Gia Lai: Kết nghĩa để hỗ trợ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

Mô hình kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai không những thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với người dân mà còn hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, tiến tới thoát nghèo bền vững.

'Dân vận khéo' trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung giải quyết những việc khó, việc cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương… công tác dân vận ở Gia Lai nói chung, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã đạt được những thành công nhất định, mang lại ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế.

Xây dựng làng nông thôn mới ở Gia Lai

Diện mạo các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Đó là kết quả đem lại từ quan điểm:'Hướng về cơ sở, lấy thôn, làng làm thước đo của sự phát triển' được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai chỉ đạo và triển khai thực hiện trong 5 năm qua…

Giao thông thay đổi diện mạo 4 ngôi làng nghèo khó ở Gia Lai

Khu vực 4 làng Đồn ở Chư A Thai (Phú Thiện, Gia Lai) từ một vùng nghèo khó nhưng chỉ sau 5 năm đã gần như lột xác thay đổi diện mạo...

Giao thông thay đổi diện mạo 4 ngôi làng nghèo khó ở Gia Lai

Khu vực 4 làng Đồn ở Chư A Thai (Phú Thiện, Gia Lai) từ một vùng nghèo khó nhưng chỉ sau 5 năm đã gần như lột xác thay đổi diện mạo...

Vì bình yên buôn làng - Kỳ cuối: 'Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề cốt tử'

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước. Do vậy, phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trao đổi xung quanh vấn đề này, một số ý kiến tâm huyết đã chỉ ra những vướng mắc, đồng thời hiến kế để Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long: Tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy vai trò người có uy tín

Sáng 19-10, tại TP. Pleiku, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV-2022. Đồng chí Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Thầy cô lặn lội đón trò đến trường

Những ngày mưa, đường sá xa xôi lại không có phương tiện đến lớp nên nhiều học sinh vắng học.

Đoàn khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình 'Hành trình tháng Bảy' tại huyện Phú Thiện

Ngày 16-7, Đoàn khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp Huyện Đoàn Phú Thiện tổ chức 'Hành trình tháng Bảy' nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện 'Mùa hè xanh' năm 2022 tại xã Chư A Thai và xã Ia Sol (huyện Phú Thiện).

Phú Thiện khởi công Công trình giếng khoan cộng đồng và tặng quà cho bệnh nhân phong, trẻ em vùng khó

Ngày 28-4, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai và Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện phối hợp với chùa Phước Viên (xã Hbông, huyện Chư Sê) và Hội Chữ thập đỏ Thiện Tâm (thuộc Hội Chữ thập đỏ quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình 'Kết nối-Chia sẻ-Yêu thương', khởi công công trình giếng nước và tặng quà cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Chư A Thai và Ia Ake.

Gập ghềnh con chữ

36 hộ dân sinh sống, làm rẫy trên núi Cheng Leng (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã di dời nhà cửa về định cư tại làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) từ cuối năm 2018. Nhưng gánh nặng áo cơm cùng nhận thức chưa đầy đủ về dịch bệnh khiến nhiều phụ huynh chưa thiết tha với chuyện học hành của con em mình. Việc đến trường học con chữ của đám trẻ Cheng Leng vì thế cứ gập ghềnh, trắc trở.

Quê hương có nhiều đổi mới

Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Phú Thiện, P.V Báo Gia Lai đã có dịp trao đổi với một số nhân chứng từng gắn bó với địa phương ngay từ ngày đầu thành lập.

Xây dựng làng nông thôn mới: Ngọn gió lành cao nguyên

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, những buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã từng bước 'thay da đổi thịt'. Cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong những nếp nhà sàn vững chãi.

Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng - Kỳ 1: Từ 'bóng đêm' đói nghèo, lạc hậu

Ngay khi ban hành, Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 'Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh' đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Sau hơn 3 năm thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, mô hình làng NTM ngày càng lan tỏa sâu rộng và trở thành điểm nhấn nổi bật của Gia Lai trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.Khi màn sương sớm còn lãng đãng, anh Siu Loal (làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) đã trở dậy, mở cửa chờ đón ánh nắng đầu ngày. Đứng trên nhà sàn hướng mắt ra phía con đường bê tông phẳng phiu, thẳng tắp, anh ngỡ mình vừa qua một giấc mơ. Anh thêm hiểu sâu sắc rằng, từ một chủ trương đúng đắn của Đảng, dân làng đã bước ra khỏi bóng tối biệt lập để đến với cuộc sống văn minh. Những ngôi làng biệt lậpTrước năm 2018, gia đình anh Loal và 13 hộ dân (khoảng 60 khẩu) sống biệt lập ở ngôi làng nhỏ trên đỉnh núi Cheng Leng. Tên làng cũng là tên núi. Đây là ngôi làng '5 không': không điện, đường, trường, trạm và người dân đều không có hộ khẩu. Suốt gần 3 thập kỷ, mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra vào ban ngày, bởi khi mặt trời xuống là cả dãy núi chìm trong bóng tối.

