Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao Điện Biên đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Điện Biên đã được thấy ánh sáng điện, sử dụng các thiết bị điện, tạo động lực vươn lên.

Kéo điện về bản

Hành trình đưa điện về thắp sáng bản vùng cao đang được các huyện trong tỉnh quyết tâm thực hiện với mục tiêu xóa bản trắng điện lưới quốc gia. Đưa điện về bản cũng là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần sự tham gia vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và chính người dân. Đa dạng trong cách làm, tuyên truyền, vận động, kết nối nguồn hỗ trợ, bà con nhiều bản vùng cao ở Điện Biên đã được thấy ánh sáng điện, sử dụng các thiết bị điện, tạo động lực vươn lên.

Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sử dụng nhãn hiệu

Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều sản phẩm đã hết hạn công nhận hạng sao và phải đăng ký lại. Thế nhưng, nhiều chủ thể không tham gia hoàn thiện hồ sơ đánh giá, công nhận lại sản phẩm hoặc tham gia nhưng không đạt yêu cầu. Vì vậy nhiều sản phẩm được công nhận lần đầu đến nay đã hết hiệu lực, giá trị OCOP.

Chú trọng phát triển giao thông nông thôn

Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông nông thôn (GTNT) trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua tỉnh Điện Biên chú trọng huy động, lồng ghép các nguồn vốn xây dựng hệ thống GTNT đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân.

Huyện Điện Biên Đông ký thỏa thuận hợp tác với quận Ba Đình (Hà Nội)

Ngày 15/5, Đoàn công tác của Huyện ủy Điện Biên Đông do đồng chí Mùa A Vảng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc với Quận ủy Ba Đình, thành phố Hà Nội. Làm việc với đoàn có đồng chí Hoàng Minh Dũng Tiến, Bí thư Quận ủy Ba Đình.

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân 'cá', muốn cấp 'cần câu' cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân 'mồi câu'. 'Mồi câu' ở đây chính là điện lưới quốc gia.

Bàn giao 'Nhà tình nghĩa' và trao quà tặng gia đình chính sách tại Điện Biên

Ngày 20-4, tại TP Điện Biên Phủ và các xã Keo Lôm, Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, UBND thành phố Điện Biên Phủ, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn TNHH MTV, Báo Quân đội nhân dân phối hợp tổ chức Chương trình 'Nghĩa tình Điện Biên', kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954/ 7-5-2024).

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh Điện Biên

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba của ngành Y tế Hà Nội vừa tặng quà và khám bệnh miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình thuộc xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh Điện Biên

Gần 30 bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cuba (Hà Nội) tình nguyện khám, phát thuốc và xây nhà ăn tập thể cho học sinh vùng cao tỉnh Điện Biên.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Thầy giáo Tráng A Giống, Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT-Tiểu học Tìa Dình cho hay đây là dịp hiếm hoi trẻ em vùng cao được thăm khám sức khỏe miễn phí bởi điều kiện sống còn nhiều khó khăn.

Hơn 500 học sinh ở Điện Biên được thăm khám sức khỏe miễn phí

Sáng 13/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba tổ chức chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường PTDTBT-TH Tìa Dình, tại xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.

Giám sát việc giao đất, giao rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Điện Biên Đông

Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề 'việc thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp, chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR) giai đoạn 2019 – 2023', ngày 5/4 Tổ công tác số 1, đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Lỳ Thị Phương Diện, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách dẫn đầu thực hiện giám sát trên địa bàn huyện Điện Biên Đông.

Trao và truy tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng cho các đảng viên

Ngày 13/3 tại xã Tìa Dình, Huyện ủy Điện Biên Đông tổ chức Lễ trao tặng và truy tặng Huy hiệu 55 tuổi Đảng cho các đảng viên đợt 3/2.

