Cơ hội cải thiện sinh kế

Điện Biên có khoảng 70% diện tích tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp trong đó có các loại cây dược liệu. Thực tế, tại một số huyện đã phát triển vùng trồng cây dược liệu song cần thêm sự hỗ trợ từ cơ chế, chính sách để khuyến khích người dân trồng dược liệu dưới tán rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ rừng.

Phòng cháy hơn chữa cháy

Thời tiết hanh khô kéo dài những ngày gần đây dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Để chủ động giải pháp hạn chế các vụ cháy gây thiệt hại về rừng, lực lượng chức năng và các địa phương trong tỉnh luôn xác định phòng cháy là yếu tố cốt lõi. Trong đó tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho người dân nắm bắt các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); góp phần nâng cao nhận thức về PCCCR cho cộng đồng cũng như mỗi người dân.

Để người dân thêm gắn bó với rừng

Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) triển khai có hiệu quả đã mang lại những chuyển biến tích cực trong việc bảo vệ, phát triển và chăm sóc rừng. Đặc biệt là việc thay đổi từ nhận thức cho đến hành động của người dân đã góp phần to lớn vào kết quả nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh hằng năm. Từ đó đã mang lại cho Điện Biên những cánh rừng xanh bạt ngàn, phủ khắp từ những dãy đồi, ngọn núi, xen đến cả các bản làng vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Khởi tố đối tượng chống người thi hành công vụ khi tham gia giao thông

Công an huyện Tuần Giáo vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lò Văn Điệp (sinh năm 2007), hộ khẩu thường trú tại bản Nong Tấu, thị trấn Tuần Giáo về tội chống người thi hành công vụ và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú. Quyết định khởi tố đã được Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tuần Giáo phê chuẩn.

Góp yêu thương chăm lo trẻ mồ côi, khó khăn

'Mẹ đỡ đầu' là chương trình ý nghĩa đang được hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã trên địa bàn huyện Tuần Giáo triển khai thực hiện. Chương trình hướng đến chăm lo cho trẻ mồ côi, trẻ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn, để các con có điều kiện sống tốt hơn, được đến trường như bạn bè đồng trang lứa.

Khẳng định chỗ đứng nông sản Điện Biên trên thị trường

Cùng với tiềm năng, lợi thế về phát triển các sản phẩm đặc sản, việc chuyển đổi cơ cấu, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường các hoạt động quảng bá đã góp phần mở ra hướng đi bền vững cho ngành Nông nghiệp Điện Biên. Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh đã và đang được sản xuất gắn với việc mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ; qua đó từng bước giới thiệu, lan tỏa các sản phẩm nông nghiệp tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng, vươn xa tới thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Bài 4: Hái quả sau gần 70 năm 'ươm trồng' con chữ

Trong chặng đường phát triển của tỉnh nhà có sự đóng góp vô cùng quan trọng của các lớp xóa mù chữ (XMC). Giá trị của con chữ luôn được khẳng định. Tuy nhiên với đặc thù vùng cao, Điện Biên vẫn tồn tại những khó khăn, cần có giải pháp thực hiện tốt mục tiêu đặt ra, để Điện Biên sau 70 năm giải phóng luôn duy trì vững chắc và cao hơn kết quả XMC.

Mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng ngày càng phát huy hiệu quả

Mô hình trồng dược liệu quý dưới tán rừng đạt hiệu quả cao đang được nhiều địa phương áp dụng và ngày càng phát huy hiệu quả, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phát triển cây dược liệu ở Điện Biên: Đổi đời cho người dân

Điện Biên có tiềm năng phát triển các loại cây dược liệu quý như cẩu tích, sa nhân, thảo quả, đẳng sâm... theo hướng tập trung gắn với chế biến, dựa vào thế mạnh có diện tích rừng lớn, góp phần nâng cao đời sống cho người dân.

Làm sao để phát huy hiệu quả 'kép' trong phát triển cây dược liệu?

