Ảnh ấn tượng tuần (1-7/3): Việt Nam chiến thắng Covid-19, căng thẳng Myanmar, ông Trump tái xuất và Triều Tiên lộ bí mật

Người Việt Nam ăn mừng chiến thắng Covid-19, biểu tình ngày càng căng thẳng ở Myanmar, ông Trump nói sẽ tái tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2024, Triều Tiên lộ bí mật… là những ảnh ấn tượng trong tuần được NBC, CNN, Reuters… tổng hợp.

Bức ảnh ấn tượng cho thấy cảnh người dân cầm cờ Tổ quốc đi trên đường phố, ăn mừng sau khi địa phương chấm dứt 34 ngày giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, ngày 3/3. (Nguồn: Reuters)

Bức ảnh ấn tượng cho thấy cảnh người dân cầm cờ Tổ quốc đi trên đường phố, ăn mừng sau khi địa phương chấm dứt 34 ngày giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, ngày 3/3. (Nguồn: Reuters)

Y tá tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer cho người dân trong chiến dịch tiêm chủng cho những người trên 60 tuổi, ở thành phố Panama, Panama, ngày 4/3. (Nguồn: AP)

Y tá tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer cho người dân trong chiến dịch tiêm chủng cho những người trên 60 tuổi, ở thành phố Panama, Panama, ngày 4/3. (Nguồn: AP)

Các vũ công Elisa Badenes và Friedemann Vogel biểu diễn trong những quả bóng nhựa trong suốt tại trường John Cranko ở Stuttgart, Đức. Những quả bóng là ý tưởng của nghệ sĩ Florian Mehnert trong bối cảnh quốc gia châu Âu phải áp dụng giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Các vũ công Elisa Badenes và Friedemann Vogel biểu diễn trong những quả bóng nhựa trong suốt tại trường John Cranko ở Stuttgart, Đức. Những quả bóng là ý tưởng của nghệ sĩ Florian Mehnert trong bối cảnh quốc gia châu Âu phải áp dụng giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Nhân viên y tế của Bệnh viện del Mar đưa bệnh nhân Covid-19 Marta Pascual trở lại phòng sau khi tận hưởng không khí trong lành bên bờ biển ở Barceloneta, Tây Ban Nha. (Nguồn: Getty)

Nhân viên y tế của Bệnh viện del Mar đưa bệnh nhân Covid-19 Marta Pascual trở lại phòng sau khi tận hưởng không khí trong lành bên bờ biển ở Barceloneta, Tây Ban Nha. (Nguồn: Getty)

Sarah Havacova chăm sóc bệnh nhân tại khu dành cho người mắc Covid-19 trong Bệnh viện Sisters of Mercy of St Borromeo tại Prague, Czech. Trước đại dịch, Havacova là diễn viên của một nhóm kịch tại Nhà hát Quốc gia ở Prague. Vào tháng 10/2020, cô bắt đầu làm việc tình nguyện tại bệnh viện, nhận chăm sóc bệnh nhân Covid-19. (Nguồn: Getty)

Sarah Havacova chăm sóc bệnh nhân tại khu dành cho người mắc Covid-19 trong Bệnh viện Sisters of Mercy of St Borromeo tại Prague, Czech. Trước đại dịch, Havacova là diễn viên của một nhóm kịch tại Nhà hát Quốc gia ở Prague. Vào tháng 10/2020, cô bắt đầu làm việc tình nguyện tại bệnh viện, nhận chăm sóc bệnh nhân Covid-19. (Nguồn: Getty)

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với Thống đốc Texas Greg Abbott khi tới thăm Trung tâm điều hành khẩn cấp quận Harris ở Houston. Ông Biden đã động viên và đề xuất hỗ trợ liên bang cho Texas, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão tuyết mùa Đông vừa qua, khiến hàng triệu người phải sống trong cảnh mất điện, mất nước trong nhiều ngày. (Nguồn: AP)

