Thắm tình hữu nghị đặc biệt Sơn La - Hủa Phăn.Kỳ 1: Tình nghĩa vững bền hơn núi, hơn sông

Được hình thành, hun đúc trong truyền thống lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước của hai dân tộc Việt Nam – Lào, hai tỉnh Sơn La và Hủa Phăn từ lâu đã có mối quan hệ láng giềng thân thiết, gần gũi. Phát huy truyền thống đó, cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai tỉnh luôn vun đắp, gìn giữ, phát triển mối quan hệ đặc biệt vững bền hơn núi, hơn sông.

Thắm xanh mái nhà Tây Bắc

Được mệnh danh là 'mái nhà Tây Bắc', Sơn La là một tỉnh miền núi có 274,065km đường biên giới quốc gia, giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, là địa bàn sinh sống của cộng đồng 12 dân tộc anh em. Không những vậy, biên giới Sơn La hùng vĩ với dãy núi Pu Sam Sao hiểm trở là đường biên giới tự nhiên giữa hai tỉnh, là nơi lưu dấu bao truyền thuyết từ thuở 'khai thiên, lập địa', là nơi tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào luôn được khắc cốt ghi tâm trong lòng người dân hai bên biên giới.

Kết nghĩa bản - bản vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào

Với tinh thần đoàn kết hữu nghị, cùng giúp đỡ nhau phát triển, năm 2015, nhân dân các bản giáp biên giới của xã Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) và cụm Phiêng Sa (huyện Siềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn, Lào) đã tổ chức kết nghĩa. Từ đó đến nay, đời sống của nhân dân hai bên biên giới ngày càng nâng lên, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai bên biên giới ngày càng gắn bó.

Chung sức, chung lòng xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị

Sơn La là tỉnh vùng cao Tây Bắc, có đường biên giới dài hơn 270km, tiếp giáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Băng của nước bạn Lào. Trong những năm qua, nhân dân các bộ tộc Lào và đồng bào các dân tộc trên biên giới tỉnh Sơn La đã cùng nhau san sẻ khó khăn, bồi đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào. Đặc biệt, kể từ khi thực hiện mô hình 'Kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới' do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động, nhân dân hai bên biên giới đã tự giác chấp hành quy chế tự quản, quy chế kết nghĩa, giữ gìn và phát huy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai nước, đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới.

Quan hệ đoàn kết Việt - Lào mãi mãi xanh tươi

Quan hệ đoàn kết Việt Nam - Lào được hình thành từ trong lịch sử sinh tồn của mỗi quốc gia và ngày càng gắn kết khi trải qua những biến cố, thử thách khắc nghiệt. Mặc dù tình hình khu vực, quốc tế thay đổi không ngừng, song mối quan hệ thủy chung, trong sáng, thân thiết giữa nhân dân hai nước Lào - Việt Nam ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Trở lại Lao Khô

Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào, tại bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu vừa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây, ghi dấu sự kiện hoạt động cách mạng và xây dựng cơ sở cách mạng của Ban xung phong Lào - Bắc và lãnh tụ Cay-xỏn Phôm-vi-hản.

Khu di tích lịch sử cách mạng Việt - Lào tại Sơn La đón nhận bằng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

Sáng 29/8, tại tỉnh Sơn La đã diễn ra trọng thể lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.

Lao Khô - Địa chỉ đỏ trên vùng đất biên cương

Có một địa danh mà khi nghe tên, người ta liên tưởng đến một nơi xa lắc: Phiêng Sa. Xa, bởi địa danh ấy nằm sát đường biên giới phía tây, giữa huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào). Xa, bởi ngày xưa, đó là nơi dân cư thưa thớt, cả bản Phiêng Sa chỉ có 4 hộ gia đình đồng bào Mông sinh sống. Con đường về bản gập ghềnh, khúc khuỷu xuyên giữa những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, tìm đường tới đó đâu có dễ.

Biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào

Được khánh thành vào ngày 6/7/2017, Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã trở thành biểu tượng cao đẹp của quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào. Địa danh đặc biệt này là minh chứng cho tình quân dân Việt Nam-Lào trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Những hình ảnh tư liệu thắm tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Sơn La với các tỉnh Bắc Lào

Những hình ảnh tư liệu lịch sử ghi lại dấu ấn đậm nét về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, thủy chung, trong sáng giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào trong suốt chặng đường lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước và công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.

Giữ gìn, phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào

Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử, sự gắn bó máu thịt của tình đoàn kết giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng. Vì vậy, khai thác và phát huy giá trị của Khu Di tích sẽ góp phần củng cố tinh thần đoàn kết của hai nước, hai dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Vun đắp tình đoàn kết Việt - Lào nơi biên giới Lao Khô

Bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là căn cứ cách mạng Việt – Lào. Là nơi khắc ghi dấu ấn sự bao bọc, ân tình của người dân Việt Nam đối với lãnh đạo nước bạn Lào trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Trải qua hơn 70 năm, thế hệ con cháu và nhân dân trong bản Lao Khô đã tiếp nối, phát huy truyền thống cách mạng của ông cha để xây dựng vùng quê này.

