Anh em Lịch, Lan thất bại ở nội dung tiếp sức hỗn hợp

Quách Công Lịch và Quách Thị Lan chỉ có thể giúp đội tiếp sức hỗn hợp 4x400 m Thanh Hóa giành tấm huy chương đồng tại giải vô địch quốc gia 2021 ngày 13/12.

 Trong ngày thi đấu cuối của giải điền kinh vô địch quốc gia 2021, nội dung tiếp sức hỗn hợp 4x400 m nhận sự chú ý bởi đây là cuộc thi ngoài tốc độ còn ghi dấu ấn lớn của chiến thuật. Đội Hà Nội xếp hai nữ vận động viên Khuất Phương Anh và Nguyễn Thị Hằng ở 2 lượt chạy đầu. Hai tuyển thủ quốc gia đã hoàn thành tốt khi không để các nam vận động viên bỏ quá xa.

Trong ngày thi đấu cuối của giải điền kinh vô địch quốc gia 2021, nội dung tiếp sức hỗn hợp 4x400 m nhận sự chú ý bởi đây là cuộc thi ngoài tốc độ còn ghi dấu ấn lớn của chiến thuật. Đội Hà Nội xếp hai nữ vận động viên Khuất Phương Anh và Nguyễn Thị Hằng ở 2 lượt chạy đầu. Hai tuyển thủ quốc gia đã hoàn thành tốt khi không để các nam vận động viên bỏ quá xa.

 Đoàn Thanh Hóa sắp xếp nam, nữ đan xen, với sự góp mặt của Quách Thị Lan (lượt 3) và Quách Công Lịch (lượt 4). Đây là nội dung duy nhất Lan tranh tài tại giải năm nay, sau khi gặp vấn đề về cơ.

Đoàn Thanh Hóa sắp xếp nam, nữ đan xen, với sự góp mặt của Quách Thị Lan (lượt 3) và Quách Công Lịch (lượt 4). Đây là nội dung duy nhất Lan tranh tài tại giải năm nay, sau khi gặp vấn đề về cơ.

 Nhà vô địch SEA Games dường như không có được phong độ tốt nhất. Lan bị hai đối thủ của Hà Nội và Hà Tĩnh bỏ lại khá xa khi trao gậy cho người anh trai Quách Công Lịch.

Nhà vô địch SEA Games dường như không có được phong độ tốt nhất. Lan bị hai đối thủ của Hà Nội và Hà Tĩnh bỏ lại khá xa khi trao gậy cho người anh trai Quách Công Lịch.

 Quách Công Lịch nỗ lực nhưng chỉ có thể cán đích vị trí thứ 3 với tổng thời gian 3 phút 31 giây 54, đem về cho đoàn Thanh Hóa tấm HCĐ. Cuộc đua tấm HCV diễn ra hấp dẫn ở lượt cuối với sự góp mặt của Nguyễn Đức Sơn (Hà Nội) và Lê Ngọc Phúc (Hà Tĩnh). Chung cuộc, đội tiếp sức Hà Nội về nhất với thời gian 3 phút 25 giây 52, ít hơn đối thủ về nhì 3% giây.

Quách Công Lịch nỗ lực nhưng chỉ có thể cán đích vị trí thứ 3 với tổng thời gian 3 phút 31 giây 54, đem về cho đoàn Thanh Hóa tấm HCĐ. Cuộc đua tấm HCV diễn ra hấp dẫn ở lượt cuối với sự góp mặt của Nguyễn Đức Sơn (Hà Nội) và Lê Ngọc Phúc (Hà Tĩnh). Chung cuộc, đội tiếp sức Hà Nội về nhất với thời gian 3 phút 25 giây 52, ít hơn đối thủ về nhì 3% giây.

 Trên đường đua 200 m nữ, Lê Tú Chinh vẫn không có đối thủ. Cô gái sinh năm 1997 cán đích với thông số 23 giây 69, kém kỷ lục của đàn chị Vũ Thị Hương 42% giây. Hoàng Thị Ngọc về thứ 2 với thời gian 24 giây 54.

Trên đường đua 200 m nữ, Lê Tú Chinh vẫn không có đối thủ. Cô gái sinh năm 1997 cán đích với thông số 23 giây 69, kém kỷ lục của đàn chị Vũ Thị Hương 42% giây. Hoàng Thị Ngọc về thứ 2 với thời gian 24 giây 54.

