Hà Nội những điều xưa cũ | Người Hà Nội | 26/05/2024

Kể từ khi mang tên Hà Nội, Thăng Long với dáng vẻ của một kinh đô truyền thống đã âm thầm thay đổi, và ngần ấy thời gian Hà Nội trở thành một thành phố đang phát triển hiện đại như ngày nay. Hà Nội bây giờ, nơi mà những lớp trầm tích của thời gian cùng hiện diện trong một thành phố: kiến trúc ở nơi Kẻ Chợ, kiến trúc đô thị kiểu Âu tây, tập thể thời bao cấp hòa quyện với những ngôi nhà đương đại.

Thênh thang phố nắng

Người ta từng gọi phố Tràng Tiền là phố 'Tây xịn' vì xây cả mái che vỉa hè của những ngôi nhà theo kiến trúc Pháp cổ. Đây là con phố được đặt móng cho những ngôi nhà hiện đại đầu tiên vào năm 1885. Người Pháp đã cho đấu thầu để xây các biệt thự cùng các kiến trúc văn hóa thể hiện hình ảnh 'Paris' thu nhỏ. Tràng Tiền mở màn cho công cuộc cải tổ khu kẻ chợ thành Hà Nội rất sôi động trong một thời gian dài.

Đò dọc: Chở người ngược xuôi, chở miền văn hóa

NXB Trẻ vừa ấn hành phiên bản mới cho tiểu thuyết Đò dọc của nhà văn Bình Nguyên Lộc. Đây là một trong những tiểu thuyết được đánh giá cao nhất của nhà văn Bình Nguyên Lộc, từng giành được Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1959 - 1960.

Khói huyền bay lên cây

Trong những phố 'Hàng' của Thăng Long xưa, ắt hẳn sắc thái phố Hàng Điếu là độc nhất vô nhị. Khoái khẩu 'đi mây về gió' từ hàng trăm năm trước cánh mày râu nào cũng nghiện. Đời nay vẫn vậy, mọi làng quê nhà nào cũng có ít nhất một cái điếu cày, hoặc điếu bát. Trên đường phố các quán chè chén luôn trưng điếu cày để dụ các đấng nam nhi sà vào bắn khói. Thế mới hay xưa có câu: 'Nhớ ai như nhớ thuốc lào/ Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên'.

Hà thành xưa trên phố Hà Nội nay

Trong sâu thẳm của nhiều người yêu Hà Nội đã từng có nỗi lo mơ hồ rằng: những vết dấu đậm sắc hương Hà thành sẽ bị cuốn phăng đi trong cơn lốc đô thị hóa và hội nhập văn hóa.

Chả cá Lã Vọng

Hà Nội có một con phố được đặt tên là Chả Cá. Phố trước đây có tên là Hàng Sơn, chuyên tập trung bán các loại sơn. Cuối thế kỷ XIX, có gia đình họ Đoàn ở phố này nghĩ ra cách làm món chả cá có hương vị đặc biệt.

Hà Nội sống và yêu: Đặc sản tiếng rao...

Những thanh âm của phố phường Hà Nội từ xưa đến nay đã tô điểm cho Hà Nội thêm phần thi vị, trong đó có thanh âm của những tiếng rao. Những tiếng rao cất lên từ những con người mưu sinh rong ruổi trên phố phường Hà Nội.

'Đò dọc' và những chuyến di dân gắn liền với biến động lịch sử, xã hội

'Đò dọc' là một trong những tiểu thuyết được đánh giá cao nhất của nhà văn Bình Nguyên Lộc, từng giành được Giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1959 - 1960.

Ngõ ngách quà vặt trên phố phường Hà Nội

Quà vặt không chỉ là những món ăn chơi cho vui miệng. Với mảnh đất thị dân như Hà Nội, quà vặt còn là một nét văn hóa, những thức quà ấy đã đổi thay cùng thăng trầm của thành phố.

'Đò dọc' - Chở người ngược xuôi, chở miền văn hóa

'Đò dọc' là cuốn tiểu thuyết tâm lý của nhà văn hóa Bình Nguyên Lộc. Đò dọc không chỉ chở những phận người ngược xuôi, còn chở cả một miền văn hóa đáng yêu, đáng nhớ.

Rạng ngời bình minh phố

Con đường ấy có những ngôi nhà được ví là xứ sở bình minh. Nơi đó luôn có tiếng gà cất lên tiếng gáy canh năm đánh thức những tia nắng còn ngủ quên nơi chân trời. Đã hàng trăm năm trước dân phố cổ Hà thành thường thức dậy như thế. Thuyền bè nhổ sào cập bến sông Tô. Các ngôi nhà trên phố kẽo kẹt chống cánh cửa tre lên bán hàng. Những ký ức ấy dội về trong tôi mỗi khi: 'Hàng Bừa, Hàng Cuốc, ngổn ngang/ Giở về Hàng Cót lại sang Hàng Gà' (Dạo chơi phố cổ).

