'Tiếng quê'

Sáng nay, một người bạn thân mời tôi tham gia trang nhóm mới lập trên phây búc. Vốn là tuýp người cổ điển nên tôi thường không hào hứng tham gia các trang nhóm nếu như cảm thấy mình có thể không đóng góp nhiều cho các trang đó. Tuy nhiên khi thấy tên trang nhóm mới lập này là 'TIẾNG QUÊ', thì trong tôi dâng lên một cảm xúc khó tả và tôi liền ngồi gõ bàn phím để cho những cảm xúc đó được thoát ra.

Kiều Văn Phẩm - tiếng thơ hiền hậu, ấm áp, đầy ắp yêu thương

Kiều Văn Phẩm là giáo viên dạy tiếng Anh. Không biết ông làm thơ từ bao giờ nhưng sau khi nghỉ hưu thì ông tìm đến Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai và những bài thơ của ông bắt đầu xuất hiện trên trang tạp chí của hội. Đề tài thơ ông hướng đến chủ yếu là tình cảm gia đình, cha mẹ, con cái, vợ chồng, tình làng xóm: yêu thương, lo toan, chăm sóc, chung thủy, mặn nồng.

Nuôi giấc mơ Lào trên đất Việt

Trò chuyện với các bạn người Lào lưu mãi trong lòng tôi là tình cảm chân thành của các bạn dành cho đất nước, con người Việt Nam.

Bác Hồ gửi điện - thơ cho cụ Huỳnh Thúc Kháng

Khi cụ Huỳnh gặp Bác, thì Cụ đã 69 tuổi và lúc đó Bác cũng đã ở tuổi 55. Trong gần hai năm cộng tác, Bác và Cụ đã rất gắn bó, quý trọng nhau.

Tôi bán thơ, lấy tiền mua sữa cho con

Với trách nhiệm của một người cha và một người chồng, tôi muốn làm điều gì đó để nuôi sống vợ con. Nhưng tôi biết làm gì đây, khi mà thân tôi nằm liệt một chỗ. Ngoài việc viết văn thơ ra thì tôi chẳng thể làm gì hơn. Tôi biết khi đăng bài viết này có nhiều người sẽ không thích vì tôi suốt ngày cứ bán thơ văn mà thơ văn có ăn được đâu. Nhưng thôi, ai nghĩ sao cũng được tôi chỉ bán những gì mà tôi có để nuôi vợ con tôi. Vì thế, tôi mong mọi người có thể mua cho tôi 1-2 quyển thơ

Bánh bao dạo - theo chân người làm nghề

Dừng xe trên một đoạn đường Bạch Đằng, dọc sông Đông Ba, tôi nghe hai người phụ nữ nói chuyện mua - bán bánh bao. Người phụ nữ lam lũ nhưng còn khá trẻ với nụ cười tươi, chị nói khi tôi cũng mua vài cái về làm quà chiều cho con: 'Nghề ni đi ngoài đường cũng cực lắm chị, mưa nắng dãi dầu, chủ yếu lấy công làm lời mà nuôi con'.

Chạm miền ký ức...

Những món đồ xưa cũ mang trong mình tiếng nói, nỗi niềm, để khi ta chạm vào là chạm cả một miền ký ức yêu thương.

Chạm miền ký ức…

Những món đồ xưa cũ mang trong mình tiếng nói, nỗi niềm, để khi ta chạm vào là chạm cả một miền ký ức yêu thương.

Gặp ở Đường Lâm

Xuân về thăm làng cổ Đường Lâm/ Nơi có cổng làng, cây đa, sân đình, giếng nước…

Chùm thơ của Minh Vũ

Trân trọng giới thiệu Chùm thơ mới sáng tác của Minh Vũ

Nam diễn viên Việt đi bán vé số từ 3 tuổi, sẵn sàng làm chuyện không tưởng để được nhận vai

Nam diễn viên có tuổi thơ khốn khó, bán vé số mưu sinh nhưng lại nhận được sự ủng hộ vô điều kiện từ gia đình để cháy hết mình với đam mê.

Chiều quê thơm mùi tóc mẹ

Những lần về quê, khi ráng chiều buông dài trên xóm nhỏ, tôi thường len lỏi dưới những tán cây quanh nhà, nâng niu hái từng chiếc lá sả, lá chanh.

Cư dân làng Phú Hải ngóng ngày an cư

Đã lâu lắm rồi, bên cạnh chuyện dãi dầu mưa nắng mưu sinh, hai chữ 'an cư' luôn thường trực trong tâm thức cư dân ở làng Phú Hải, xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) nằm bên cảng biển Chân Mây...