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói chuyện với Thống đốc Texas Greg Abbott khi tới thăm Trung tâm điều hành khẩn cấp quận Harris ở Houston. Ông Biden đã động viên và đề xuất hỗ trợ liên bang cho Texas, nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão tuyết mùa Đông vừa qua, khiến hàng triệu người phải sống trong cảnh mất điện, mất nước trong nhiều ngày. (Nguồn: AP)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Hội nghị hành động chính trị bảo thủ (CPAC) hôm 28/2 ở Orlando, Mỹ. Trong bài phát biểu dài 90 phút tại sự kiện này, ông Trump nhắc đến khả năng tái tranh cử tổng thống vào năm 2024, đồng thời cho rằng, ông là tương lai của đảng Cộng hòa. (Nguồn: Reuters)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Hội nghị hành động chính trị bảo thủ (CPAC) hôm 28/2 ở Orlando, Mỹ. Trong bài phát biểu dài 90 phút tại sự kiện này, ông Trump nhắc đến khả năng tái tranh cử tổng thống vào năm 2024, đồng thời cho rằng, ông là tương lai của đảng Cộng hòa. (Nguồn: Reuters)

Người dân chạy bộ bên cạnh hàng rào an ninh ở bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Mỹ (Đồi Capitol) ở thủ đô Washington D.C, ngày 3/3. Ngày 5/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết, cơ quan này đã nhận được yêu cầu chính thức từ cảnh sát Đồi Capitol về việc tiếp tục duy trì sự hỗ trợ của Lực lượng Vệ binh quốc gia tại tòa nhà Quốc hội. (Nguồn: Getty)

Người dân chạy bộ bên cạnh hàng rào an ninh ở bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Mỹ (Đồi Capitol) ở thủ đô Washington D.C, ngày 3/3. Ngày 5/3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ John Kirby cho biết, cơ quan này đã nhận được yêu cầu chính thức từ cảnh sát Đồi Capitol về việc tiếp tục duy trì sự hỗ trợ của Lực lượng Vệ binh quốc gia tại tòa nhà Quốc hội. (Nguồn: Getty)

Lực lượng cảnh sát chạy tới để giải tán một cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar. (Nguồn: Getty)

Lực lượng cảnh sát chạy tới để giải tán một cuộc biểu tình ở Yangon, Myanmar. (Nguồn: Getty)

Ngày 4/3, tại Bangkok, Thái Lan, một người di cư từ Myanmar khóc trong lễ tưởng niệm những người biểu tình thiệt mạng trong các cuộc tuần hành phản đối chính biến ở quê nhà. Myanmar đã rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội nắm chính quyền vào ngày 1/2 và bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng phần lớn lãnh đạo trong đảng của bà. (Nguồn: Getty)

Ngày 4/3, tại Bangkok, Thái Lan, một người di cư từ Myanmar khóc trong lễ tưởng niệm những người biểu tình thiệt mạng trong các cuộc tuần hành phản đối chính biến ở quê nhà. Myanmar đã rơi vào khủng hoảng kể từ khi quân đội nắm chính quyền vào ngày 1/2 và bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng phần lớn lãnh đạo trong đảng của bà. (Nguồn: Getty)

Bà Ngozi Okonjo-Iweala, tân Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong lễ nhậm chức tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thụy Sỹ, ngày 1/3. Bà Okonjo-Iweala, một nhà kinh tế, cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, là người phụ nữ đầu tiên và là người gốc Phi đầu tiên lãnh đạo WTO. (Nguồn: Getty)

Bà Ngozi Okonjo-Iweala, tân Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong lễ nhậm chức tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thụy Sỹ, ngày 1/3. Bà Okonjo-Iweala, một nhà kinh tế, cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, là người phụ nữ đầu tiên và là người gốc Phi đầu tiên lãnh đạo WTO. (Nguồn: Getty)

Cảnh các tòa nhà bị phá hủy bởi bom đạn chiến tranh ở Syria, một năm sau khi thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib, Syria được ký kết. (Nguồn: Getty)

Cảnh các tòa nhà bị phá hủy bởi bom đạn chiến tranh ở Syria, một năm sau khi thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib, Syria được ký kết. (Nguồn: Getty)

