Đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh Đình làng Thế Chí Đông

Ngày 24/5, tại đình làng Thế Chí Đông, UBND xã Điền Hải, huyện Phong Điền tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Kỳ II: Dấu ấn tiền nhân đi mở cõi

Cuối thế kỷ 17, có khoảng 1.000 lưu dân theo chân các quan quân nhà Nguyễn đến vùng Tây Ninh khai khẩn đất hoang, lập nên những thôn làng đầu tiên.

Trên 200 phụ nữ tham gia đồng diễn dân vũ thể thao

Tối 5-5, tại xã Thiện Kế (Sơn Dương), trên 200 phụ nữ đến từ 7 xã khu vực trung huyện Sơn Dương đã tham gia giao lưu bóng đá nữ, bóng chuyền và đồng diễn dân vũ nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Nơi hợp lưu của những dòng mỹ vị

TPHCM có đặc sản gì? - TPHCM làm gì có đặc sản. Người khắp nơi đến đây mang theo những món ăn quê nhà. Chính những lần phối trộn, 'cải biên' cho phù hợp với lưu dân đã biến những món ăn 'dị bản' có một chỗ đứng và sức sống lạ kỳ, đôi khi nó chẳng còn liên quan gì đến phiên bản gốc ngoài cái tên…

Hành trình 100 năm để nghề làm bột gạo Sa Đéc trở thành di sản

Không chỉ được biết đến là thủ phủ hoa của miền Tây, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) còn nức tiếng gần xa với nghề làm bột gạo truyền thống hơn 100 năm tuổi.

Thành phố nào tại Nam Bộ được đặt tên theo một loài cây?

Đây là thành phố của một trong những tỉnh lớn nhất miền Tây Nam Bộ, có nhiều lợi thế phát triển kinh tế như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, nông nghiệp, lâm nghiệp…

Những chuyện xưa, ít biết về nghề nước mắm

Nghề làm nước mắm Phan Thiết có lịch sử gắn với quá trình định cư của những lưu dân Việt trên đất Bình Thuận. Xung quanh nghề nước mắm, sử liệu đã cung cấp nhiều điều thú vị, ít biết về nghề này.

Gìn giữ xứ Quảng trăm năm

Hàng năm vào ngày 25/2 âm lịch, những người con xứ Quảng lại hội tụ về số 7 Phan Đình Phùng để cúng lệ Thanh Minh, như là cách tri ân những bậc tiền nhân đã có công khai mở, nay là 'Quảng Nam đồng châu tương tế hội' vẫn còn lưu giữ đến tận ngày hôm nay.

Tưởng nhớ công lao Thành hoàng Lương Văn Chánh

Cách đây hơn 410 năm, theo lệnh của Chúa Nguyễn Hoàng, Lương Văn Chánh đưa hơn 3.000 lưu dân Thanh - Nghệ và Thuận - Quảng vào khai khẩn vùng đất trấn biên Bà Đài, Bà Diễn từ Nam Cù Mông đến Bắc đèo Cả, lập làng, lập ấp, hình thành phủ Phú Yên (tỉnh Phú Yên ngày nay) vào năm 1611.

Hình tượng rồng trong kiến trúc đình làng Đồng Nai

Cách đây hơn ba thế kỷ, trước một thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt và đầy thách thức, để tìm một chỗ dựa tinh thần, những lưu dân người Việt đầu tiên vào xứ Đồng Nai đã khai phá, khẩn hoang, cùng với đó là lập miếu xây đình. Hiển nhiên, hình tượng các linh vật là ưu tiên trước nhất trong trang trí kiến trúc. Điều này dễ hiểu, bởi trong hoàn cảnh khó khăn ấy, họ muốn nhờ cậy sức mạnh bảo trợ của các linh vật để có niềm tin thiêng liêng vượt thoát gian nan.

Dâng hương tưởng niệm danh nhân Lương Văn Chánh

Ngày 15/3 (tức mùng 6/2 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích lịch sử cấp quốc gia Mộ và Đền thờ danh nhân Lương Văn Chánh, UBND huyện Phú Hòa phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Lương Văn Chánh và các bậc tiền nhân đã có công khai khẩn, tạo dựng vùng đất Phú Yên.

