Hơn 10 năm gắn bó với công tác Hội, chị Đỗ Thị Lả - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Mường (xã Mường Than, huyện Than Uyên) luôn gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế và tích cực trong các hoạt động Hội. Bởi thế, nhắc đến gương tiêu biểu trong tổ chức Hội Phụ nữ, chị Lả được nhắc đến đầu tiên.
Lạc Sơn là huyện vùng sâu của tỉnh Hòa Bình, kinh tế, xã hội kém phát triển, cuộc sống người dân bản Mường này gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, cái nghèo, cái đói đeo bám năm này qua năm khác. Người dân Lạc Sơn phải đối mặt với nỗi lo khác còn lớn hơn, phát sinh vấn đề xã hội phức tạp, đó là số lượng người tâm thần có chiều hướng gia tăng. Làm sao để quản lý người tâm thần là câu chuyện nhức nhối và thách thức không nhỏ đối với cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đây.
Tối 25/10, chương trình Giao lưu nghệ thuật chào mừng Lễ khai mạc các hoạt động Du lịch mùa nước nổi trên sông Đà năm 2024 - 2025 được tổ chức tại Bến thuyền cơ khí TX. Mường Lay. Tham dự chương trình có các đồng chí: Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh.
Xã Tu Vũ được mệnh danh là 'thủ phủ' của dân tộc Mường ở huyện Thanh Thủy với dân số chiếm trên 70%. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tổ tiên đang dần bị mai một trong đời sống hiện đại, nhiều thế hệ nghệ nhân tâm huyết đã tìm về những mảnh đất cội nguồn của người Mường mang những loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó có cồng chiêng về phục dựng tại địa phương và truyền dạy cho thế hệ sau.
Anh lách mái chèo, con thuyền độc mộc ý tứ, nhẹ nhàng lướt qua cột đá đen trũi, đầu nhọn hoắt như những cái mỏ con ngốc. Nước từ dưới đáy sông sủi bọt lục bục như trong một chảo nước sôi khổng lồ. Tôi có cảm giác chỉ cần lỡ chân sa xuống, sẽ chìm nghỉm tận Thủy Cung như một viên cuội. Nhưng tôi không sợ, vì bên tôi đã có anh.
Tây Bắc, mảnh đất biên viễn xa xôi, không chỉ có phong cảnh hữu tình, có những nét văn hóa tộc người đặc sắc mà nơi đây còn lưu lại nhiều ngọn tháp cổ như tháp Mường Bám, Mường Luân, Mường Và. Trong đó, tháp cổ Mường Và là tháp ngọn tháp nổi tiếng ở xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Ở tượng tháp, người ta còn tìm được những pho tượng Phật cổ quý giá góp phần làm nên giá trị lịch sử của tháp Mường Và. Năm 1995, ngọn tháp cổ này đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe giữa thiên nhiên hoang sơ vẫn đang là xu thế. Và trong xu thế đó, loại hình nghỉ dưỡng tắm onsen như tại Serena Resort Kim Bôi ở Hòa Bình đặc biệt đáng giá, nhất là khi thời tiết miền Bắc chuyển mùa thu đông se se lạnh.
Trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ hiện có trên 80 cơ sở lưu trú, trong đó các cơ sở homestay đón và phục vụ trên 40% lượng khách du lịch. Trong phát triển du lịch cộng đồng ở thị xã có vai trò không nhỏ của phụ nữ.
Những việc làm cụ thể, những mô hình hiệu quả, sáng tạo; khơi dậy ý chí, nỗ lực vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân..., là kết quả tích cực trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại huyện Vân Hồ.
Đêm 22 rạng sáng 23/9, đất đá trên đồi cao đá sạt xuống, tràn vào hàng chục hộ dân ở bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tỉnh Sơn La, gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa và tài sản. Huyện Mường La đã di dời khẩn cấp hơn 60 hộ dân khỏi khu vực này.
Các bản Mường thuộc xã Cúc Phương ( Nho Quan) nay vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc sắc trong đời sống, sản xuất. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để Cúc Phương có điều kiện hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.
26 hộ dân với 126 khẩu ở huyện Quế Phong (Nghệ An) đã được cơ quan chức năng di dời đến nơi an toàn.
Từ ngày 21/9 đến ngày 23/9, trên địa bàn huyện Mường La xảy ra mưa lớn, xuất hiện nhiều vết nứt dài, có nguy cơ sạt lở ảnh hưởng đến nhà cửa của nhân dân, công trình tại một số xã.
Mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn huyện Mường La đã tích cực tham gia hỗ trợ công an các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, giữ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.
Với lòng yêu nghề mến trẻ, thầy giáo Vì Văn Nghiệp, trường mầm non xã Tà Hộc (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) luôn được đồng nghiệp và trẻ nhỏ quý mến…
Ngày 12/9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông tổ chức khánh thành, bàn giao bếp ăn bán trú cho học sinh bán trú tại điểm trường bản Mường Tỉnh BC, Trường Mầm non Sa Dung, xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông.