Thắm mãi tình hữu nghị Việt - Lào

Những ngày tháng 4, chúng tôi có dịp trở lại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt cách mạng Việt Nam – Lào tại bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, chứng kiến không khí của những hoạt động hướng tới Kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào, 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào, cảm nhận được tình cảm, giá trị lớn lao của tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, được nhân dân hai nước dày công vun đắp suốt chiều dài lịch sử.

Di tích lịch sử Khu cách mạng Việt Nam - Lào được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Ngày 18/1, đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 93/QĐ-TTg, xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với 5 di tích, trong đó có Di tích lịch sử Khu căn cứ cách mạng Việt Nam - Lào, tại bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu.

Về miền quê của tình hữu nghị

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, bản Lao Khô 1, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu tự hào là nơi giúp đỡ, nuôi giấu cán bộ của nước bạn Lào hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng. Đây cũng là địa danh lưu giữ những giá trị to lớn về lịch sử, tình đoàn kết gắn bó keo sơn giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng.

Chạm tới Khang Su Văn

Khang Su Văn cao 3.012 m, được xếp hạng là đỉnh núi cao thứ 5 tại Việt Nam. Núi Khang Su Văn thuộc địa phận xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Muốn leo lên đỉnh Khang Su Văn, người ta thường chọn hướng đi qua xã Pa Vây Sử (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), lên gần đỉnh có cột mốc phân định biên giới Việt - Trung, mốc số 79 cao 2.880 m - cột mốc cao nhất biên giới này của Việt Nam do Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) quản lý.

Xuân Lao Khô

Con đường trải nhựa ngoằn ngoèo uốn lượn quanh các dãy núi dẫn chúng tôi đến Lao Khô, nơi có rất đông đồng bào dân tộc Mông thật thà, chất phác, sống an nhiên nơi biên giới của Tổ quốc. Nắng sớm len lỏi qua khe núi óng ả như tơ lụa, những nóc nhà rêu phong của đồng bào Mông hai bên đường, những cành đào mốc lẩn khuất sau làn sương sớm đang bật lên những nụ chúm chím hồng. Xa xa vọng về tiếng sáo mèo véo von, tha thiết như gọi mời. Nơi đây đã hiện hữu sắc xuân.

Chuyện về Anh Bảy Cay xỏn Phômvihản: Những nẻo đường Việt

Đã đành nơi cố quốc, dân các bộ tộc Lào nhắc nhớ nhiều đến vị Chủ tịch nước Cay Xỏn của mình. Nhưng ngay ở Việt Nam cái tên anh Bảy cũng vang lên ở nhiều vùng với âm hưởng mến, quen…

Triển khai Cuộc vận động sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề 'Khu căn cứ cách mạng Lao Khô – Biểu tượng quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào'

Ngày 12/8, Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề 'Khu căn cứ cách mạng Lao Khô – Biểu tượng quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào' đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất, thống nhất các nội dung triển khai Cuộc vận động.

Sơn La: Lao Khô nơi ghi dấu tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, bà con dân tộc Mông bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, đã giúp đỡ nuôi giấu cán bộ của nước bạn Lào hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng.

Yên Châu tự hào về Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam – Lào

Với truyền thống lịch sử và điều kiện tự nhiên khá đa dạng, huyện Yên Châu có 6 di tích lịch sử, 4 danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, trong đó, Khu di tích lịch sử Cách mạng Việt Nam-Lào là niềm tự hào của huyện Yên Châu nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung về tình đoàn kết hữu nghị với cách mạng Lào trong thời kỳ đầu xây dựng phong trào cách mạng của nước bạn Lào trên mảnh đất Yên Châu.

Khu căn cứ cách mạng Lao Khô: Biểu tượng quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (30/10/1949 - 30/10/2019, kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng tỉnh Sơn La (22/11/1952 - 22/11/2019), 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2019), ngày 3/12, tại thành phố Sơn La, Tỉnh ủy Sơn La phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học 'Khu căn cứ cách mạng Lao Khô - biểu tượng quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào'.

Khu căn cứ cách mạng Lao Khô – Biểu tượng quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (30-10-1949 - 30-10-2019) và các sự kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Lào, ngày 3-12, tại thành phố Sơn La, Tỉnh ủy Sơn La phối hợp Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học 'Khu căn cứ cách mạng Lao Khô - Biểu tượng mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào'.

Già làng uy tín của bản

Luôn gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, hoạt động của xã, bản, được nhân dân tin tưởng, yêu mến, già làng uy tín Tráng Lao Lử (bản Lao Khô I, xã Phiêng Khoài) đã và đang đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Yên Châu.

Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào tỉnh Bò Kẹo và Phông Sa Lỳ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La

Ngày 29/8, Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào tỉnh Phông Sa Lỳ do đồng chí Phon Sụ Chít Li La Vông, Bí thư Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn làm Trưởng đoàn và Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Lào tỉnh Bò Kẹo do đồng chí Sổm Sắc Ma Hạ Phổn, Phó Bí thư Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn Bò Kẹo làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại tỉnh ta. Đồng chí Vàng A Lả, Bí thư Tỉnh Đoàn Sơn La và các đồng chí trong Ban Thường vụ tỉnh Đoàn đón và làm việc với các đoàn.