậu An cư kiết hạ Phật lịch 2567

Ngày 19-9, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh (H.Lộc Hà), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ tạ pháp kết thúc khóa hậu An cư kiết hạ Phật lịch 2567 theo truyền thống ở các tỉnh thành miền Bắc với sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự T.Ư.

Làng và mẹ trong tứ tuyệt Nguyễn Minh Khiêm

Nếu nói theo cách Lê Đạt, văn nhân là 'phu chữ' thì Nguyễn Minh Khiêm là một 'phu lực lưỡng' ở Thanh Hóa. Ông thành công trên cả ba lĩnh vực: văn xuôi, thơ và nghiên cứu văn hóa, với hơn 26 tác phẩm. Gần đây nhất, năm 2023 này, Nguyễn Minh Khiêm xuất bản tập thơ tứ tuyệt Sợi tóc (NXB Hội Nhà văn), gồm 300 bài.

Tư tưởng Phật giáo Việt Nam thế kỷ III nhìn từ Lục Độ Tập Kinh

Theo Phật giáo Đại thừa một hành giả, một vị Bồ Tát muốn tu thành Phật quả phải nỗ lực thực hành đầy đủ trọn vẹn sáu pháp: Bố thí,Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ đến mức tròn đầy viên mãn. Nhìn từ góc độ xây dựng nhân cách phẩm chất, năng lực con người cho đất nước, cho dân tộc thì mẫu người lý tưởng nhất là rèn luyện được sáu phẩm chất theo tinh thần của Phật giáo qua Lục độ tập kinh

Bộ sưu tập tượng thờ trăm tuổi, nguồn gốc đặc biệt ở Sài Gòn

Tượng thờ cổ là biểu hiện trực quan và sinh động về thế giới tâm linh của người Việt xưa. Cùng ngắm loạt tập tượng thờ trăm tuổi do cơ quan chức năng bàn giao cho Bảo tàng TP HCM sau khi thu hồi từ bọn trộm cắp, buôn bán cổ vật trái phép.

Nghĩ về Phật giáo Nhật Bản

Tôi còn nhớ vào khoảng đầu thập niên 60, sau khi Hòa thượng Thiện Hoa tham dự Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức tại Nhật Bản trở về, ngài nói chuyện cho học tăng Phật học đường Nam Việt về sự tiến bộ của Phật giáo Nhật Bản. Nghe được những điều tốt đẹp của Phật giáo nước bạn, lại cộng thêm việc tôi đọc được bài viết của Cụ Mai Thọ Truyền kể lại 15 ngày, ông tham quan nước Nhật. Tất cả đã gợi cho tôi ý nghĩ muốn sang Nhật Bản để nghiên cứu về tình hình Phật giáo xứ người.

Cốt tủy những lời nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền

Đề tài tôi muốn mang đến cho buổi nói chuyện hôm nay là 'Mười hạnhnguyện của Bồ-tát Phổ Hiền', mà nó cấu thành một chương của kinh Hoa nghiêmvới tên gọi là 'Nhập bất khả tư nghì cảnh giới Phổ Hiền Bồ-tát hạnh nguyện.'

Hoa sen ngày Tết: Từ sự phi lý đến… hợp lý nhờ cái nhìn của tâm tưởng

Những biểu tượng về hoa sen, những điêu khắc về hoa sen vẫn được người đời tạc, đưa lên bàn thờ. PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng, người Việt thờ hoa sen ngày Tết chính là thờ những bông hoa sen nở trong tâm tưởng của chúng sinh, hướng về ý nghĩa cao đẹp, tinh khiết và gắn với lẽ đạo.