Từ sau năm 2030, 100% xe taxi đầu tư mới sử dụng xe điện

Theo lộ trình tại Quyết định 876, từ sau năm 2030, tại các đô thị, 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh. Sáng 24/5, Báo Giao thông tổ chức tọa đàm với chủ đề 'Xu hướng sử dụng xe điện kinh doanh taxi tại Việt Nam'.

Huy động nguồn vốn 'xanh' cho doanh nghiệp vận tải chuyển đổi xe điện

Các doanh nghiệp vận tải đang dành sự quan tâm rất lớn cho xe điện và quá trình chuyển đổi sẽ được thúc đẩy nếu có đủ cơ sở hạ tầng, khung pháp lý, nguồn tài chính.

Nhiều tài xế không muốn quay lại xe xăng bởi xe điện 'lợi đơn lợi kép'

Vượt qua sự nghi ngại của thị trường, xe điện đang dần khẳng định mình với doanh nghiệp về chi phí vận hành, trải nghiệm khách hàng và khả năng thu hồi vốn.

Báo Giao thông tổ chức tọa đàm về xu hướng dùng xe điện kinh doanh taxi

Tọa đàm 'Xu hướng sử dụng xe điện kinh doanh taxi tại Việt Nam' sẽ được Báo Giao thông tổ chức vào sáng mai (24/5) nhằm làm rõ lộ trình và những ưu điểm của xe điện trong hoạt động kinh doanh vận tải taxi.

Xây dựng nền hành chính vì Nhân dân phục vụ

Lấy sự hài lòng của Nhân dân làm mục tiêu của mọi sự phục vụ, nhiều mô hình hay, cách làm mới tạo sự thân thiện giữa chính quyền với người dân ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả, được Nhân dân tin tưởng, đánh giá cao.

Quy định điểm sạc điện tại trạm dừng nghỉ giúp giảm nỗi lo 'giữa đường hết pin'

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Bộ GTVT đã kịp thời cụ thể hóa Quyết định 876 về chuyển đổi xanh trong giao thông đường bộ, giúp người dùng xe điện bớt lo 'giữa đường hết pin'.

Tìm giải pháp thúc đẩy xe điện hai bánh

Ngày 4/4, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với Cơ quan Môi trường Liên hợp quốc, Ủy ban Châu Âu và Trường Đại học Công nghệ GTVT tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy các sáng kiến xe điện hai bánh tại Việt Nam'.

Phát triển xe máy điện cần động lực từ chính sách cụ thể

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2040 từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất xe máy xăng và đến năm 2050 có 100% xe máy điện tham gia giao thông. Nhưng thực tế việc chuyển đổi từ xe máy xăng sang xe máy điện còn chậm, Việt Nam đang bỏ lỡ cơ hội phát triển mạnh mẽ ở thị trường xe máy điện vì thiếu những chính sách rõ ràng.

Tăng tốc chuyển đổi xanh

Tiến tới chuyển đổi xanh, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm tạo tiền đề, bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực giao thông vận tải, chuyển đổi năng lượng.

Những con đường 'xanh'

Việt Nam cam kết đưa khí phát thải ròng về 0 vào năm 2050 và để hiện thực hóa mục tiêu này, đẩy mạnh phát triển giao thông xanh là một trong những việc cần làm.

Thêm bước tiến cho giao thông xanh

70 xe điện phục vụ du khách ở TP HCM sắp được triển khai. Việc này được kỳ vọng đa dạng hóa sản phẩm du lịch, phát triển kinh tế đêm, phù hợp lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh

Hà Nội nỗ lực xanh hóa mạng lưới xe buýt vào năm 2035

Theo lộ trình, đến năm 2035, toàn bộ mạng lưới xe buýt trên địa bàn Thủ đô sẽ chuyển sang buýt xanh (nhiên liệu sạch thân thiện môi trường) và tăng sản lượng khách chuyển từ phương tiện cá nhân sang vận tải công cộng. Để đạt được mục tiêu, Hà Nội đã và sẽ làm gì để lộ trình này có tính khả thi?

Cần gỡ nhiều rào cản để phát triển xe buýt điện

Mặc dù tỉ lệ sử dụng phương tiện năng lượng xanh của Hà Nội hiện nay khoảng 13,6%, con số này còn khiêm tốn so với những mục tiêu, kỳ vọng đặt ra, song qua hơn 1 năm đưa các phương tiện vào sử dụng, nhân dân và hành khách đều bày tỏ thái độ ủng hộ, đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của loại buýt này. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm 'Hà Nội làm gì để xanh hóa xe buýt?' do Báo Giao thông tổ chức chiều 28/11.

Cần vượt qua 3 khó khăn, rào cản khi chuyển đổi phương tiện xanh, sạch

Hiện nay, chi phí đầu tư phương tiện xanh cao gấp 2,4 lần so với xe buýt truyền thống sử dụng diesel. Cùng đó, phải đầu tư các trạm sạc, trạm cấp nhiên liệu cũng gặp nhiều khó khăn.

Việt Nam quyết tâm đến đâu trong mục tiêu giảm phát thải ròng ngành giao thông?

Những nỗ lực của Việt Nam nhằm đưa mức phát thải ròng về '0' vào năm 2050 đang được cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực. Trong đó, ngành giao thông vận tải với đại diện là ô tô, xe máy, xe buýt điện sẽ đóng vai trò dẫn dắt trong tiến trình chuyển đổi xanh.