'Áo mới' cho điểm đến văn hóa

Xóa bỏ cách vận hành khô cứng, xưa cũ, các điểm đến văn hóa (nhà hát, bảo tàng, di tích, lễ hội…) thời gian qua đang tự làm mới mình bằng cách tạo nên những không gian nghệ thuật đa sắc.

Phố xuân trong khung son

Đường phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm) như một gạch nối giữa khu kẻ chợ xưa với những con phố mới (phố Tây). Khu đất này vốn là một con đê bên Hồ Gươm cắt ngang ngã tư Hàng Bông - Hàng Gai kéo tới ngã ba Lý Thái Tổ (dài 431 mét).

Tết Mường áo mẹ bây giờ vẫn xanh

Tết về Mường, tôi thích nhất là được nhìn những váy áo rực rỡ sắc màu thổ cẩm đi lẫn vào sắc màu của cỏ cây non núi, của hoa xuân bừng lên trên đất nâu. Những váy áo thướt tha trên lối quen, dốc ngõ, dưới sân hội, dưới bóng mái sàn… cứ làm xao xuyến, mê đắm trong lòng đứa con gái Mường, đã mấy chục năm đi sống gửi nơi phố xá người Kinh kẻ chợ là tôi.

Ký ức Hà Nội trong lòng phố cổ

Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm - nơi mà những người muôn năm cũ ở Hà Nội luôn nhắc với cái tên Hội quán Quảng Đông nay đã trở thành một điểm hẹn văn hóa tựa như vùng ký ức của Phố cổ Hà thành.

Làng ven đô Hà Nội có 'biến mất'?

Những làng ven đô với các nghề độc đáo gia truyền vang danh một thời chỉ còn thấp thoáng ẩn hiện phảng phất màu cổ tích.

Cuộc hẹn với... bên kia Sông Hồng

Nói về Hà Nội, đất Thăng Long - Kẻ Chợ, từ xưa đến nay, phải nhắc đến sông Hồng. Con sông đã tạo ra 'bên kia sông Hồng' từ xa xưa, và nay những cây cầu đã nối liền đôi bờ, là chứng nhân lịch sử sự phát triển của Thủ đô.

Hà Nội tựa núi, nhìn sông

Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội với những giá trị về lịch sử, văn hóa đang được kỳ vọng sẽ 'biến hóa' thành không gian sáng tạo, không gian xanh và là nơi hiện thực hóa giấc mơ xây dựng thành phố hai bên bờ sông Hồng.

Không khí Tết ngập tràn trên phố cổ Hà Nội

Cận Tết Nguyên đán 2024, nhiều tuyến phố cổ Hà Nội lại được trang hoàng bởi sắc vàng, sắc đỏ, thu hút rất đông du khách tới tham quan và mua sắm.

Thưởng thức show diễn đón Tết đặc biệt ở Hà Nội

Chào đón Tết Giáp Thìn, Trung tâm Xúc tiến quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (VICH) tổ chức Chương trình hát xẩm Tết show với chủ đề 'Chiếu hoa Kẻ Chợ'.

Tìm về chút bâng khuâng Hà Nội chiều cuối năm

Ngày cuối năm, phố xá vẫn tấp nập người qua kẻ lại. Trong cái lạnh cắt da cắt thịt, đường phố không thưa vắng mà vẫn nhộn nhịp bởi ai ai cũng hối hả, tất bật mưu sinh, mong cuối năm sắm sửa cho gia đình có một cái Tết đủ đầy viên mãn…

Những người đảm bảo an ninh, trật tự của chợ Đồng Xuân

Là những người đầu tiên đến và cũng là người cuối cùng ở lại chợ, những người bảo vệ ở chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn túc trực 24/24 mỗi ngày trong chợ, giữ gìn an ninh, bảo vệ hàng hóa và giữ an toàn cho ngôi chợ truyền thống sầm uất nhất Hà Nội - biểu tượng của phố cổ Hà Nội.

Khám phá Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm

Hà Nội vốn hấp dẫn bởi sự cổ kính, trầm mặc… với nhiều công trình kiến trúc cổ điển của châu Âu, châu Á và nét đặc trưng của Việt Nam rất rõ nét. Một địa điểm có được sự giao thoa của cả ba trường phái kiến trúc rất đặc biệt, được du khách luôn tìm đến, đó là Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.

