Gìn giữ điệu xòe Thái Mai Châu

Điệu xòe Thái ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Gìn giữ điệu xòe Thái Mai Châu

Điệu xòe Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng đọng với 'Bản hòa âm đất nước' ở xứ Mường

Chúng tôi cùng các văn nghệ sỹ tỉnh Hòa Bình tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 do Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh phối hợp Trường THPT Ngô Quyền (TP Hòa Bình) tổ chức. Dẫu được tổ chức trước Tết Nguyên Tiêu - Ngày Thơ Việt Nam 3 ngày (ngày 21/2/2024, tức ngày 12 tháng Giêng) và là ban ngày, không phải đêm thơ như thường lệ nhưng ngày thơ vẫn tròn đầy cảm xúc và ý nghĩa.

Tưng bừng lễ hội Xên Mường

Âm thanh khèn bè réo rắt, điệu khắp Thái ngân vang cùng tiếng chiêng, tiếng trống dồn dập thay lời mời gọi người dân và du khách đến với lễ hội Xên Mườngcủa đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu. Năm Giáp Thìn – 2024, lễ hội Xên Mường được tổ chức quy mô cấp huyện. Đặc sắc hơn bởi trong không gian của lễ hội đã diễn ra sự kiện đón bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tập quán xã hội và tín ngưỡng Keng loóng.

Mê mẩn thổ cẩm của người Thái Mai Châu

Trong cộng đồng dân tộc Thái Tây Bắc nói chung và ở huyện Mai Châu nói riêng, nghề dệt thổ cẩm là nét văn hóa có từ lâu đời. Qua đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của người phụ nữ Thái đã tạo ra những sản phẩm mang hồn cốt dân tộc.

Để những điệu Khắp Thái vang mãi vùng Mường Mùn

Cất lên đôi câu Khắp Thái mộc mạc, hai người phụ nữ dân tộc trong trang phục truyền thống chào đón đoàn khách đến với Đền Làng Bôn, một chốn thiêng, là nơi thờ tự tổ tiên của người Thái tại Mai Châu, Hòa Bình. Ngôi đền được xây dựng khang trang theo mẫu nhà sàn của người dân tộc Thái, tựa lưng vào những dãy núi cao, hướng thẳng ra cánh đồng trù phú của xã Chiềng Châu, Mai Châu.

Góp phần gìn giữ, phát triển nghề truyền thống

Nhằm khôi phục nghề dệt truyền thống của dân tộc Thái Mai Châu, được sự đồng hành, hỗ trợ của dự án Jica Nhật Bản với mục tiêu

Gìn giữ giá trị di sản sinh hoạt văn hóa

Đối với đồng bào dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, keng loóng là một trong những sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật. Ở đâu có bản làng người Thái, ở đó đều có thực hành sinh hoạt văn hóa keng loóng. Keng loóng diễn ra phổ biến trong đời sống của người Thái, từ những hoạt động sản xuất nông nghiệp đến các nghi lễ, tín ngưỡng, lễ hội.

Cây thị xóm Mỏ - cây di sản Việt Nam

Cùng với bản Lác, hang Láng, hang Piềng Kẻm, cây thị xóm Mỏ - cây di sản Việt Nam gắn với vùng đất Mường Thượng, xã Chiềng Châu (Mai Châu). Một số người làm du lịch ở địa phương đang ấp ủ thực hiện ý tưởng xây dựng chuỗi hoạt động trải nghiệm với lịch trình cây thị xóm Mỏ - bản Lác - hang Piềng Kẻm để góp phần giới thiệu, quảng bá về điểm đến Chiềng Châu tươi đẹp, mang giá trị lịch sử và giàu bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

Vấn vương xòe Thái Tây Bác

Múa xòe có từ bao giờ, không ai nhớ. Chỉ biết từ xa xưa, người Thái đã có câu hát: 'Không xòe không vui/ không xòe cây ngô không ra bắp/Không xòe cây lúa không trổ bông/Không xòe trai gái không thành đôi'. Bởi vậy, trong cuộc vui nào, đồng bào Thái cũng múa xòe. Vì rằng: 'Anh không xòe thì hoa héo đi/ Em không xòe trời xuân qua đi...'. Với người Thái Tây Bắc nói chung và người Thái Mai Châu nói riêng, múa xòe như một phần của cuộc sống.