 Ở nội dung của nam, Ngần Ngọc Nghĩa (số đeo 01) không bảo vệ thành công tấm HCV 200 m. Anh chỉ cán đích thứ 3 với thời gian 21 giây 677. Bùi Văn Nghiêm giành HCV với thời gian 21 giây 55, trong khi Nguyễn Đình Vũ giành HCB (21 giây 672). Thông số này vẫn còn kém khá xa kỷ lục 20 giây 89 do Lê Trọng Hinh lập tại SEA Games 2015.

Ở nội dung của nam, Ngần Ngọc Nghĩa (số đeo 01) không bảo vệ thành công tấm HCV 200 m. Anh chỉ cán đích thứ 3 với thời gian 21 giây 677. Bùi Văn Nghiêm giành HCV với thời gian 21 giây 55, trong khi Nguyễn Đình Vũ giành HCB (21 giây 672). Thông số này vẫn còn kém khá xa kỷ lục 20 giây 89 do Lê Trọng Hinh lập tại SEA Games 2015.

 Gương mặt mới trên đường chạy trung bình Trần Văn Đảng tiếp tục giữ vững phong độ. Sau khi về nhất cự ly 1.500 m, anh bảo vệ thành công tấm HCV 800 m với thời gian 1 phút 53 giây 71. Nhà vô địch SEA Games Dương Văn Thái chỉ cán đích thứ 6 với thông số 1 phút 55 giây 38.

Gương mặt mới trên đường chạy trung bình Trần Văn Đảng tiếp tục giữ vững phong độ. Sau khi về nhất cự ly 1.500 m, anh bảo vệ thành công tấm HCV 800 m với thời gian 1 phút 53 giây 71. Nhà vô địch SEA Games Dương Văn Thái chỉ cán đích thứ 6 với thông số 1 phút 55 giây 38.

 Khuất Phương Anh bảo vệ thành công tấm HCV nội dung 800 m nữ. Cô gái sinh năm 1997 vượt qua nhà vô địch SEA Games Đinh Thị Bích để về nhất với thành tích 2 phút 9 giây 04. Đây là tấm HCV thứ 4 của Phương Anh tại giải năm nay sau các nội dung 1.500 m, 4x400 m hỗn hợp và 4x800 m nữ.

Khuất Phương Anh bảo vệ thành công tấm HCV nội dung 800 m nữ. Cô gái sinh năm 1997 vượt qua nhà vô địch SEA Games Đinh Thị Bích để về nhất với thành tích 2 phút 9 giây 04. Đây là tấm HCV thứ 4 của Phương Anh tại giải năm nay sau các nội dung 1.500 m, 4x400 m hỗn hợp và 4x800 m nữ.

 Cô gái nhỏ bé Phạm Thị Hồng Lệ lần đầu vô địch quốc gia nội dung 10.000 m, đồng thời phá kỷ lục với thông số 34 phút 1 giây 59. Kỷ lục cũ do Nguyễn Thị Oanh lập năm 2020 với thời gian 34 phút 8 giây 54. Tại giải năm nay, Oanh rút lui phút chót nội dung này sau khi giành 3 HCV.

Cô gái nhỏ bé Phạm Thị Hồng Lệ lần đầu vô địch quốc gia nội dung 10.000 m, đồng thời phá kỷ lục với thông số 34 phút 1 giây 59. Kỷ lục cũ do Nguyễn Thị Oanh lập năm 2020 với thời gian 34 phút 8 giây 54. Tại giải năm nay, Oanh rút lui phút chót nội dung này sau khi giành 3 HCV.

 Tấm HCV quý giá ở đường chạy 200 m nam của Bùi Văn Nghiêm giúp đoàn Quân đội giành ngôi nhất toàn đoàn với 9 HCV, 12 HCB và 5 HCĐ. Đoàn Hà Nội xếp thứ 2 với 8 HCV, 10 HCB và 7 HCĐ, trong khi đoàn TP.HCM đứng thứ 3 với 7 HCV, 4 HCB và 4 HCĐ.

Tấm HCV quý giá ở đường chạy 200 m nam của Bùi Văn Nghiêm giúp đoàn Quân đội giành ngôi nhất toàn đoàn với 9 HCV, 12 HCB và 5 HCĐ. Đoàn Hà Nội xếp thứ 2 với 8 HCV, 10 HCB và 7 HCĐ, trong khi đoàn TP.HCM đứng thứ 3 với 7 HCV, 4 HCB và 4 HCĐ.

Minh Chiến - Tiến Đạt

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/anh-em-lich-lan-that-bai-o-noi-dung-tiep-suc-hon-hop-post1283161.html