Sớm có giải pháp cho bãi xe tang vật

Trước nguy cơ hỏa hoạn, gánh nặng bồi thường cùng những hệ quả pháp lý khác…, ngành chức năng không thể không nhanh chóng giải quyết bài toán mang tên bãi giữ xe tang vật quá tải

Nơi thuyền neo bến nghỉ ngơi

Cỏ và hoa. Phi lao mang gió với chút mặn mòi từ biển. Chiếc xích đu thô mộc đung đưa. Mà ở đây có nhiều thứ thô mộc lắm. Như chiếc bàn này, chúng được ghép lại từ đôi mảnh gỗ rám nắng, là những chiếc ghế được sắp xếp và tái tạo lại từ những thân gỗ thuyền. Chiếc bếp của người Ê Đê còn ủ khói với mấy chiếc nồi kiểu cũ đằng kia cũng được sắp xếp từ những mảnh gỗ cũ nâu dạn dĩ. Những vệt sơn đỏ, sơn xanh màu thuyền vẫn được gia chủ giữ lại. Có một chiếc thuyền đơn dài và nhỏ được sắp đầy hoa. Chúng làm cho buổi sáng nơi chúng tôi dừng chân trở nên thật là duyên.

Tháng Ba hoa gạo

Xuân đã sang đến hai phần chặng đường. Lộc non biêng biếc. Không gian các miền quê thoang thoảng hương xoan, hương bưởi, khiến con người không thể không thở thật chậm và sâu. Mùa xuân đã chín. Trên nền xanh miên man, trung du bỗng rộ lên màu đỏ rực của hoa gạo.

Cảm thụ văn học: Như lời tự ru

Nhà thơ Bình Nguyên viết khá nhiều lục bát, nhưng 'À ơi tay mẹ' (SGK Ngữ văn 6, bộ Cánh diều) là nhuyễn nhất.

Bàn tay mẹ

Đôi bàn tay mẹ bao ngày gian lao

Lời chúc 8/3 hay tặng bà, mẹ đẻ, mẹ chồng, mẹ vợ

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 là dịp ý nghĩa để bày tỏ sự biết ơn, tình yêu thương dành cho các bà, mẹ. Dưới đây là những lời chúc 8/3 cho bà, mẹ đẻ, mẹ chồng ,mẹ vợ đầy ý nghĩa, đặc sắc nhất.

Lời chúc 8/3 dành cho mẹ hay và ý nghĩa

Nhận dịp 8/3, ngày Quốc tế phụ nữ, các bạn hay gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến với những người phụ nữ trong gia đình, bạn bè mình nhé.

Nặng lòng xuân xa xứ

Quê hương, đó là những con đường, ngõ nhỏ, những mảnh vườn, ao quê hay món ăn dân dã, những câu chuyện ân tình bên bát nước chè xanh... Với người ở lại, những điều thân thuộc, bình dị ấy tưởng như không có gì để nhớ nhưng ở nơi xa cách nghìn, vạn dặm, mỗi lời nói, bước chân, mỗi nếp nhà, sương khói đều trở thành nỗi niềm khắc khoải, nặng lòng xuân xa xứ...

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh ngày mưa rét

Dưới cơn gió rít cắt da cắt thịt, mưa rả rích không ngớt,... những người lao động vẫn miệt mài mưu sinh vì cuộc sống gia đình, vì trách nhiệm với công việc.

Thơ Y Nguyên: Mẹ và mùa xuân

Đông tàn, xuân sang, nhịp chảy thời gian vô tình nhuộm bạc lên tóc mẹ, dáng người thêm hanh hao, đôi bàn tay dãi dầu... Dù vậy, thoảng qua một chút suy tư, 'Mẹ và mùa xuân' của tác giả Y Nguyên vẫn nhìn mùa sang với gam màu tươi sáng, đầy hy vọng.

Đi tìm ghe chiếu Cà Mau

Soạn giả Viễn Châu từng đưa tên tuổi nghề dệt chiếu Cà Mau đến với bao thế hệ người Việt Nam bằng 'Tình anh bán chiếu.' Câu hò: 'Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm. Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu. Chiếu này tôi chẳng bán đâu. Tìm em không gặp, tôi gối đầu mỗi đêm' cũng đủ thấy cái cơ cực của người dệt – bán chiếu. Từ trăm năm trước, vùng đất Tân Thành Cà Mau đã nổi tiếng với nghề dệt chiếu.

Ra Giêng

Ra Giêng tết cũng vãn trời/ cành đào nhựa héo, hoa ngời cũng khô...

'Xuân sum vầy - Tết sẻ chia': Đôi bàn chân cát bụi

Chợ quê còm cỏi, mẹ chắt chiu tằn tiện từng đồng cho cả nhà có cái Tết đủ đầy, cho anh chị em chúng tôi có đủ sách vở, quần áo mới, giày dép mới xúng xính như chúng bạn trong ba ngày Tết.

'Ghe chiếu Cà Mau' sẽ đi vào dĩ vãng?

