Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và hội đồng nhân dân lần thứ 3

Ban Tổ chức Giải Diên Hồng vừa có công văn về việc phối hợp tuyên truyền, tham gia Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ 3 - năm 2025.

Nhật Bản: Đảng đối lập giành được cả 3 ghế bầu cử Hạ viện bổ sung

Kết quả này đánh dấu thất bại của đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền trước đảng đối lập tại cuộc bầu cử đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ bê bối quỹ chính trị liên quan đến một số thành viên của đảng này.

Chính phủ mới của Bồ Đào Nha tuyên thệ nhậm chức

Ngày 2/4, ông Luis Montenegro, Chủ tịch đảng Dân chủ xã hội (PSD) của Bồ Đào Nha, đã chính thức nhậm chức Thủ tướng, sau khi liên minh do PSD dẫn đầu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp diễn ra vào tháng trước.

Cựu Thủ tướng Hun Sen chia tay Hạ viện, chuẩn bị nhậm chức Chủ tịch Thượng viện

Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói lời chia tay Quốc hội, chuẩn bị nhậm chức Chủ tịch Thượng viện Campuchia vài ngày tới.

Nhật Bản quyết định cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu sang nước thứ ba

Khoảng 10 ngày sau khi liên minh đảng cầm quyền Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) và đảng Công Minh đạt được thỏa thuận về nguyên tắc cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu sang nước thứ 3, hôm nay (26/3), chính phủ Nhật Bản cũng chính thức thông qua vấn đề này tại cuộc họp Nội các vừa diễn ra.

Bảo đảm chất lượng và tiến độ sách 'Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5'

Chiều 6.3, tại Hà Nội, Ban soạn thảo cuốn sách 'Lịch sử Quốc hội Việt Nam tập 5 (giai đoạn 2011 - 2026)' đã họp để thống nhất những quan điểm lớn về nội dung, cách làm và tiến độ triển khai. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh - Trưởng Ban biên soạn chủ trì cuộc họp.

TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT THI HÀNH PHÁP LUẬT: ĐẢM BẢO CHÍNH SÁCH ĐI VÀO CUỘC SỐNG

Quốc hội giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Trong đó, hoạt động giám sát thi hành pháp luật có ý nghĩa quan trọng, góp phần đưa chính sách vào cuộc sống. Để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát thi hành pháp luật của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên trên cơ sở bám sát thực tiễn và rõ trách nhiệm;…

Phát động cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân được tổ chức năm nay nhằm thu hút đông đảo các nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên tham gia, phát huy tài năng và khả năng sáng tạo, tạo ra những tác phẩm âm nhạc có giá trị cao về nội dung tư tưởng và nghệ thuật...

Phát động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nhằm hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2026), chiều 27/2, đã diễn ra lễ phát động cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng nhiều lãnh đạo đã tham dự sự kiện.

Lựa chọn những vấn đề đã chín, đã rõ, phù hợp với khả năng thực hiện

Cho ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương nhấn mạnh, phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, chỉ đưa vào luật những vấn đề đã chín, đã rõ, phù hợp với khả năng thực hiện trong giai đoạn hiện nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI GÓP PHẦN THÚC ĐẨY SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC

Trải qua gần 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, Quốc hội Việt Nam luôn thực hiện tốt sứ mệnh quan trọng mà Đảng và Nhân dân giao phó là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong đó, Quốc hội khóa VIII là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng với dấu ấn đậm nét là sự ra đời của Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, phù hợp với thực tế của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại.

Ông Lukashenko tuyên bố tái tranh cử Tổng thống Belarus năm 2025

Ông Alexande Lukashenko, 69 tuổi, lãnh đạo Belarus từ năm 1994, đã chính thức tuyên bố sẽ tái tranh cử tổng thống nước này vào năm 2025.

Các cuộc chiến pháp lý của ông Trump đang vào giai đoạn then chốt

Các phiên tòa và phán quyết sắp diễn ra có thể mang tính định mệnh đối với chiến dịch tranh cử năm 2024 của ứng cử viên Đảng Cộng hòa cũng như tài sản cá nhân của ông. Quyền lực và giới hạn của chức vụ tổng thống, thậm chí cả nền dân chủ lập hiến của Mỹ, cũng sẽ được định hình bởi những gì xảy ra tiếp theo.