Việc phát triển cây dược liệu không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen các loại cây thuốc quý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành Y học cổ truyền.

Cả nước có hơn 10,1 triệu ha rừng tự nhiên: Tiềm năng lớn để phát triển trồng dược liệu dưới tán rừng

Nước ta có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều khu vực là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm.

Điện Biên đưa cây dược liệu quý trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của huyện Tuần Giáo

Tỉnh Điện Biên đặt ra mục tiêu đưa cây dược liệu, đặc biệt là các cây dược liệu quý trở thành một trong những sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực của huyện, kết nối với sản phẩm chủ lực của tỉnh và cả nước.

Trồng cây dược liệu đem lại thu nhập, thay đổi đời sống của người dân

Trên thực tế, hiện nay việc trồng cây dược liệu đã và đang đem lại thu nhập từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng/ha. Dược liệu không chỉ khẳng định vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân mà còn mang lại nhiều nguồn lợi về kinh tế làm thay đổi đời sống của người dân vùng trồng dược liệu...

Lớp học xóa mù chữ cho người dân tộc Mông

Thấu hiểu được những khó khăn, thiệt thòi của đồng bào dân tộc Mông khi không biết chữ, một cô giáo đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để mang 'con chữ' đến với đồng bào.

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở Điện Biên

Với 694.753 ha diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp, chiếm 72,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích đất có rừng là 407.030 ha, cùng những lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, tỉnh Điện Biên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, giúp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS.

Giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở Tênh Phông

Xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo có 305 hộ với hơn 1.700 nhân khẩu, 100% người dân tộc Mông. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn tồn tại. Nhằm ngăn ngừa, giảm dần tình trạng trên, Ðảng ủy, chính quyền xã Tênh Phông đã tích cực, đẩy mạnh kết hợp cùng các tổ chức, đơn vị trên địa bàn, tổ chức các cuộc truyền thông nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của người dân về vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn.

Tiềm năng phát triển dược liệu dưới tán rừng ở Điện Biên

Việc phát triển cây dược liệu dưới tán rừng không chỉ góp phần bảo tồn nguồn gen các loại cây thuốc quý, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn tạo ra vùng nguyên liệu bền vững cho ngành Y học cổ truyền.

Du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầu tư, khai thác

Với đặc thù tỉnh miền núi với kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, Ðiện Biên có tiềm năng để phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong khi loại hình du lịch này phù hợp với xu hướng du lịch xanh, góp phần phát huy được lợi thế của tỉnh, giúp chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp theo hướng liên kết, tích hợp đa ngành. Ðây cũng là một trong những giải pháp căn cơ, động lực để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, tại tỉnh ta, du lịch nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đầu tư khai thác một cách hiệu quả…

Từng bước nâng cao vai trò kinh tế tập thể

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 400 tổ hợp tác đang hoạt động; 306 hợp tác xã (HTX) với 9.727 thành viên, vốn điều lệ trên 860 tỷ đồng. Thời gian qua, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX đã có chuyển biến tích cực, HTX thành lập mới phát triển nhanh, hoạt động ngày càng đa dạng, hiệu quả.

Khó khăn đưa điện về vùng cao

Những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, đưa điện lưới quốc gia đến các bản vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đời sống của người dân từng bước thay đổi, nâng cao về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn tỉnh vẫn còn những 'vùng lõm' về lưới điện quốc gia. Ðây là lực cản lớn đối với công tác giảm nghèo, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan phong phú, nền văn hóa đa dạng, Ðiện Biên có tiềm năng rất lớn để trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, mang lại hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân. Thực tế cho thấy, trong những năm trở lại đây, loại hình du lịch này đang có bước phát triển và dần hình thành các khu, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh...