Nghề tuyền thống trong 'Tình anh bán chiếu' đã từng làm say đắm bao người. Nhưng rất có thể, nghề chiếu Cà Mau trăm năm đi vào thơ ca nay sẽ dần rơi vào quên lãng chỉ còn là kí ức, khi nhu cầu thị trường đã không còn.

Nữ công nhân môi trường: Có những gian nan ít người thấu hiểu

'Ai cũng muốn chọn nghề đẹp đẽ, thì ai làm công việc này', đó là lời tâm sự của nữ công nhân vệ sinh môi trường đầy nỗ lực và kiên trì Hà Thị Nga, sinh năm 1976 (Công ty Cổ phần Quản lý công trình đô thị Bắc Giang).

Ngổn ngang nỗi niềm làng quê trong 'Ngôi mộ đá'

Đọc tập truyện ngắn 'Ngôi mộ đá' của tác giả Nguyễn Thanh Hải ta cảm nhận rõ ngổn ngang nỗi niềm làng quê.

Xa dần chiếu Cà Mau

Trên các dòng kênh miền Tây lâu rồi không còn thấy bóng dáng những chiếc ghe chở chiếu Cà Mau. Cũng không có thêm những chuyện tình đẹp và nổi tiếng như trong bài ca cổ 'Tình anh bán chiếu'. Nghề dệt chiếu ở vùng đất cuối trời Tổ quốc đã qua những tháng ngày hưng thịnh… dần rơi vào quên lãng.

Nhớ thời dệt chiếu mua vàng

Nghề dệt chiếu ở vùng đất cuối trời Tổ quốc đã qua những tháng ngày hưng thịnh… dần rơi vào quên lãng.

Bất chợt gặp khói lam chiều

Bâng khuâng ngọn khói lam chiều, lặng nhìn những nếp nhà lá cọ dãi dầu năm tháng ngả mầu thâm nâu, giữa một màu xanh bát ngát ta lại ước gì được trở lại tuổi thơ để quấn quýt cùng rơm với rạ

À ơi tay mẹ

Bàn tay mẹ chắn mưa saBàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng

Cha tôi

Một vùng nghi ngút khói hương/ Cha tôi ngồi dưới từ đường trầm ngâm...

'Vua ong' xứ Tuyên

Sản phẩm mật ong Phong Thổ của Hợp tác xã nuôi ong Phong Thổ, thôn Phúc Lộc A, xã An Khang (TP Tuyên Quang) từ lâu luôn được người dân trong và ngoài tỉnh tin dùng. Đặc biệt, tháng 11/2023, sản phẩm mật ong Tuyên Quang của Hợp tác xã đã được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận TQG CGLOBAL thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cấp giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của Quy trình thực hành chăn nuôi tốt (tiêu chuẩn VietGAP) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu đi các thị trường Mỹ, Hàn Quốc.

Đâu rồi quang gánh ngày xưa?

Rưng rưng bóng mẹ giờ đâu?/Lẻ loi quang gánh gác đầu mái hiên.

Những câu chuyện cảm động bên gánh rau lẻ

Rất tình cờ, những câu chuyện mà tôi được nghe từ một số người bán lẻ rau, củ ở chợ đều có những điểm chung: Họ sẵn sàng chịu vất vả sớm hôm, nhặt nhạnh từng đồng lẻ với mong muốn đời con mình sẽ khác.

Về một câu ca trên đất dâu xanh

Quê em chưa đến bao giờ/ lần theo câu hát em chờ, tôi sang.

Họa sĩ Đoàn Việt Tiến được vinh danh kỷ lục thế giới lần 2

Họa sĩ Đoàn Việt Tiến, người theo đuổi nghệ thuật vẽ tranh ngược trên kính cường lực bằng 10 đầu ngón tay đã được vinh danh kỷ lục Việt Nam lần 5 và kỷ lục thế giới lần 2.

Công sở bỏ hoang và trách nhiệm người đứng đầu

Tình trạng các công trình, trụ sở không sử dụng, bị bỏ hoang gây lãng phí khiến nhiều người xót xa, bức xúc, tuy nhiên, việc xử lý không dễ dàng. Vấn đề này một lần nữa lại tiếp tục 'nóng' tại diễn đàn Quốc hội với mong muốn làm rõ và xử lý nghiêm đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Cây phong ba trên đảo Trường Sa

Do đặc thù về kết cấu địa tầng và thời tiết vô cùng khắc nghiệt, trên các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, các loài thực vật tồn tại được vô cùng ít ỏi. Phải có sức sống mãnh liệt, chống chọi với gió cấp 12, thậm chí cấp 14 và hơi nước toàn vị muối biển mới có thể trụ vững được. Và, phong ba là một trong số những loài cây ít ỏi ấy đã kiên cường giữa sóng gió Trường Sa…