Những mối lương duyên Đồng Nai - Hà Tiên thời mở cõi

Một nơi là điểm đầu của Đông Nam Bộ, một nơi là vùng đất cực Tây của Nam Bộ, cách đây hơn 300 năm khi giao thông còn nhiều trắc trở, phương tiện di chuyển thô sơ, để vượt khoảng cách 400km từ Đồng Nai đến Hà Tiên phải mất hơn nửa tháng. Ấy vậy mà trong hành trình mở cõi của đất nước, giữa Đồng Nai và Hà Tiên đã có những mối lương duyên khắng khít.

Chợ bông ngày Tết

Không biết tự bao giờ chuyện chưng bông ngày Tết đã có ở Nam bộ, có lẽ lúc đầu khi đến vùng đất hoang hóa này lưu dân trồng bông nở vào ngày Tết để nhớ về quê hương cố thổ. Vài gốc mai vàng, vài bụi vạn thọ… là những loại cây thích hợp với phương nam nắng gió cũng đủ thỏa lòng người xa xứ. Rồi người đông, chợ Tết ngoài những mặt hàng cần thiết như vải vóc, bánh mứt…chợ bông Tết cũng hình thành.

Thờ hổ trong đời sống dân gian

Suốt quá trình khẩn hoang, người dân tứ chiếng đồng bằng sông Cửu Long năm xưa không chỉ phải đối mặt với sơm lam chướng khí mà còn phải đối phó với nhiều thú dữ, trong đó có hổ (cọp). Những lưu dân tiên phong vì khiếp sợ hổ nên vừa phải tìm cách diệt hổ, vừa lập miếu thờ, thể hiện lối ứng xử hài hòa và tôn trọng thiên nhiên từ buổi đầu khai hoang, lập ấp.

Vì sao có cá lóc nướng trên mâm lễ cúng Thần Tài?

Ở các địa phương khu vực phía Nam, trên mâm lễ cúng ngày vía Thần Tài thường có thêm con cá lóc nướng.

Nhớ về Sài Gòn - Gia Định từ buổi sơ khai

Cảng Sài Gòn lần hồi thành hình dần dần đem lại phồn vinh cho một vùng đất trù phú và lý tưởng: vùng đất Nam bộ, vùng đất Sài Gòn - Gia Định ngày nay.

Núi sông thiêng

Người đầu tiên mệnh danh tỉnh Quảng Bình là 'vương quốc hang động' quả là có sự liên tưởng thật tinh tường và khái quát. Hơn 500 hang động được phát hiện, trong đó có những hang động to lớn, tráng lệ bậc nhất Việt Nam và thế giới, đã góp phần biến vùng đất Quảng Bình thành điểm đến du lịch có sức thu hút đặc biệt đối với du khách muôn phương.

Món ngon ngày tết

Khi xã hội dần phát triển, xu thế chơi tết ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn 'ăn tết'. Tuy nhiên, không vì vậy mà mâm cơm lại vắng những món ngon truyền thống. Một tô khổ qua hầm, 1 đòn bánh tét cắt thành khoanh trên dĩa, 1 tô thịt kho và 1 dĩa củ kiệu, dưa hành là những món gần như không thể thiếu trong đêm giao thừa!.

Khánh thành tượng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Sáng 9/2, (tức 30 tháng Chạp năm Quý Mão), Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành tượng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa.

Đến

Tôi đến bên thuyền nghe em hát

Muối ba khía đất Mũi, con đường thành di sản

Tỉnh Cà Mau có nhiều đặc sản nổi tiếng, trong đó thương hiệu muối ba khía (ba khía là loài thuộc họ nhà cua- PV) đã vang danh khắp mọi nơi.

Tết của những người 'xa quê nhớ xứ' ở TP.HCM

Nhà văn Tống Phước Bảo cho biết 'nếu là người Việt dù bạn sống ở đâu vẫn luôn có cái Tết cộng đồng rất vui. Bởi truyền thống Tết của người Việt là chia sẻ'.