Xã hội hóa – giải pháp hiệu quả xây dựng nhà văn hóa bản ở Điện Biên Đông (bài 3)

Bài 1: Trong cái khó… 'ló sáng kiến'Bài 2: Toàn dân đoàn kết xây nhà văn hóa bảnBài 3: Kết nối đa dạng hóa nguồn lực ĐBP - Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà văn hóa, song song với việc phát huy nội lực Nhân dân, huyện Điện Biên Đông đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đồng hành cùng các bản, tổ dân cư xây dựng nhà văn bản. Đồng thời, tăng cường kêu gọi, kết nối, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ kinh phí, tiếp sức cho người dân thực hiện phong trào thi đua về đầu tư xây dựng nhà văn hóa.

Xã hội hóa – giải pháp hiệu quả xây dựng nhà văn hóa bản ở Điện Biên Đông (bài 2)

Bài 1: Trong cái khó… 'ló sáng kiến'Bài 2: Toàn dân đoàn kết xây nhà văn hóa bảnĐBP - Trong điều kiện xuất phát điểm thấp, đối diện với nhiều khó khăn, thách thức song Nhân dân các bản, tổ dân cư đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm triển khai đầu tư xây dựng nhà văn hóa. Nhờ đó, mọi vướng mắc đều được giải quyết; quỹ đất do các hộ dân tình nguyện hiến; kinh phí, ngày công lao đông do người dân đóng góp. Cứ như vậy, trong 3 năm (2021 – 2023), hơn 100 nhà văn hóa bản, tổ dân cư được thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng trong niềm vui của nhân dân.

Khẳng định chỗ đứng nông sản Điện Biên trên thị trường

Cùng với tiềm năng, lợi thế về phát triển các sản phẩm đặc sản, việc chuyển đổi cơ cấu, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tăng cường các hoạt động quảng bá đã góp phần mở ra hướng đi bền vững cho ngành Nông nghiệp Điện Biên. Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh đã và đang được sản xuất gắn với việc mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ; qua đó từng bước giới thiệu, lan tỏa các sản phẩm nông nghiệp tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng, vươn xa tới thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

Ngắm loài hoa báo hiệu mùa xuân trên miền cao Tây Bắc

Khi hoa tớ dày (Pằng Tớ Dày) bung nở cũng là lúc các bản làng vùng cao Tây Bắc chuẩn bị bước vào mùa xuân. Ở nhiều nơi, hoa tớ dày còn được người dân coi là loài hoa báo hiệu mùa xuân.

TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ lưới điện nông thôn huyện Điện Biên Đông

Ngày 22/12, Đoàn công tác của UBND TP.Hồ Chí Minh do ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố làm trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Điện Biên Đông về việc đầu tư lưới điện nông thôn cho các xã trên địa bàn huyện.

162 hộ dân vùng cao xã Tìa Dình được sử dụng điện lưới quốc gia

Ngày 20/12, huyện Điện Biên Đông tổ chức đóng điện, đưa vào sử dụng công trình điện sinh hoạt 2 bản: Háng Sua và Tào La thuộc Dự án Hệ thống điện sinh hoạt các bản vùng cao xã Tìa Dình.

Chú trọng phát triển giáo dục trong xây dựng nông thôn mới ở Điện Biên Đông

Với những chính sách phát triển giáo dục đồng bộ trong quá trình xây dựng nông thôn mới, giáo dục vùng cao Điện Biên Đông đang từng bước khởi sắc.

Hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thời gian qua, Sở Công Thương tỉnh Điện Biên đã nỗ lực thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Liên kết sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững

Bí xanh Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông phát triển thành sản phẩm OCOP, đã từng liên kết bao tiêu sản phẩm vào mùa thu hoạch. Thế nhưng mùa thu hoạch bí Tìa Dình năm nay, nông dân Điện Biên Đông đang chật vật tìm đầu ra tiêu thụ bí. Dù đã thông tin, quảng bá trên mạng xã hội nhưng việc tiêu thụ bí xanh Tìa Dình vẫn khó khăn, tồn đọng cả tấn bí tại các gia đình.