Tênh Phông mất mùa thảo quả

Thảo quả loại cây trồng từ lâu được xem là cây xóa đói giảm nghèo của người dân xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo. Mỗi mùa thảo quả về, là lúc người dân Tênh Phông rộn ràng, hối hả lên nương thu hái, vận chuyển, chế biến... Vất vả nhưng ai nấy đều vui vì nó chính là tín hiệu của ấm no hạnh phúc. Nhưng năm nay, Tênh Phông buồn hiu vì thảo quả mất mùa...

Ðiểm sáng phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc'

Là xã vùng cao có diện tích tự nhiên hơn 5.684ha, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông (hơn 99%), trình độ, nhận thức còn hạn chế, còn tồn tại một số hủ tục; tỷ lệ hộ nghèo cao, giao thông đi lại khó khăn nên các đối tượng thường lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội... Vì thế, những năm trước đây xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) được đánh giá là địa bàn phức tạp về an ninh trật tự (ANTT) với nhiều hoạt động trái pháp luật như: Phá rừng làm nương, tranh chấp đất đai, hoạt động tôn giáo trái phép...

Phát triển dược liệu quý tại vùng dân tộc thiểu số theo 'chuỗi giá trị'

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển vùng trồng dược liệu quý góp phần hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý bền vững, bảo tồn nguồn gen dược liệu và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tênh Phông mất mùa thảo quả

Tênh Phông là xã thuộc huyện Tuần Giáo, có độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, được bao phủ bởi diện tích rừng già nên khí hậu mát mẻ, ẩm ướt quanh năm. Chính vì vậy, Tênh Phông rất thích hợp để trồng dược liệu, trong đó có thảo quả. Hiện tại đang là thời điểm người dân thu hái diện tích thảo quả đã chín của gia đình. Xã Tênh Phông có hơn 305 hộ trồng thảo quả, thuộc 5 bản với diện tích hơn 83ha, đây là nguồn thu nhập chính, được bà con trông chờ nhất trong năm.

Nhiều địa phương thành công với mô hình trồng dược liệu dưới tán rừng

Bằng việc tận dụng tán rừng, nhiều địa phương đã triển khai mô hình trồng dược liệu quý dưới tán rừng đạt hiệu quả cao, đặc biệt tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng sinh kế từ lâm sản ngoài gỗ

Với hơn 407.000ha diện tích đất có rừng, ngoài chức năng lưu giữ, cung cấp nguồn nước và gỗ, rừng ở Ðiện Biên còn cung cấp nhiều loài lâm sản ngoài gỗ quý giá. Lâm sản ngoài gỗ thường có khối lượng nhẹ, vận chuyển dễ dàng, khả năng phục hồi nhanh, năng suất kinh tế cao, phù hợp với quy mô hộ gia đình nên dễ được người dân chấp nhận trong các chương trình xã hội nghề rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và cộng đồng.

Cây dược liệu - hướng phát triển kinh tế rừng bền vững

Ðiện Biên được đánh giá có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng bởi có diện tích quy hoạch lâm nghiệp và diện tích rừng khá lớn, là khu vực phân bố của nhiều loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, UBND tỉnh đã ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương, người dân phát triển cây dược liệu. Trong đó chú trọng hỗ trợ, hướng dẫn người dân tham gia liên kết sản xuất, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp phát triển các dự án trồng cây dược liệu trên địa bàn.

Thêm 'trợ lực' để phát triển dược liệu quý vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ tới 1 tỷ đồng/dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chuỗi giá trị cho cây dược liệu

Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu, hệ sinh thái đặc trưng, nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng. Nhiều khu vực là nơi sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây dược liệu đặc hữu, quý hiếm. Trong số các loài thực vật bậc cao đã được biết ở Việt Nam, có 5.117 loài và dưới loài sử dụng làm thuốc.