Tạp chí Du lịch TP.HCM trao giải cuộc thi 'Đi tìm vị Sài thành'

Chiều 29/1, Tạp chí Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm 'Sài Thành - Vị giao hòa thương nhớ' và trao giải cuộc thi 'Đi tìm vị Sài thành'.

9 tác phẩm được lựa chọn để trao giải cuộc thi 'Đi tìm vị Sài thành'

Sau hơn 1 tháng tổ chức, cuộc thi 'ĐI TÌM VỊ SÀI THÀNH' đã đi đến chặng đường cuối cùng với 8 bài viết có điểm số cao nhất.

Vịnh Xuân Đài - Cảnh sắc trời ban

Vịnh Xuân Đài được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích thắng cảnh quốc gia năm 2011. Không chỉ có cảnh quan đẹp, vịnh Xuân Đài còn là chứng tích của lịch sử gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của TX Sông Cầu.

Thắt chặt tình quân dân trong Chương trình 'Xuân biên phòng ấm lòng dân bản' năm 2024

Ngày 20-1, nằm trong chuỗi hoạt động 'Xuân biên phòng ấm lòng dân bản' năm 2024 tại thành phố Hà Tiên (Kiên Giang), Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều hoạt động góp phần thắt chặt tình quân dân và tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam-Campuchia.

Sôi nổi các hoạt động 'Xuân biên phòng ấm lòng dân bản' năm 2024

Sáng 20-1, nằm trong chuỗi hoạt động 'Xuân biên phòng ấm lòng dân bản' năm 2024 tại TP. Hà Tiên (Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm liệt sĩ TP. Hà Tiên và lăng Mạc Cửu; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho nhân dân TP. Hà Tiên; tặng quà cho chính quyền, lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới Campuchia.

Cây - Lá - Hoa trong ẩm thực Sài thành

Người Sài thành chuộng ăn hương hoa. Họ thích ăn rau, ăn lá. Vị ngon và lành.

Rót thêm chút cốt dừa - Cái hảo ngọt trứ danh của dân Sài thành

Họ nghiện cái vị béo, vị thơm. Mà đôi khi người xứ khác không quen lại khó nuốt. Mà đã quen là sẽ nghiện, đã nghiện lại sẽ càng yêu cái ngọt ngào của Sài Gòn.

Yêu hơn, tin hơn một Sài Gòn - TP.HCM luôn tươi mới, hiện đại và nghĩa tình qua ngòi bút Cù Mai Công

Theo tác giả Cù Mai Công, Sài Gòn là của tất cả mọi người, ai yêu thì sẽ tìm hiểu về nó và trước những đổi thay kinh khủng, hồn cốt của Sài Gòn vẫn lưu lại theo nhiều cách khác nhau.

Làng chổi đót duy nhất giữa lòng TP.HCM vào vụ Tết

Làng chổi đót duy nhất còn sót lại ở TP.HCM tập trung xung quanh chợ Bình Tiên đang tất bật vào vụ Tết.

Phố Sài thành có vị gì?

Nếu có ai hỏi 'vị Sài thành' ra sao? Chắc khó mà trả lời được, vì vị gì cũng có, từ vị ba miền Bắc-Trung-Nam của 63 tỉnh thành cùng 54 dân tộc ở Việt Nam, đến vị của các quốc gia năm châu bốn bể cũng đã hiện diện nơi Sài Gòn phố.

Năm Căn sau chặng đường dài phát triển

Năm Căn là tên gọi hành chính cấp huyện ở miệt rừng ngập mặn Cà Mau. Theo lý giải của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Trung Hoa, ngày trước có một người Hoa đến vùng này cất 5 căn nhà làm trại đáy bắt cá bên bờ sông Cửa Lớn. Nguồn lợi dồi dào thu hút dòng lưu dân về ngày càng đông đúc. Tên quen gọi 'Năm Căn nhà' thủa sơ khai, lâu ngày thành địa danh.

'Hồi ức Phú Nhuận': Bộ sưu tập công phu về đời sống đô thị

Trong 'Hồi ức Phú Nhuận', Phạm Công Luận ghi nhận dòng chảy thời gian đi qua một vùng đất bằng việc sưu tầm, viết lại những hồi ức tản mạn của ông cũng như nhiều cư dân nơi đây.