Chàng trai Bahnar giữ lửa cồng chiêng

Với sức trẻ và tình yêu bất tận với văn hóa truyền thống, chàng thanh niên Rmah Mich, sinh năm 1993, người Bahnar, ở làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã tìm cách lan tỏa tình yêu đó với thế hệ thanh, thiếu niên ở làng bằng cách thành lập đội cồng chiêng, múa xoang. Chàng trai 9X này mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo bền vững

Tại những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, 100% hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Mang Yang: 3 học sinh bị trượt chân rơi xuống suối tử vong

Ngày 30-6, UBND xã Đak Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) xác nhận trên địa bàn xã vừa xảy ra sự việc 3 em học sinh tử vong do trượt chân rơi xuống suối.

Phát triển kinh tế-xã hội 4 làng Đồn giai đoạn 2: Làm thay đổi nhận thức người dân

Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng: Pông, Trớ, Hek, Kinh Pêng (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đang triển khai giai đoạn 2 (2021-2023). Kết quả đạt được bước đầu có ý nghĩa quan trọng trong việc làm thay đổi diện mạo các làng. Tuy nhiên, làm chuyển biến nhận thức để cùng với sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, bà con nỗ lực vươn lên xây dựng cuộc sống mới tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu.

Phú Thiện: Linh hoạt trong tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri đối với người ứng cử đại biểu HĐND

Cùng với các địa phương trong tỉnh Gia Lai, huyện Phú Thiện đang khẩn trương tổ chức lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Người thanh niên với tâm huyết giữ phát huy văn hóa dân tộc Bahnar

Với tâm huyết và niềm đam mê tuổi trẻ, anh Rmah Mich, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên xã Chư A Thai đã có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Bahnar.

Chàng trai Bahnar nặng lòng với văn hóa truyền thống

Không chỉ sử dụng thuần thục nhiều loại nhạc cụ truyền thống, anh Rmah Mich (SN 1993, dân tộc Bahnar, làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) còn bồi đắp tình yêu văn hóa dân tộc đến với mọi người.

'Dân vận khéo' trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng, hướng mạnh về cơ sở, tập trung giải quyết những việc khó, việc cụ thể, sát với tình hình thực tế của địa phương..., thời gian qua, công tác dân vận ở tỉnh Gia Lai nói chung, trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đạt được những kết quả nhất định, có ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; kinh tế - xã hội từng bước phát triển theo hướng bền vững.

Chỉ thị số 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai: Quyết sách đúng đắn

Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về 'Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh' đã mang lại hiệu quả tích cực, tạo bước đột phá trong việc làm thay đổi diện mạo và đời sống người dân tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một trong những dấu ấn đậm nét của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020, là điểm tựa vững chắc để nhiều vùng nông thôn trong tỉnh chuyển mình phát triển.

Điển hình làng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số

'Để có được xã, huyện nông thôn mới (NTM) thì phải có các thôn, làng NTM' là quan điểm của Tỉnh ủy Gia Lai, được người dân rất đồng tình, ủng hộ. Từ năm 2018, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Gia Lai đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh triển khai thực hiện mô hình 'Làng NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS)'. Đến nay, mô hình đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

'Cõng' làng khỏi đỉnh Cheng Leng

Cách đây hơn 15 năm, 22 hộ dân làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai) kéo nhau lên mảnh đất màu mỡ ở núi Cheng Leng làm ăn, sinh sống. Con đường duy nhất lên đỉnh Cheng Leng chỉ rộng 2 mét với lởm chởm đá, phải đi bộ hơn 1 giờ.

Thắp sáng các làng căn cứ cách mạng ở Gia Lai

Sau 4 năm triển khai Đề án phát triển kinh tế-xã hội 4 làng căn cứ cách mạng: Pông, Trớ, Hek và Kinh Pêng thuộc xã Chư A Thai (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), diện mạo của các làng đã thay đổi hoàn toàn, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt là 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia để sinh hoạt, sản xuất.

Công tác dân vận có chuyển biến tích cực

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp không ngừng quan tâm đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác dân vận gắn với việc đẩy mạnh phong trào thi đua 'Dân vận khéo' để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Qua đó, nhận thức của hệ thống chính trị, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể về công tác dân vận đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt qua 10 năm thực hiện Quyết định số 290-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã gắn công tác dân vận với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.

Gia Lai chủ động ứng phó với thiên tai

Thời gian qua, hạn hán, mưa kèm theo gió lốc đã gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhà nước và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Do đó, để hạn chế thấp nhất thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân cần nâng cao ý thức phòng-chống thiên tai.

