Thực tế đã từng xảy ra ở những năm trước đây, nếu có bão và mưa lớn vào Ninh Bình thì huyện Gia Viễn là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Cũng vì thế, hàng năm, công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai PCTT) được các cấp, các ngành của huyện triển khai và lên kế hoạch từ rất sớm.
Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn) đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Du lịch về nguồn là hành trình văn hóa mang rất nhiều ý nghĩa. Đây là dịp du khách có cơ hội trải nghiệm, hiểu biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, cách mạng tại các di tích. Từ đó, hiểu hơn về cội nguồn tiên tổ, thấm thía hơn công lao to lớn của các bậc tiền nhân đối với quê hương, đất nước.
Những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội được huyện Gia Viễn đặc biệt chú trọng. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự quản lý, hướng dẫn hoạt động của các cơ quan chuyên môn đã giúp các lễ hội truyền thống được tổ chức trang trọng, an toàn, văn minh.
Ngày 24/2 (tức Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn), UBND xã Gia Hưng (huyện Gia Viễn) tổ chức khai hội đền Cát Đùn năm 2024. Đông đảo Nhân dân, du khách thập phương đã về chiêm bái và dâng lễ.
Sáng 18/6, tại UBND xã Gia Hưng, Câu lạc bộ Văn hóa đọc đa thế hệ Gia Hưng (xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn) đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (21/6/2003-21/6/2023).
Những ngày gần đây, cộng đồng du lịch Ninh Bình lại có dịp 'dậy sóng' vì câu chuyện 'thu tiền vô lý, đuổi cừu hộ cũng bắt trả tiền' ở đồng cừu xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn. Câu chuyện đáng tiếc một lần nữa nhắc nhớ chúng ta về việc cần sớm chấn chỉnh 'văn hóa du lịch', đừng nghĩ nó chỉ là những khẩu hiệu suông.
Sau một thời gian dịch tả lợn châu Phi tạm lắng, người dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đầu tư tái đàn lợn. Thế nhưng, khoảng 2 tháng trở lại đây, dịch bệnh này lại bất ngờ bùng phát mạnh trở lại, đẩy người chăn nuôi rơi vào khó khăn kép khi giá lợn hơi hiện cũng đang giảm sâu. Nếu không quyết liệt trong công tác chỉ đạo, để dịch tiếp tục lan rộng, người chăn nuôi kiệt quệ thì nguy cơ xóa sổ thành quả khôi phục đàn lợn trong thời gian qua của tỉnh ta là điều có thể xảy ra.