Ðảm bảo chất lượng các công trình, dự án

Theo từng giai đoạn đầu tư, trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Việc đảm bảo tiến độ, chất lượng các công trình luôn là yêu cầu được các chủ đầu tư, nhà thầu quan tâm hàng đầu.

Để chương trình mục tiêu quốc gia phục vụ đắc lực cho đời sống của người dân

Đến thời điểm này, Điện Biên Đông là một trong những địa phương có tỷ lệ giải ngân Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) gặp nhiều khó khăn. Thời gian để về đích năm 2023 chỉ còn rất ngắn, UBND huyện đã và đang quyết liệt bằng nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Liên kết sản xuất nâng giá trị nông sản

Ðiện Biên có cánh đồng Mường Thanh diện tích hơn 4.100ha, rộng nhất khu vực Tây Bắc, là tỉnh có tiềm năng sản xuất nông nghiệp với nhiều đặc sản. Tiềm năng có song việc khai thác, phát triển thành vùng nguyên liệu, liên kết chuỗi sản xuất để nâng cao giá trị nông sản Ðiện Biên chưa được chú trọng đúng mức. Sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn nhỏ lẻ, manh mún; sản phẩm bán thô là chủ yếu, chưa qua chế biến; kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với doanh nghiệp thiếu bền vững, hạn chế... Ðó là những vấn đề đặt ra cần có giải pháp hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương để nâng cao giá trị nông sản Ðiện Biên.

Chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt còn bất cập

Sau nhiều tháng triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh cho thấy, nhóm thụ hưởng chủ yếu là người yếu thế, người cao tuổi; đặc thù địa bàn rộng, khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ khiến việc chi trả không dùng tiền mặt gặp nhiều khó khăn.

Nông thôn mới tạo nên những miền quê đáng sống ở Điện Biên

Vượt qua được phần nào khó khăn mang tính đặc thù trong xây dựng nông thôn mới giúp Điện Biên từng bước nâng số xã, số huyện về đích và cũng giúp bức tranh nông thôn vùng cao thêm tươi sáng.

Nghị quyết 'thắp sáng' huyện nghèo (2)

Bài 2: Bám bản, sát dân tạo sự đồng thuậnĐBP - 100% dự án đưa điện lên các bản vùng cao đều được thực hiện theo phương châm 'Nhà nước và Nhân dân cùng làm'. Từ đây phát sinh nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Điện Biên Đông để có được sự đồng thuận của người dân khi thực hiện các dự án. Với quyết tâm cao, huyện Điện Biên Đông đã phát huy vai trò gương mẫu đi đầu của cán bộ đảng viên, kiên trì bám bản, gần dân 'đi từng ngõ, gõ từng nhà' để tuyên truyền, thuyết phục bà con đồng thuận.

Nghị quyết 'thắp sáng' huyện nghèo (1)

Điện Biên Đông là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh; hệ thống hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, nhất là hệ thống điện lưới quốc gia. Trước năm 2020, Điện Biên Đông là huyện có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia thấp nhất tỉnh. Trước thực trạng đó, đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Điện Biên Đông ban hành Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 28/4/2021 (Nghị quyết 02) về xóa bản 'trắng' điện lưới quốc gia. Đảng bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị liên quan triển khai linh hoạt các giải pháp thực hiện mục tiêu phủ kín điện lưới đến các bản vùng cao, vùng sâu. Sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết 02, số bản, hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia liên tục tăng. Dự kiến đến cuối năm 2024, huyện Điện Biên Đông sẽ có 100% bản và trên 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, hoàn thành mục tiêu nghị quyết trước 1 năm.

Ðiện Biên Ðông thiếu nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông

Là một trong những nền tảng vật chất có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, song với huyện vùng cao Ðiện Biên Ðông, hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn. Ðây được xem là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP bền vững

Hiện nay toàn tỉnh có 56 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 4 sản phẩm đạt 4 sao và 52 sản phẩm đạt 3 sao. Nhằm nâng cao giá trị và phát triển bền vững sản phẩm OCOP, thời gian qua các ngành chức năng, địa phương đã tích cực phối hợp, triển khai giải pháp hỗ trợ các chủ thể từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu.