Chiềng Khoa là xã đầu tiên của huyện Vân Hồ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đầu năm 2020. Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025, xã có một số chỉ tiêu và tiêu chí chưa đạt. Cấp ủy, chính quyền xã đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phù hợp, hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2024.
Trước khi thực hiện di dân tái định cư thủy điện Sơn La, xã Mường Chiên là trung tâm huyện lỵ Quỳnh Nhai. Hiện nay, Mường Chiên còn 3 bản, cùng với tích cực phát triển kinh tế, nhân dân trong xã luôn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào Thái trắng miền quê bên sông Đà.
Song Khủa là một trong những xã có phong trào văn hóa, văn nghệ sôi nổi của huyện Vân Hồ. Bà con trong xã tích cực truyền khẩu các bài hát, truyền vai các điệu múa, truyền tay các nhạc cụ dân gian từ thế hệ trước cho thế hệ sau, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Thường Xuân là huyện miền núi có hơn 55% đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Những giá trị văn hóa độc đáo của người Thái đã tạo nên vẻ đẹp văn hóa của vùng đất 'Quế ngọc - Châu thường'. Để gìn giữ những giá trị văn hóa của người Thái, huyện Thường Xuân đã và đang triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2022 đến nay, huyện Cao Phong được giao 8,55 tỷ đồng để thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Trong đó, 6,8 tỷ đồng vốn đầu tư và 1,75 tỷ đồng nguồn vốn sự nghiệp. Đến nay, huyện đã giải ngân trên 6,2 tỷ đồng, đạt trên 72%.
Ngày 29 và 30/8, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ hội mừng cơm mới với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian... Đây là một trong những hoạt động được xã Ngọc Chiến tổ chức chào mừng Quốc khánh 2/9.
Đã thành thông lệ, cứ mỗi độ thu về, trong mùi thơm ngọt ngào của hương lúa chín, đồng bào các dân tộc xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại tưng bừng mở hội Mừng cơm mới. Lễ hội năm nay được tổ chức trong 2 ngày 29-30/8. Phần lễ với nghi thức cúng cơm mới tại Nhà thờ Đon Hó, bản Mường Chiến; Nhà thờ thần Cây Sa Mu, bản Nà Tâu.
Ngày 29/8, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, đã tổ chức Khai mạc Lễ hội mừng cơm mới năm 2024.
Khi màn đêm buông xuống, những lớp học xóa mù chữ ở các bản vùng cao Ðiện Biên Ðông lại sáng đèn.
Lễ hội mừng cơm mới xã Ngọc Chiến (Sơn La) được nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhằm khẳng định nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm linh của đồng bào các dân tộc.
Cách đây 79 năm, cùng với khí thế cách mạng Tháng Tám sục sôi trong cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộc Sơn La đã vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, giành chính quyền. Ngày 26/8/1945, khởi nghĩa giành chính quyền ở Sơn La thắng lợi, đánh dấu mốc son lịch sử tự hào của Đảng bộ, chính quyền, đồng bào các dân tộc Sơn La.
Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là sự kiện trọng đại mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam. Đây cũng là mốc lịch sử lớn lao của đồng bào các dân tộc Sơn La, từ thân phận nô lệ đã vươn lên thành người làm chủ bản mường.
Cứ đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm là người Thái tổ chức Lễ hội Xên đông - cúng rừng để tưởng nhớ tiên tổ, đồng thời cầu mong các vị thần linh phù hộ cho bản làng bình an, ấm no, hạnh phúc.
Những ngày Tháng Tám lịch sử, chúng tôi về thăm vùng quê cách mạng Mường Chùm, huyện Mường La. Viết tiếp trang sử hào hùng của các thế hệ đi trước, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Mường Chùm luôn chung sức, đồng lòng xây dựng bản mường ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Nhằm kịp thời động viên công nhân, người lao động, sáng 17/8, Công ty cổ phần Cao su Điện Biên tổ chức trao thưởng 41 triệu đồng cho 80 tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. Ngoài ra, Công ty trao tặng 1,2 tấn gạo cho 76 công nhân, người lao động; tặng 5 xe đạp cho học sinh là con em công nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Sáng nay (17/8), đồng chí Lê Thành Đô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra tình hình khắc phục thiên tai tại xã Mường Pồn (huyện Điện Biên). Tham gia đoàn công tác có đồng chí Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và huyện Điện Biên.
Lễ hội mừng cơm mới tại 'miền quê cổ tích' Ngọc Chiến, huyện Mường La năm 2024, sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/8 tại sân vận động bản Mường Chiến, xã Ngọc Chiến.