Người biểu tình ném bình chứa khí gas vào lực lượng cảnh sát trong cuộc tuần hành nhằm phản đối việc bắt giữ ca sĩ nhạc rap Pablo Hasél ở Barcelona, Tây Ban Nha. (Nguồn: AP)

Người biểu tình ném bình chứa khí gas vào lực lượng cảnh sát trong cuộc tuần hành nhằm phản đối việc bắt giữ ca sĩ nhạc rap Pablo Hasél ở Barcelona, Tây Ban Nha. (Nguồn: AP)

Những người phụ nữ Sahrawi tham gia cuộc diễu hành do phong trào đòi độc lập của Mặt trận Polisario tổ chức tại trại tị nạn Awserd ở Tindouf, Algeria. (Nguồn: Reuters)

Những người phụ nữ Sahrawi tham gia cuộc diễu hành do phong trào đòi độc lập của Mặt trận Polisario tổ chức tại trại tị nạn Awserd ở Tindouf, Algeria. (Nguồn: Reuters)

Ngày 3/3, hãng tin CNN đưa tin, các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, Triều Tiên có thể đã có những hành động nhằm che giấu một cơ sở mà Mỹ cho rằng, được sử dụng để lưu giữ các vũ khí hạt nhân. Cụ thể, các hình ảnh được công ty công nghệ hàng không vũ trụ Mỹ Maxar thu thập hôm 11/2 cho thấy, Triều Tiên đã xây dựng các cấu trúc mới ở khu vực Yongdoktong trong năm 2020 nhằm che đậy các lối vào dẫn tới 2 đường hầm dưới mặt đất. (Nguồn: CNN)

Ngày 3/3, hãng tin CNN đưa tin, các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy, Triều Tiên có thể đã có những hành động nhằm che giấu một cơ sở mà Mỹ cho rằng, được sử dụng để lưu giữ các vũ khí hạt nhân. Cụ thể, các hình ảnh được công ty công nghệ hàng không vũ trụ Mỹ Maxar thu thập hôm 11/2 cho thấy, Triều Tiên đã xây dựng các cấu trúc mới ở khu vực Yongdoktong trong năm 2020 nhằm che đậy các lối vào dẫn tới 2 đường hầm dưới mặt đất. (Nguồn: CNN)

Ngày 3/3, cậu bé người Hazara thả diều ở gần khu vực tượng Phật khổng lồ đã bị phiến quân Taliban phá hủy vào năm 2001, ở tỉnh Bamiyan, Afghanistan. (Nguồn: Getty)

Ngày 3/3, cậu bé người Hazara thả diều ở gần khu vực tượng Phật khổng lồ đã bị phiến quân Taliban phá hủy vào năm 2001, ở tỉnh Bamiyan, Afghanistan. (Nguồn: Getty)

Đoàn tàu chở hàng bị trật bánh ở sa mạc Nam California khiến hơn hai chục toa tàu lao xuống cát gần Ludlow, California, Mỹ, ngày 3/3. Theo Sở Cứu hỏa quận San Bernardino, rất may, vụ tai nạn không có người bị thương và không gây ra hỏa hoạn. (Nguồn: AP)

Đoàn tàu chở hàng bị trật bánh ở sa mạc Nam California khiến hơn hai chục toa tàu lao xuống cát gần Ludlow, California, Mỹ, ngày 3/3. Theo Sở Cứu hỏa quận San Bernardino, rất may, vụ tai nạn không có người bị thương và không gây ra hỏa hoạn. (Nguồn: AP)

Hai nghệ sĩ Tina Fey (trái) và Amy Poehler ở cách xa nhau hàng trăm dặm khi cùng đóng vai trò người dẫn chương trình giải thưởng điện ảnh Quả Cầu Vàng 2021 được tổ chức trực tuyến vào ngày 28/2. (Nguồn: NBC)

Hai nghệ sĩ Tina Fey (trái) và Amy Poehler ở cách xa nhau hàng trăm dặm khi cùng đóng vai trò người dẫn chương trình giải thưởng điện ảnh Quả Cầu Vàng 2021 được tổ chức trực tuyến vào ngày 28/2. (Nguồn: NBC)