Ðiện Biên Ðông đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng

Thực hiện Kế hoạch 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai rà soát, hoàn chỉnh việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDÐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023, huyện Ðiện Biên Ðông đã đạt nhiều kết quả tích cực. Hiện nay, Ban Chỉ đạo cấp huyện, chính quyền các xã, thị trấn tập trung lực lượng, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng, nhất là đối với đất lâm nghiệp chưa có rừng.

Bài 2: Linh hoạt giải pháp đưa điện lưới lên vùng cao

Ðể từng bước xóa bản 'trắng' điện lưới, nhiều địa phương đã có những cách làm hay, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế. Từ ban hành nghị quyết chuyên đề; đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; tranh thủ hiệu quả các nguồn lực; vận động Nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng, chung tay đưa điện về bản.

Hỗ trợ 'cần câu' giúp người nghèo vươn lên

Là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, tỉnh Ðiện Biên xác định công tác xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng. Những năm qua với thông điệp 'Trao cần câu hơn trao con cá', thay vì phương thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân bằng các phần quà, tiền mặt, các chương trình, chính sách hỗ trợ người nghèo đã chuyển dần sang phương thức hỗ trợ xây dựng, triển khai các mô hình sinh kế, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tiễn. Ðồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hướng dẫn người dân cách thức nuôi trồng hiệu quả, khơi dậy cho người dân ý chí vươn lên, thoát nghèo bền vững.

Phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc' ở Ðiện Biên Ðông

Những năm qua, huyện Ðiện Biên Ðông được đánh giá là địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự (ANTT) với nhiều hoạt động phức tạp như: Tuyên truyền đạo trái phép; mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy; trộm cắp tài sản và các tệ nạn xã hội. Trước thực trạng này, Công an huyện Ðiện Biên Ðông đã tập trung đẩy mạnh thực hiện phong trào 'Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ)' nhằm đảm bảo ANTT, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội ra khỏi địa bàn.

Không để thiếu hàng hóa tại khu vực bị ảnh hưởng do mưa lũ

Ðảm bảo hàng hóa thiết yếu, đặc biệt tại địa bàn vùng cao, vùng trọng điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng là nhiệm vụ quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ. Tỉnh ta đã khảo sát, xây dựng phương án dự trữ, cung ứng phù hợp nhu cầu tiêu dùng của từng vùng, địa bàn trọng điểm có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn hàng, sốt giá.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thành Đô làm việc tại huyện Điện Biên Đông

Ngày 21/8, đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với huyện Điện Biên Đông về tình hình phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN trong 7 tháng đầu năm 2023; tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công; kết quả triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án trồng mắc ca trên địa bàn huyện.

Ðiện Biên Ðông nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Ðiện Biên Ðông đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Kết cấu hạ tầng được đầu tư; kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh đảm bảo; thu nhập của người dân được nâng cao, tỉ lệ hộ nghèo giảm, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc.

Phòng, chống thiên tai tại các vùng nguy cơ cao ở Tây Bắc

Do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao và khe suối sâu, độ dốc lớn nên hằng năm, các tỉnh khu vực Tây Bắc thường chịu nhiều thiệt hại bởi thiên tai, nhất là lũ quét, sạt lở đất. Trước thực trạng này, các địa phương vùng Tây Bắc đã có nhiều giải pháp để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Từ ngày 2 - 5/8, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra những trận mưa lớn kéo dài kèm theo gió lốc đã gây thiệt hại nhiều nhà cửa, diện tích sản xuất nông nghiệp, sạt lở đất đá làm ách tắc giao thông. Hiện nay, các địa phương, đơn vị đang huy động lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả, đảm bảo giao thông, hỗ trợ người dân sớm ổn định sản xuất.