Huyện Tuần Giáo (tỉnh Điện Biên) bị thiệt hại ước tính 10 tỷ đồng do mưa lũ

Mưa lũ những ngày qua đã gây nhiều thiệt hại về tài sản của người dân và một số công trình tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Tuần Giáo thiệt hại ước tính 10 tỷ đồng do mưa lũ

Do ảnh hưởng của đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 29/7 - 9/8 đã gây nhiều thiệt hại về tài sản, sản xuất nông nghiệp của người dân và một số công trình giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện Tuần Giáo. Tổng giá trị thiệt hại ước tính 10 tỷ đồng.

Hiệu quả từ phát triển mô hình trồng cây dược liệu quý dưới tán rừng

Điện Biên có hơn 400 nghìn ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng của toàn tỉnh đạt khoảng 40%. Hiện nay, nhiều địa phương đang khai thác hiệu quả diện tích dưới tán rừng để trồng cây dược liệu. Đây cũng là giải pháp quan trọng để bảo vệ rừng theo Tiểu dự án 3 hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.

Tuần Giáo: Mùa lê đầu cho trái ngọt

Những ngày này, tại huyện Tuần Giáo, lê đang là nông sản được nhiều thương lái và người dân đến tận vườn tìm mua. Những quả lê mọng nước được trồng tại các xã: Tỏa Tình, Tênh Phông trở thành món quà tặng mà nhiều người ưa thích.

Đưa cây thoát nghèo về 'thủ phủ thuốc phiện'

Nhiều người già ở Tênh Phông kể lại, đầu những năm 90 trở về trước, vùng đất này bạt ngàn thuốc phiện.

Tiếp thêm động lực giúp người nghèo vươn lên

Đối với người nghèo, có được một mái nhà vững chãi là ước mơ! Hưởng ứng phong trào 'Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau', những năm qua từ nguồn Quỹ 'Vì người nghèo' và các nguồn hỗ trợ khác, phong trào xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, tham gia ủng hộ tích cực của xã hội. Từ đây, những ngôi nhà đại đoàn kết giúp hộ nghèo ổn định chỗ ở, an tâm lao động sản xuất, có thêm động lực vươn lên.

Bám bản 'gieo mầm' tương lai

'Muốn bám trụ ở bản vùng cao thì bên cạnh tình yêu nghề, thầy cô còn phải được bà con quý mến, đùm bọc…'

Thầy cô chung sức chống tảo hôn

Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, song nhiều học sinh vùng cao đã sớm bị gia đình vận động ở nhà lấy chồng.

Thu hút đầu tư lĩnh vực nhiều tiềm năng

Có nhiều tiềm năng phát triển các lĩnh vực: Nông - lâm nghiệp, năng lượng, đô thị, du lịch… những năm qua tỉnh đã và đang hoàn thiện những cơ chế, chính sách; đẩy mạnh cải cách hành chính thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nghiên cứu, khảo sát và đầu tư các dự án trên địa bàn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng dự án.

Thầy cô không đơn độc trên đỉnh Pơ Mu

Học sinh nghỉ học ngày đầu, thầy cô sẽ tìm hiểu, nhắc nhở. Nhưng bước sang ngày thứ 2, thứ 3 thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc.

Đưa thảo quả lên đỉnh mây mù

Đỉnh Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) quanh năm mây mù, sương giăng. Nơi đây nổi tiếng là thủ phủ của cây thảo quả nói riêng, dược liệu nói chung của huyện. Và là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư dự án phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Để có được thành quả ấy, khởi nguồn từ đôi tay cần mẫn của một người đàn ông dân tộc Mông - cũng là nguyên Bí thư Chi bộ xã Tênh Phông (nay là Đảng bộ) đã đưa những hạt giống thảo quả đầu tiên lên gieo trồng mảnh đất này.

Thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học vẫn khó

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, thời gian qua, các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh đã tích cực triển khai hướng tới số hóa trường học và đem đến sự thuận tiện cho phụ huynh học sinh. Tuy nhiên dù ngành giáo dục và đào tạo đã quyết tâm, tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các nhà trường tổ chức thực hiện, song việc thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học vẫn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

Đồng hành cùng lớp xóa mù ở rẻo cao

Ngày nhận công tác giảng dạy lớp xóa mù chữ, cô Lường Thị Châm dành toàn bộ tâm huyết để có bài giảng hay, khuyến khích học viên đến lớp.