Mặt hàng giúp chúa Trịnh kiếm vạn lượng bạc từ thương nhân Hà Lan

Thời phong kiến, vốn 'trọng nông ức thương' nhưng khi thấy các thương nhân nước ngoài thích các mặt hàng thủ công của ta, chúa Trịnh đã cho mở cửa buôn bán.

Phố cổ đặt tên theo mặt hàng bán, tại sao lại có tên phố Hàng Ngang?

Trước kia, các khu phố được lập nên do có các phường thợ đến buôn bán. Khi thợ thuyền dọn đi, tên phố cũng bị thay đổi.

Quy định về việc xây nhà cửa ở kinh kì thời xưa

Triều đình quy định khá nghiêm ngặt về việc xây dựng nhà cửa của dân chúng. Thương nhân giàu có, tiền bạc không thiếu, nhưng chưa chắc được ở trong nhà cao cửa rộng.

Hà Nội - tầm nhìn và khát vọng tương lai

Hà Nội trong ký ức là chốn kinh kỳ tụ hội, là đất Long thành 'đường giăng mắc cửi, phố ô bàn cờ'. Hà Nội hôm nay là Thủ đô - trái tim của cả nước, đêm ngày nghĩ suy, chuyển mình trong công cuộc xây dựng tái thiết đô thị.

Hàng rong phố thị

Hàng rong là văn hóa của người Kẻ Chợ. Hàng rong có từ xa xưa. Cũng không biết từ bao giờ, nhưng ngay từ những năm Pháp thuộc, hàng rong đã trở thành nhu cầu thiết yếu của cư dân 36 phố phường. Cho đến khi hòa bình lập lại năm 1954, Chính phủ tiếp quản Thủ đô, hàng rong bỗng vắng hẳn do nhiều lý do thời cuộc.

Nhà mặt phố đang giảm giá trị

Sự phát triển của thương mại điện tử đang lấy đi nhiều lợi thế, vai trò của nhà mặt phố.

'Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn': Cẩm nang du lịch gây thương nhớ

Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn (NXB Tổng hợp TPHCM) của nhà báo Lê Vân kể về cuộc sống mưu sinh qua nhiều thế hệ ở những con hẻm, chợ, chung cư, tiệm xưa quán cũ nhuốm màu thời gian tại Sài Gòn - TPHCM.

Phố nghề ở Hà Nội và một số đặc điểm về cuộc sống, công việc của người dân (Trường hợp phố Hàng Mã – Hoàn Kiếm – Hà Nội)

Mặc dù hiện nay, phương thức kinh doanh ngày càng phong phú, nhưng các hộ gia đình kinh doanh hàng mã trên phố Hàng Mã không sử dụng duy nhất một phương thức kinh doanh nào. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà họ có những phương thức kinh doanh riêng: đối với khách hàng quen thì phương thức chủ yếu vẫn là lấy uy tín, chất lượng làm đầu; đối với khách mua một lần, phương thức chính là 'chụp giật'. Tuy nhiên, tất cả các phương thức kinh doanh này đều hướng vào mục đích thu lợi nhuận cao nhất cho người bán hàng.

Một góc 'lê la cà phê' ở Sài Gòn hoa lệ

NXB Tổng hợp TP.HCM vừa ra mắt cuốn sách 'Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn' của tác giả Lê Vân, kể về cuộc sống mưu sinh qua nhiều thế hệ ở những con hẻm, chợ, chung cư, tiệm xưa quán cũ nhuốm màu thời gian tại Sài Gòn.

'Đòn bẩy' để Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống không chỉ là nguồn vốn di sản, mà còn là chất liệu bền vững để Hà Nội phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Không gian di sản văn hóa Chuyện Đình trong phố

Nhằm đánh thức các di tích bằng việc quảng bá và trình diễn các hoạt động sáng tạo nghệ thuật bên trong không gian của các đình, đền nơi phố cổ, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Triển lãm với chủ đề 'Chuyện Đình trong phố'.

Vai phố em trĩu lời đưa đón

Thật khó hình dung xưa có một bến sông ở ngay đầu phố Hàng Khoai. Đó là bến Hàng Nâu nằm đúng vòng xoay ở chân dốc cầu Long Biên đổ xuống. Ngày ấy nước sông Hồng còn tràn vào tận mép đường Trần Nhật Duật. Tàu thuyền đậu bến Hàng Nâu chở đầy các loại hàng củ như vỏ, nâu, khoai, sắn, dong riềng, củ từ. Hàng chất lên bến rồi từ đó thuê người gánh vào phố. Kẻ chợ Hàng Khoai hình thành nối đuôi nhau bên sông kéo dài 360m tới tận phố Hàng Lược.