Trong chuyến công tác về xã Sam Kha, huyện Sốp Cộp lần này, chúng tôi được giới thiệu về Chi bộ bản Nậm Tỉa là chi bộ điển hình trong lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Cùng với Lễ hội 'Gầu tào' của người Mông các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Xên Đông (còn gọi là Lễ Cúng rừng) của người Thái Nghĩa Lộ cũng vừa được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2319/QĐ-BVHTTDL ngày 9/8/2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Gần 3 tuần kể từ khi xảy ra trận lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, các lực lượng chức năng địa phương vẫn đang tích cực triển khai công tác khắc phục, nhằm sớm ổn định đời sống và sản xuất cho nhân dân.
Trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở đất tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên những ngày qua, lực lượng dân quân đóng vai trò hết sức quan trọng. Đã 2 tuần họ lăn lộn làm việc gần như không nghỉ, vượt mọi hiểm nguy, gian khó để giúp dân...
Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) cho các thành viên, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh kết hợp nhà ở, mô hình Tổ liên gia an toàn PCCC tại khu dân cư trên địa bàn thị trấn Tam Đường (huyện Tam Đường) được thành lập tháng 9/2022. Thông qua mô hình, không chỉ phát huy vai trò tích cực, chủ động trong phòng ngừa cháy nổ của cộng đồng dân cư còn góp phần đảm bảo trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Đồng bào Mường và đồng bào Kinh (Việt) vốn có chung một nguồn gốc, họ là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá cũ, đồ đá mới và nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ. Qua phát hiện khảo cổ học với các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong (Thạch Thành), mái đá Điều, mái đá Nước (Bá Thước), di chỉ khảo cổ văn hóa Đông Sơn ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, TP Thanh Hóa, Hậu Lộc... đã nói lên điều đó. Do biến thiên của lịch sử và xã hội, mãi sau này Việt - Mường mới tách ra, song giữa hai dân tộc vẫn có mối quan hệ gần gũi và gắn bó thân thiết.
Trận lũ quét đêm 24/7 tại xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của người dân. Mưa lũ làm 4 người thiệt mạng, đến nay vẫn còn 3 người mất tích chưa được tìm thấy, hàng chục hộ dân phải di chuyển đến nơi ở tạm.
Mưa lũ kéo dài từ đêm 29 đến rạng sáng 31/7, khiến nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng.
Tại tỉnh Điện Biên hiện vẫn còn mưa. Tuy đường vào vùng lũ Mường Pồn đã tạm thông sau 5 ngày chia cắt, song công tác cứu hộ và tiếp tế cho người dân vẫn rất khó khăn. Đặc biệt là việc tái định cư ổn định cuộc sống sau mưa lũ cho mấy chục hộ dân đã bị mất trắng nhà cửa ruộng vườn và những hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao vẫn còn rất nhiều bộn bề, cần sự quan tâm quyết liệt hơn.
Trận lũ quét xảy ra sáng sớm 25/7 tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã thổi bay một góc bản Mường Pồn 1, làm 2 người tử vong, 5 người mất tích.
Thông tin từ cơ quan dự báo thời tiết, hoàn lưu bão số 2 tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề nhiều tỉnh miền Bắc. Tới nay đã ghi nhận 10 người chết, 9 người mất tích. Riêng về hạ tầng giao thông, mưa lũ đã gây ra 769 điểm sạt lở trên các tuyến quốc lộ với tổng khối lượng trên 47.383m3 đất đá. Trong khi nước các dòng sông, suối, hồ đập thủy điện, thủy lợi tiếp tục đang cao.
Sau hơn 3 ngày khắc phục sự cố mất điện, đến trưa 28/7, hơn 1.000 hộ dân ở vùng lũ Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã có điện trở lại.
Trận lũ ống tràn qua bản lúc rạng sáng khiến hàng trăm người dân không kịp trở tay. Một ngày sau trận lũ, khuôn mặt bà con vùng cao vẫn hằn in nỗi khiếp sợ cùng những lo lắng về việc phải sớm ổn định cuộc sống.
Trận lũ quét xảy ra vào đêm 24, rạng sáng 25/7 tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã khiến 2 người thiệt mạng, 5 người mất tích, hàng chục ngôi nhà bị sạt lở vùi lấp và nước lũ cuốn trôi. Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các nạn nhân mất tích và khắc phục hậu quả thiên tai.
Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường trực tiếp vào tâm lũ ống tại xã Mường Pồn (huyện Điện Biên) để chỉ đạo khắc phục hậu quả. Các cơ quan chức năng cũng thành lập ban tiếp nhận cứu trợ để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Ngày 25/7, Điện Biên ghi nhận đã có 2 người chết, 5 người mất tích, 2 người bị thương do lũ quét đêm 24, rạng sáng 25/7. Đây là trận lũ quét được nhận định lớn nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.