Nỗ lực để người học không bị tái mù trở lại

Nhiều năm qua, Phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo nỗ lực để phổ cập xóa mù chữ, hạn chế tối đa các trường hợp bị tái mù do ít sử dụng tiếng Việt.

Gieo chữ trên đỉnh Tênh Phông

ĐBP - Trường Mầm non, Tiểu học và THCS xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo xây dựng trên đỉnh cao Tênh Phông, thuộc bản Ten Hon quanh năm mây mù bao phủ. Từ đây đi các bản đều là dốc xuống quanh co, trơn trượt. Ngoài bản trung tâm xã mà nhà trường đứng chân thì các bản còn lại đều chưa có điện lưới quốc gia, không sóng điện thoại hoặc chập chờn hứng sóng, đường xá đi lại khó khăn. Nhưng vượt lên những gian khó ấy, giáo viên các cấp tại đây vẫn bám bản, bám điểm trường, gieo con chữ, với tỷ lệ tối đa học sinh ra lớp.

Tận dụng lợi thế, phát triển vùng trồng cây dược liệu

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều địa phương trong tỉnh đã tận dụng khu vực có địa hình cao, khí hậu đặc thù để trồng cây dược liệu. Dù việc trồng cây dược liệu chưa phát triển rộng rãi và nhiều địa phương đang ở bước áp dụng thử nghiệm, song đó cũng là mô hình phát triển kinh tế mới để đánh giá hiệu quả thực tế, góp phần chuyển đổi có cấu cây trồng, hướng đến nhân rộng các mô hình nông nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.

Nỗ lực thu hút đầu tư

ĐBP - Thời gian qua, Điện Biên tập trung rà soát, nghiên cứu và ưu tiên lựa chọn những ngành, lĩnh vực có thế mạnh để mời gọi, thu hút đầu tư. Đồng thời tăng cường kết nối, tiếp cận các nhà đầu tư có tiềm lực đăng ký thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh.

Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng

ĐBP - Khai thác tiềm năng, lợi thế và liên kết trồng cây dược liệu dưới tán rừng, tạo ra chuỗi giá trị đã và đang mở ra hướng đi mới trên địa bàn tỉnh, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân.

'Cây tỷ phú' ở Tênh Phông

ĐBP - Trên địa bàn tỉnh, xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) là địa bàn duy nhất có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để trồng và nhân giống các loại sâm. Việc quan tâm, đẩy mạnh phát triển loài cây dược liệu này bước đầu đem lại những tín hiệu tích cực, mở ra hướng đi mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên ban tặng. Qua đó tạo sinh kế cho người dân trên địa bàn, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Ưu tiên vốn phát triển giao thông nông thôn

ĐBP - Những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã ưu tiên, tập trung nguồn lực; đặc biệt huy động sự chung sức, đóng góp của người dân để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn. Nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được mở mới, nâng cấp, sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân, thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững khu vực nông thôn.

Vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin: Bắt tạm giam Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình

Liên quan đến vụ việc rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin bị khai thác trái phép xảy ra tại địa bàn xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) vào tháng 7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên vừa bắt tạm giam thêm Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình và một kiểm lâm địa bàn để tiếp tục điều tra.

Hương thảo quả trên đất Tênh Phông

ĐBP - Nằm trên độ cao từ 1.200m - 1.800m so với mực nước biển, Tênh Phông là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo. Từ mảnh đất với nhiều 'cái khó - cái không', những tưởng mảnh đất này mãi 'dậm chân tại chỗ' nhưng hiện Tênh Phông đã thay da đổi thịt nhờ trồng và phát triển cây dược liệu, đặc biệt là thảo quả.