Dấu ấn của Đảng trong xây dựng nông thôn mới tại Gia Lai

Gia Lai là tỉnh có diện tích đứng thứ hai cả nước, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (chiếm trên 46%) nên gây nhiều khó khăn trong công tác thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nắm bắt được vấn đề này, tháng 2/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, đời sống của nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày một đi lên.

Vững tiến cùng đất nước

Một mùa xuân mới đang chạm ngõ từng nhà với biết bao niềm tin và hy vọng. Nhìn lại chặng đường 45 năm sau ngày giải phóng tỉnh, chúng ta không khỏi tự hào khi thấy Gia Lai không ngừng đổi mới, vững bước đi lên cùng đất nước.

Xứng danh nhà giáo trẻ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Nhân kỷ niệm 37 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20-11), Tỉnh Đoàn Gia Lai vừa tổ chức gặp mặt và vinh danh 15 nhà giáo trẻ tiêu biểu trên địa bàn tỉnh. Mỗi người một cách triển khai hoạt động khác nhau song đều là những điển hình về sự năng nổ, tinh thần trách nhiệm cao và luôn hết lòng vì học sinh.

Tuyên truyền miệng ở cơ sở: Phát huy hiệu quả

Tuy mới triển khai nhưng hoạt động của lực lượng nòng cốt tuyên truyền miệng ở các thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả, là cầu nối quan trọng đưa thông tin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân. Từ đó, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia hiệu quả các hoạt động và phong trào thi đua ở địa phương.

Ngôi làng 'bước ra từ bóng tối' - Kỳ cuối: Tương lai tươi sáng

Sau khi di dời những hộ dân sinh sống trên đỉnh núi Cheng Leng về làng Hek, các cấp chính quyền đã quan tâm cấp đất ở, dựng lại nhà, tạo điều kiện cho con cái họ được đến trường. Những việc làm thắm đượm nghĩa tình này đã mở ra tương lai tươi sáng cho những phận người mà chỉ trước đó ít lâu thôi còn chìm trong tăm tối, đói nghèo, lạc hậu.

Ngôi làng 'bước ra từ bóng tối' - Kỳ 2: Gian nan hành trình xuống núi

Những tưởng lời hứa của dân làng Cheng Leng với Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang sẽ được thực hiện một cách suôn sẻ nhưng không ngờ đó lại là cả một quá trình đầy gian nan, từ cuộc đấu tranh tư tưởng trong nội bộ từng hộ đến cộng đồng làng trước khi dời đi. Ngay cả dân làng Hek, ngôi làng tiếp nhận nhóm cư dân trên thì tư tưởng cũng không dễ đả thông. Nếu không kiên trì vận động, không có quyết tâm cao của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở thì có thể cuộc di cư xuống núi này đã không thành.

Ngôi làng 'bước ra từ bóng tối'

Núi Cheng Leng (xã Hbông, huyện Chư Sê, Gia Lai) chỉ cách làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) hơn 5 km. Thế nhưng, với người dân Cheng Leng, hành trình dời làng từ núi cao xuống đồng bằng Ayun Hạ vẫn giống như một câu chuyện cổ tích. Đó là câu chuyện cổ tích của những người quyết tâm bước ra khỏi bóng tối biệt lập để đi về phía ánh sáng văn minh, về nơi ấm no, hạnh phúc. Góp phần tạo nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường ấy không thể không nhắc đến vai trò của Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang trong công tác chỉ đạo, sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị huyện Phú Thiện và các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn.

'Thung lũng vàng' chuyển mình

Lâu nay, huyện Phú Thiện, Gia Lai được xem là trung tâm của vựa lúa Ayun Hạ. Nhờ cây lúa mà Phú Thiện đang khởi sắc từng ngày với mô hình cánh đồng mẫu lớn và xây dựng làng nông thôn mới (NTM).

'Dân vận khéo' ở vùng dân tộc thiểu số-Kỳ 1: Nông thôn khởi sắc

Trong gần 10 năm qua, phong trào thi đua 'Dân vận khéo' trên địa bàn tỉnh có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các tầng lớp nhân dân và đạt hiệu quả thiết thực. Nhiều mô hình 'Dân vận khéo' điển hình, tiêu biểu trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh đã từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Xây dựng làng nông thôn mới ở Gia Lai

Mặc dù việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Gia Lai đạt được một số kết quả khả quan, song hiện không ít làng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân ở mức thấp, thậm chí rất thấp.

13 hộ dân trên núi Cheng Leng về định cư tại làng Hek

Từ ngày 11-21/12, UBND huyện Phú Thiện phối hợp cùng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai tổ chức di dời 13 hộ dân trên núi Cheng Leng về định cư tại làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện (Gia Lai).