Nhộn nhịp ngã sáu đường vui

Phố Đường Thành ở phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từng là một hào nước rộng bao quanh phía Đông thành Thăng Long xưa. Dọc con hào này dân kẻ chợ thường đi qua gánh hàng lên chợ Đông Kinh. Đây là con đường thủy có hai bờ đi lại, được gọi tên là đường Cửa thành. Bến đỗ thuyền đò chính là Cửa Đông thành (nay là phố Cửa Đông).

Người nhà quê - Người Hà Nội

Câu chuyện về 'người nhà quê', 'người Hà Nội' mà một người bạn đã kể khiến cho Hường phải suy nghĩ. Một gia đình tự cho là gốc Hà Nội, nề nếp gia phong, có điều kiện về kinh tế, lại quý người, tri thức đầy mình… nhưng lại mang tư tưởng kỳ thị vùng miền nặng nề, thì liệu có đúng với danh xưng mà họ tự khoác cho mình là 'người Hà Nội gốc' chăng?

Kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023): Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội

Với Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thể hiện tình cảm trân trọng, mối quan tâm sâu sắc và thiết tha mong muốn Hà Nội phát triển, tỏa sáng. Điều này một phần do vị trí đặc biệt của Hà Nội với cả nước, một phần do tầm nhìn của người lãnh tụ vĩ đại với Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Phố thời gian và ô cửa gió

Phố Hàng Bún hình thành từ trước năm 1831 (theo bản đồ thời nhà Nguyễn) do dân thôn Yên Ninh cuối phố có nghề làm bún lâu đời. Xưa, đây là con đường đất nối từ hào đi qua cổng thành phía Bắc (nay là phố Phan Đình Phùng) kéo tới cửa ô Thạch Khối bên sông Hồng. Cổng ô Thạch Khối bị đập bỏ cùng thời giặc Pháp phá thành Hà Nội để dựng phố mới (1894). Phố dài chừng 500 mét, rộng 8 mét tính từ đầu dốc Hàng Bún trên đê Yên Phụ đổ xuống.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến: 'Có một Hà Nội từ làng'

'Hà Nội còn một chút này' và 'Qua đêm ở nhà các vua Nguyễn' là hai tác phẩm của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến ra mắt trong dịp Hội sách Hà Nội 2023 vừa diễn ra. Nhân dịp 2 cuốn sách ra mắt, Nhã Nam tổ chức cuộc tọa đàm 'Làng làng phố phố Hà Nội', với tác giả Nguyễn Ngọc Tiến và nhà văn Nguyễn Trương Quý.

Những nét riêng độc đáo của Hà Nội 'băm sáu phố phường'

Phố Cổ Hà Nội được biết đến là một di sản đô thị, với 36 phố phường buôn bán sầm uất, gắn liền các nghề truyền thống, nơi hội tụ hàng trăm di tích, lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa.

'Làng làng phố phố Hà Nội' qua những trang sách

Trong khuôn khổ Hội sách Hà Nội lần thứ VIII – năm 2023, tối 8-10, trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức chương trình 'Làng làng phố phố Hà Nội' giới thiệu hai tập sách 'Hà Nội còn lại chút này' và 'Qua đêm ở nhà các vua Nguyễn' đậm chất Hà Nội của nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến.

Cái gốc người Hà Nội

Sống được ở Sài Gòn, là người Sài Gòn. Đó là cách định nghĩa ngắn gọn, thẳng thắn và khá 'hào sảng' về người dân ở thành phố lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, khi nói đến 'người Hà Nội', định nghĩa ấy lại vướng nhiều yếu tố: Anh đã ở đây bao nhiêu năm? Bao nhiêu đời? Ở phố cổ hay ngoại thành? Bố hay mẹ anh đều là người Hà Nội chứ?

Phố hẹn ngã ba sông

Có hai điểm mà nam thanh nữ tú Hà Nội rất nghiện 'check in' trên phố Hàng Đậu. Đầu tiên phải kể đến cầu Long Biên ở phía trên. Sau đó là tháp nước cổ ở cuối phố. Hàng Đậu sớm hình thành đường phố từ thời Lê-Trịnh với Bến Nứa (sông Hồng) và cửa ô Phúc Lâm tấp nập kẻ chợ vào ra. Tuy chỉ dài hơn 270 mét nhưng hiện nay phố Hàng Đậu được ví là cổ họng của ngã sáu, xe cộ khắp nơi tụ về vượt sông lên phương Bắc.

33 tác phẩm xuất sắc được trao giải báo chí về Hà Nội

Chào mừng 1013 năm Thăng Long Hà Nội, kỷ niệm 69 năm Giải phóng Thủ đô, tối nay 30/9, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, thành phố Hà Nội tổ chức Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ 6 - năm 2023.