Quốc gia nào có độ cao trung bình đứng đầu thế giới?

Đây là quốc gia có độ cao địa hình trung bình đứng đầu thế giới, khoảng gần 3.300m so với mực nước biển.

Quyết định 238 góp phần tạo đồng thuận trong Nhân dân

Công tác phối hợp giữa ban tuyên giáo với cơ quan Nhà nước cùng cấp được tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.

Tổng thống Ấn Độ kêu gọi toàn thể người dân đoàn kết

Tổng thống Ấn Độ nhấn mạnh sự đóng góp của mỗi người dân là rất quan trọng để đạt được mục tiêu đưa đất nước lên tầm cao mới và kêu gọi toàn thể người dân tuân thủ các nghĩa vụ cơ bản.

Thủ đô nước nào cao nhất thế giới?

Quốc gia này có hai thủ đô, đều tọa lạc ở vị trí cao so với mặt nước biển, trong đó có một thủ đô cao nhất thế giới.

Chuyện vương triều, hoàng tộc trên thế giới

Ngày 14/1 là một dấu mốc lịch sử mới đối với Đan Mạch khi Nữ hoàng Margarethe II. (83 tuổi) thoái vị và nhường ngôi cho con trai là Frederik.

Chuyện tình buồn của hoàng đế Napoléon

Quan hệ giữa Napoléon Bonapartre và người đẹp Josephine de Beauharnais được ca ngợi là mối tình của thời đại, một bức tranh hoàn hảo về sự tha thứ.

Chủ tịch Hạ viện Nga: Mỹ tấn công Yemen vì lý do chính trị

Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin cho rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định tấn công Yemen vì lý do chính trị nhằm đánh lạc hướng sự chú ý của cử tri khỏi những thất bại ở Ukraine và các vấn đề trong nước mà Mỹ phải đối mặt.

Tham vấn chuyên gia về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Chiều 12.1, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo qua 40 năm đổi mới. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì tọa đàm.

TỌA ĐÀM THAM VẤN CHUYÊN GIA VỀ XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUA 40 NĂM ĐỔI MỚI

Chiều ngày 12/01, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Tọa đàm tham vấn chuyên gia về xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo qua 40 năm đổi mới. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh chủ trì Tọa đàm.

SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN VÀO QUY TRÌNH LẬP HIẾN NGÀY CÀNG ĐƯỢC CHÚ TRỌNG QUA CÁC THỜI KỲ

Theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Đặng Đình Luyến, việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân ngày càng được Đảng, các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền quan tâm, chú trọng. Trong đó, hoạt động tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn xã hội; phát huy trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

78 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Ngày 3/9/1945, sau khi tuyên bố độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị 1 trong 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện ngay là 'tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu' để bầu ra Quốc hội. Ngày 08/9/1945 Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để bầu Quốc hội. Bản Sắc lệnh đã nhấn mạnh yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử, đồng thời chỉ rõ chúng ta có đủ cơ sở pháp lý, điều kiện khách quan và chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử.

Kiểm soát quyền lập pháp theo Hiến pháp năm 2013

Bài viết 'Kiểm soát quyền lập pháp theo Hiến pháp năm 2013' do ThS. Lê Phương Hoa (Viện Nhà nước và Pháp luật) thực hiện.

ĐỔI MỚI TƯ DUY LẬP PHÁP: XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT KỊP THỜI, ĐỒNG BỘ

Thời gian qua công tác lập pháp đã đạt được những thành tựu nhất định, hệ thống pháp luật cơ bản đã bảo đảm được tính toàn diện, ngày càng tiệm cận các tiêu chí về tính thống nhất, phù hợp, khả thi. Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động lập pháp, theo ý kiến chuyên gia cần phải tiếp tục kịp thời thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai đúng đắn, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng đồng thời chú trọng việc đổi mới tư duy lập pháp…

Hiến pháp 2013 và 4 điều cốt lõi bảo vệ quyền con người

Với tư cách là đạo luật gốc của quốc gia dân chủ hiện đại, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã thể hiện đậm nét tinh thần tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm nhân quyền.