Phát huy vai trò của cơ quan dân cử

Trong ngày làm việc đầu tiên, một trong nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 11 là nghe Thông báo của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đến sau kỳ họp thứ 10, HÐND tỉnh khóa XV. Trong đó có những kiến nghị rất thiết thực, liên quan đến phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội.

Thay đổi nhận thức người dân thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp

Nhằm thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả sang hướng nâng cao năng suất, giá trị cây trồng, vật nuôi, những năm qua các cấp, ngành chuyên môn đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp trình diễn, kiểu mẫu… tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống và thu nhập của người dân.

Nhức nhối nạn tảo hôn ở Điện Biên Đông

Không có kế sinh nhai, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào sự chu cấp của bố mẹ, thiếu kiến thức sinh sản... đó là những vấn nạn mà các học sinh ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đang gặp phải do tảo hôn.

Khó thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Hỗ trợ sản xuất là một trong những nội dung quan trọng trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025. Hoạt động hỗ trợ sản xuất gồm: Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ và hỗ trợ phát triển sản xuất đặc thù. Giai đoạn 2021 - 2025, cả 3 chương trình MTQG đều có nguồn vốn sự nghiệp để triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất. Tuy nhiên, do nguồn vốn năm 2022 phân bổ muộn nên tỷ lệ giải ngân nguồn vốn sự nghiệp rất ít, phần vốn chưa được giải ngân được chuyển sang năm 2023. Đến nay, các địa phương vẫn gặp khó trong việc triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất đến các đối tượng của chương trình MTQG.

Tiến độ giao đất, giao rừng vẫn chậm

Thực hiện Kế hoạch số 2783/KH-UBND ngày 20/9/2019 của UBND tỉnh, toàn tỉnh có gần 360.150ha (trong đó hơn 88.235ha đất lâm nghiệp có rừng và gần 271.915ha đất lâm nghiệp chưa có rừng) phải rà soát, đo đạc thành lập bản đồ giao đất giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất (GCNQSDĐ) lâm nghiệp giai đoạn 2019 - 2023. Thời gian qua, mặc dù UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo giao đất, giao rừng, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp tỉnh thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các sở, ngành liên quan và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện, nhưng đến nay tiến độ đang rất chậm so với yêu cầu kế hoạch.

Điện Biên Đông đưa điện về tận bản

Điện - một trong những điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết với nhu cầu cuộc sống người dân, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nơi bản làng vùng cao. Xác định được tầm quan trọng đó, thời gian qua, huyện Điện Biên Đông đã tập trung nhiều nguồn lực khác nhau để đầu tư, triển khai các chương trình, dự án đưa điện về vùng cao, xóa các 'bản trắng' về điện lưới quốc gia; giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Điện Biên Đông tổ chức xét xử lưu động 5 vụ án ma túy

Ngày 15/6, tại xã Chiềng Sơ, Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên Đông tổ chức xét xử lưu động 5 vụ án ma túy với 6 bị cáo gồm: Lò Văn Hưng, Lò Văn Chiều cùng SN 1992 và cùng trú tại xã Chiềng Sơ; Vì A Dính (SN 1984) trú tại bản Na Su, xã Tìa Dình; Hạng A Chư (SN 1960), trú tại bản Pu Nhi B, xã Pu Nhi; Lò Văn Thim (SN 1967), bản Che Phai và Quàng Văn Phính (SN 1975), bản Na Cai, cùng trú trên địa bàn xã Luân Giói.

Đầu tư kiên cố hóa giao thông nông thôn

Những năm qua, tỉnh Điện Biên đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, huy động tối đa nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn (GTNT). Nhờ đó, tỷ lệ đường GTNT trên địa bàn được nhựa, bê tông hóa ngày càng cao, giúp người dân đi lại, thông thương hàng hóa thuận lợi.

Tết Thiếu nhi ở lưng đồi

Những đứa trẻ nơi bản nghèo nằm vắt vẻo trên lưng chừng núi vẫn thường ngày đầu trần, chân đất.