Nét đẹp sinh hoạt keng loóng của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Mai Châu

Không chỉ thực hành trong các phong tục, nghi lễ truyền thống, sinh hoạt keng loóng được đồng bào dân tộc Thái ở huyện Mai Châu bảo tồn và trở nên phổ biến trong đời sống, nhất là vào những ngày vui, dịp lễ hội. Đồng thời, trở thành hình thức trình diễn nổi bật phục vụ hoạt động du lịch và các sự kiện văn hóa.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Với 6 dân tộc chính, trên 74% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), mỗi dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh có bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, giá trị văn hóa (GTVH) của đồng bào DTTS được lưu giữ khá đa dạng, phong phú về văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục…

Học Bác từ những việc làm giản dị

Trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được 125 mô hình điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tỉnh đã giới thiệu 103 mô hình để Ban Thi đua - khen thưởng T.Ư tuyên truyền trên tạp chí Thi đua - khen thưởng và các cơ quan truyền thông T.Ư. Các mô hình, điển hình tiên tiến không chỉ đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà còn tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Sự giao thoa văn hóa các dân tộc tạo nên vẻ đẹp bản sắc văn hóa Hòa Bình

Các dân tộc Mường, Thái, Tày, Mông, Dao... chung sống tại mảnh đất Hòa Bình đã diễn ra sự gặp gỡ, trải nghiệm, chia sẻ và giao lưu với nhau qua hàng mấy thế kỷ. Bối cảnh đó đã tạo nên vẻ đẹp của sự hội tụ và tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc cùng cộng cư trên mảnh đất văn hóa Hòa Bình.

Huyện Mai Châu bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái

Huyện vùng cao Mai Châu được biết đến là địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Thái. Dẫu trong nhịp sống hiện đại, bạn ít gặp hình ảnh người dân mang trang phục truyền thống hàng ngày nhưng nét văn hóa Thái vẫn thấm đẫm qua lời ăn, tiếng nói, phong tục tập quán hay nếp nhà sàn, các hoạt động lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ…

Rực rỡ sắc màu Phiên chợ vùng cao

Lần đầu tổ chức nhằm chào mừng sự kiện SEA Games 31, đồng thời giới thiệu, quảng bá văn hóa địa phương, góp phần xúc tiến thương mại, du lịch, Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2022 diễn ra tại TP Hòa Bình đã tái hiện không gian văn hóa truyền thống các dân tộc với đa dạng sắc thái. Các hoạt động của Phiên chợ để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách và Nhân dân về chợ phiên vùng cao rực rỡ sắc màu, mang đến nhiều trải nghiệm. Dưới đây là những hình ảnh sinh động tại Phiên chợ được phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại:

Ngày xuân nhớ ẩm thực đồng bào Thái Mai Châu

Trong những ngày đầu năm, tôi lại tìm đến vùng đất xinh đẹp - Nơi đó, có một món ăn đã đi vào những câu thơ thật đẹp: 'Mai Châu mùa em thơm nếp xôi'. Ngay cả nếp xôi cũng mặn mà quyến rũ như chính những người phụ nữ Thái!

Keng Loóng vũ điệu mùa xuân

Hiếm có nơi nào, dân tộc nào lại có sự sáng tạo như người Thái huyện Mai Châu bởi họ biết biến đồ dùng và công cụ lao động hàng ngày trở thành một loại nhạc cụ độc đáo, đó là keng loóng. Trong không khí ngày xuân, keng loóng là phần quan trọng góp vui. Các cô gái Thái Mai Châu vốn đã rất duyên dáng trong bộ váy dài truyền thống càng đẹp hơn khi cùng nhau keng loóng.

Bảo tồn nghệ thuật múa Keeng Loóng dân tộc Thái huyện Mai Châu

Nói đến người Thái ở huyện vùng cao Mai Châu thì Keeng Loóng là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây, đặc biệt trong các dịp lễ hội như: Lễ mừng cơm mới, lễ Xên bản, Xên mường, lễ Chá chiêng, Tết Nguyên đán... góp phần nuôi dưỡng cốt cách, tâm hồn người Thái trên địa bàn.