Từ Hiến pháp 2013, cụm từ 'quyền con người' ở Việt Nam đã trở nên gần gũi

Hiến pháp 2013 lần đầu tiên chỉ rõ trách nhiệm của Nhà nước là 'công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân', trách nhiệm của Chính phủ là 'Bảo vệ quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội'.

Thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam

Sáng nay (8/12), tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học 'Thành tựu thúc đẩy và bảo vệ Quyền con người trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam' nhân kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người (10/12/1948-10/12/2023) và 30 năm Hội nghị Thế giới về quyền con người thông qua bản Tuyên bố và Chương trình hành động viên.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu về quyền con người

Đảng và Nhà nước Việt Nam không ngừng nỗ lực để người dân được thụ hưởng đầy đủ nhất các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Những thành tựu phát triển đất nước cùng những tiến bộ không ngừng trong sự nghiệp bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Thủ tướng Ấn Độ khẳng định quyết tâm tiêu diệt khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, nhân dịp tưởng nhớ những nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ở Mumbai ngày 26/11/2008, Thủ tướng Narendra Modi nhấn mạnh Ấn Độ đã phải đối mặt với vụ tấn công khủng khiếp nhất vào ngày này nhưng chính năng lực của Ấn Độ đã phục hồi sau vụ tấn công đó và cũng đang 'nghiền nát chủ nghĩa khủng bố' bằng tất cả lòng can đảm.

Thực thi dân chủ bảo đảm bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân (tiếp theo và hết)

Ở Việt Nam, việc thực thi dân chủ thuộc về bản chất và là một trong những nội dung cốt lõi để lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước, để người dân được thể hiện quyền con người, quyền làm chủ trên các phương diện. Tính ưu việt của chế độ dân chủ ở Việt Nam đã góp phần quan trọng trong xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Loạt bài về 'Thực thi dân chủ bảo đảm bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân' sẽ góp phần khẳng định giá trị, hiệu quả việc thực thi dân chủ ở Việt Nam.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỚN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 6, dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) sẽ được tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường vào chiều 22/11. Đây là một trong 8 dự án luật sửa đổi trình Quốc hội kỳ này nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính,… Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu bài viết 'Một số vấn đề lớn về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)' của TS.Nguyễn Đình Quyền, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, nguyên Phó Chủ nhiệm UBTP của Quốc hội, ĐBQH khóa XII, XIII.

Phật tử Mỹ kêu gọi Tổng thống Biden tác động để có ngừng bắn ở Gaza

Với tư cách là nguyên thủ Quốc gia, Tổng thống Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ, nước cộng hòa lập hiến liên bang này, quý Ngài có tiếng nói hùng dũng nhất trên thế giới. Nhân danh từ bi tâm, lòng bác ái, kính thưa Ngài Tổng thống Joe Biden, xin hãy yêu cầu chính phủ Israel thông qua lệnh ngừng bắn ngay lập tức.

Thể lệ Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân lần thứ 2

Các tác phẩm dự Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ hai - năm 2024 gồm các tác phẩm được xuất bản, đăng tải, phát sóng trong thời gian từ 1/5/2023 đến hết 5/12/2023.

Từng ĐBQH sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật

Hôm nay 09/11 là ngày Pháp luật Việt Nam - vào ngày này năm 1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam.

Đắk Nông hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Sáng 9/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và trao giải Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật.

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI CÙNG TOÀN DÂN NÂNG CAO Ý THỨC THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT

Hôm nay 09/11 là ngày Pháp luật Việt Nam - vào ngày này năm 1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam đây là một sự kiện chính trị - pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước.

Chile ấn định thời điểm tổ chức trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới

Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 7/11, Tổng thống Chile Gabriel Boric tuyên bố cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới tại quốc gia Nam Mỹ này sẽ được tổ chức vào ngày 17/12 tới.

Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11): Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được hội đồng phối hợp PBGDPL các cơ quan và ngành tư pháp TP. Đà Nẵng chủ động tham mưu thành phố triển khai. Nhân Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng về các công tác triển khai các hoạt động trên địa bàn.

Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11: Nguồn gốc, ý nghĩa và cách thức hưởng ứng

Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11 được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội, góp phần thực hiện tuyên truyền khẩu hiệu 'Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật'.