Giải pháp nào phát triển xe điện tại Việt Nam?

Ngày 10/11, Hội thảo 'Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện' được Báo Giao thông tổ chức tại Hà Nội. Với sự tham gia của hàng trăm đại biểu, hội thảo đã thảo luận, đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi năng lượng xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT) tại Việt Nam.

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi phương tiện giao thông điện tại Việt Nam?

Những năm qua, doanh số bán xe điện tại Việt Nam đã có những bước tiến mới khi hàng loạt mẫu xe điện được bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, để người dân có thể chuyển đổi từ việc dùng xe động cơ đốt trong truyền thống sang xe điện vẫn là vấn đề gặp nhiều khó khăn do lo ngại về cơ sở hạ tầng, giá thành và vận hành hàng ngày...

Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện

Sáng 10/11, tại Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông điện'.

Việt Nam đã có 22.000 ô tô thuần điện được cấp phép sử dụng

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lượng xe ô tô điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu tại Việt Nam tăng nhanh trong những năm gần đây. Đến nay đã có khoảng 22.000 ô tô thuần điện và hơn 11.000 xe hybrid sản xuất nội địa và nhập khẩu được cấp phép lưu hành.

Việt Nam phát triển ô tô không khói, cần tính đến xe chạy khí hydro

Việt Nam đặt mục tiêu xanh hóa giao thông xanh, giảm phát thải ròng khí nhà kính về 0 vào năm 2050. Bên cạnh chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong sang xe điện thì xe chạy khí hydro cũng là một giải pháp cần tính đến.

Việc 'xanh hóa' giao thông tại Hà Nội đang đi theo hướng tích cực (Bài 3)

Đến năm 2030, Hà Nội phải thực hiện được mục tiêu đạt 45% giao thông công cộng, đi cùng với đó là gia tăng tỷ trọng các phương tiện giao thông sử dụng điện.

Thanh Hóa: Xác lập kỷ lục mới trên bảng xếp hạng cải cách hành chính (Bài 1): Những con số ấn tượng

Nếu như năm 2021, Thanh Hóa đã ghi dấu ấn vô cùng đậm nét trên bảng xếp hạng PAPI thì năm 2022, Thanh Hóa còn bứt phá 'ngoạn mục' hơn nữa khi xuất sắc vượt qua nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và 'về đích' ở vị trí thứ 3 Chỉ số PAPI, thứ 5 Chỉ số SIPAS và thứ 10 Chỉ số PAR INDEX. Hơn 10 năm chính thức tham gia các bộ chỉ số, đây là năm đầu tiên Thanh Hóa xác lập cùng lúc nhiều kỷ lục ấn tượng, trở thành 'nhân tố mới' trên bảng xếp hạng của cả nước.

'Xanh hóa' phương tiện giao thông: Hướng đi tất yếu của Việt Nam [Bài 3]

Liên quan đến vấn đề làm sao để giảm khí thải phương tiện giao thông, Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có cuộc phỏng vấn với TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Bộ GTVT kiến nghị sửa quy định niên hạn đầu máy, toa xe đường sắt

Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị sửa quy định về niên hạn đầu máy, toa xe của lĩnh vực đường sắt cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Bộ Giao thông ủng hộ điều chỉnh niên hạn đầu máy, toa xe đường sắt phù hợp tình hình Việt Nam

Bộ GTVT nhận thấy đề xuất về định hướng sửa đổi nội dung liên quan đến niên hạn đầu máy, toa xe tàu hỏa là có cơ sở và cần thiết phải xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam

Sửa quy định niên hạn đầu máy, toa xe đường sắt

Bộ GTVT thống nhất định hướng sửa quy định niên hạn đầu máy, toa xe, đề xuất điều chỉnh thời điểm thực hiện.

Mỗi ngày, Hà Nội tăng thêm 1.100 phương tiện cá nhân các loại

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, mỗi năm Thủ đô tăng 390.000 phương tiện; mỗi tháng tăng 32.750 phương tiện; mỗi ngày tăng 1.100 phương tiện các loại…

Khó có không khí sạch khi phương tiện cá nhân tại Hà Nội không ngừng tăng

Để giảm ô nhiễm môi trường tại Hà Nội, Sở GT-VT đã xây dựng cơ chế hỗ trợ khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hàng năm số phương tiện cá nhân vẫn tăng rất lớn, trong khi hạ tầng dành cho người đi bộ bị thu hẹp.

Cần lộ trình và cơ chế chuyển đổi taxi sử dụng năng lượng xanh

Theo Quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. Theo Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam thì việc chuyển đổi xe sử dụng năng lượng xanh và công tác kiểm soát khí thải phương tiện giao thông là chủ trương đúng đắn, nhằm hướng tới thành phố văn minh, sạch đẹp. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này thì các Bộ, ngành cũng như Chính phủ cần có lộ trình phù hợp, đặc biệt là có cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, đặc biệt là taxi chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh.

'Xanh hóa xe buýt': Cần lộ trình thích hợp và cơ chế đột phá về nguồn vốn

Theo Quyết định 876 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2025, 100% xe buýt hoạt động tại 5 đô thị trực thuộc Trung ương sử dụng điện, năng lượng xanh. Dù vậy, mục tiêu này rất khó để triển khai cũng như cần chính sách đột phá.

Bộ Nội vụ triển khai Đề án xác định Chỉ số cải cách hành chính

Sáng 22/11, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai Đề án 'Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương' giai đoạn 2022 - 2030 và Kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2022.