Núi Sinabung phun trào ở Karo, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 2/3. Đây là một trong số hơn 120 ngọn núi lửa đang hoạt động ở quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: Getty)

Núi Sinabung phun trào ở Karo, Bắc Sumatra, Indonesia, ngày 2/3. Đây là một trong số hơn 120 ngọn núi lửa đang hoạt động ở quốc gia Đông Nam Á. (Nguồn: Getty)

Những người đàn ông của bộ tộc Maasai thực hiện nghi lễ nhảy truyền thống, kỷ niệm ngày người đàn ông bước sang ngưỡng của người cao tuổi tại khu bảo tồn quốc gia Masai-Mara, Kenya. (Nguồn: Getty)

Những người đàn ông của bộ tộc Maasai thực hiện nghi lễ nhảy truyền thống, kỷ niệm ngày người đàn ông bước sang ngưỡng của người cao tuổi tại khu bảo tồn quốc gia Masai-Mara, Kenya. (Nguồn: Getty)

Những người phụ nữ biểu diễn trong lễ hội Daeboreum ở Siheung, Hàn Quốc. Đây là lễ hội truyền thống của quốc gia Đông Bắc Á được tổ chức để đánh dấu ngày Rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch (Rằm tháng Giêng). (Nguồn: Getty)

Những người phụ nữ biểu diễn trong lễ hội Daeboreum ở Siheung, Hàn Quốc. Đây là lễ hội truyền thống của quốc gia Đông Bắc Á được tổ chức để đánh dấu ngày Rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch (Rằm tháng Giêng). (Nguồn: Getty)

Những người đàn ông Kashmiri chèo những chiếc bè tạm bợ được làm bằng ống nhựa trên hồ Dal sau một đợt tuyết rơi ở ngoại ô Srinagar, Ấn Độ. (Nguồn: AP)

Những người đàn ông Kashmiri chèo những chiếc bè tạm bợ được làm bằng ống nhựa trên hồ Dal sau một đợt tuyết rơi ở ngoại ô Srinagar, Ấn Độ. (Nguồn: AP)

Một phụ nữ đến từ Ofunato, người đã mất các bạn học trong trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011, gọi cho những người bạn quá cố của mình bên trong Kaze-no-Denwa (bốt điện thoại của gió) - nơi người sống quay số và để lại những lời nhắn nhủ của mình tới người đã mất, tại Bell Gardia Kujira-yama, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Một phụ nữ đến từ Ofunato, người đã mất các bạn học trong trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011, gọi cho những người bạn quá cố của mình bên trong Kaze-no-Denwa (bốt điện thoại của gió) - nơi người sống quay số và để lại những lời nhắn nhủ của mình tới người đã mất, tại Bell Gardia Kujira-yama, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

Vệ tinh đầu tiên của Nga mang tên Arktika-M được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, ngày 28/2 bằng tên lửa đẩy Soyuz – 2.1b. Đây là vệ tinh được chế tạo bởi Tổ hợp Sản xuất và Khoa học Lavochkin thuộc Tổng công ty Hàng không Vũ trụ nhà nước Nga, có trọng lượng phóng 2.200kg, thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình khí hậu và môi trường ở khu vực Bắc Cực, dự kiến trong vòng 7 năm. (Nguồn: EPA)

Vệ tinh đầu tiên của Nga mang tên Arktika-M được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, ngày 28/2 bằng tên lửa đẩy Soyuz – 2.1b. Đây là vệ tinh được chế tạo bởi Tổ hợp Sản xuất và Khoa học Lavochkin thuộc Tổng công ty Hàng không Vũ trụ nhà nước Nga, có trọng lượng phóng 2.200kg, thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình khí hậu và môi trường ở khu vực Bắc Cực, dự kiến trong vòng 7 năm. (Nguồn: EPA)

(theo NBC, CNN, Reuters…)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/anh-an-tuong-tuan-1-73-viet-nam-chien-thang-covid-19-cang-thang-myanmar-ong-trump-tai-xuat-va-trieu-tien-lo-bi-mat-138607.html