Đắm say bản Thái Mai Châu

Mai Châu là vùng đất hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, những bản làng của đồng bào dân tộc Thái còn lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống trong nếp ăn, nếp ở, hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn làm đắm say, thu hút du khách khi đến với thung lũng Mai Châu.

Huyện Mai châu: Giữ nét đẹp trang phục dân tộc

Ở các xã vùng cao Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), bà con người Mông thường xuyên mặc trang phục truyền thống dân tộc. Trang phục nam giới gồm áo, thắt lưng, quần với màu sắc chủ yếu là màu đen. Nữ giới có khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp và đồ trang sức. Điều đặc biệt, đây đều là những sản phẩm có được từ thành quả lao động, do bàn tay các mẹ, các chị làm ra, từ lúc trồng nguyên liệu, chuốt từng sợi đay đến dệt nên tấm vải để may thành áo, váy, quần. Bà con rất yêu quý, tự hào khi mang vẻ đẹp trang phục cả trong lao động, sản xuất và dịp lễ hội.

Học tập suốt đời để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no

Ngạn ngữ dân tộc Thái có câu 'Làm người thì học khôn cho đến chết, phụ nữ học thêu thùa cho đến già'. Đó cũng chính là câu châm ngôn mà mỗi thành viên trong gia đình chị Vì Thị Oanh, xóm Mỏ, xã Chiềng Châu (Mai Châu) luôn 'gối đầu giường' để có thêm động lực học tập, xây dựng gia đình trở thành 'Gia đình học tập' tiêu biểu của huyện Mai Châu cũng như toàn tỉnh.

Huyện Mai Châu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Mai Châu là vùng đất nên thơ, tươi đẹp, vùng đất với những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, dân tộc Mông. Nhiều năm nay, huyện Mai Châu quan tâm giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, góp phần tạo sức hút cho phát triển du lịch.

Huyện Mai Châu tươi đẹp, mộng mơ, cuốn hút du khách

Huyện Mai Châu sở hữu phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, mộng mơ, quyến rũ, khí hậu trong lành, văn hóa các dân tộc độc đáo tạo sự cuốn hút, hấp dẫn, từ lâu đã có tên trong bản đồ du lịch Việt Nam. Huyện đã có những giải pháp, việc làm cụ thể khai thác tiềm năng, lợi thế đặc thù này, hướng tới mục tiêu xây dựng Mai Châu là điểm đến hấp dẫn, thân thiện, an toàn cho du khách.

Gọi tên những nông đặc sản tiêu biểu Hòa Bình

Dù mới triển khai Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (Chương trình OCOP), thế nhưng qua một năm thực hiện, đến nay tỉnh ta đã có 24 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP và gắn sao, trong đó có 8 sản phẩm 4 sao và 16 sản phẩm 3 sao. Đây là những đặc sản, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hòa Bình. Mục tiêu đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có trên 50 sản phẩm OCOP được gắn sao. Việc xếp hạng, gắn sao cho các loại nông sản 'đặc sản' của địa phương đang mở ra nhiều cơ hội hơn để các loại nông sản có chất lượng vươn ra thị trường rộng lớn hơn.

Làng nghề mang mùa xuân đến sớm

'Trời rét thế này được quàng chiếc khăn thổ cẩm dày dặn, điệu đà thật là ấm mà vẫn rất đẹp. Nhìn chị em các dân tộc xúng xính váy áo truyền thống, rực rỡ khăn quàng, cạp váy thổ cẩm cùng nụ cười rạng rỡ tựa hoa đào, hoa mai bung nở mà như thấy mùa xuân gõ cửa núi rừng Hòa Bình. Thế là Tết này mình đã có đồ đẹp để du xuân' - Vừa háo hức chọn mua chiếc khăn thổ cẩm, Bích Hà người con gái Hà Thành có nhiều duyên nợ với đất Mường vừa vui vẻ chuyện trò.