Bạo lực gia đình - 'vấn nạn' còn nhức nhối

Chỉ với những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, Bùi Văn D. ở xóm Đa Ngắm, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) đã không ngần ngại dành cho vợ những trận đòn oan nghiệt. Dù rằng nhiều lần Bùi Văn D. được các ngành, đoàn thể của xóm nhắc nhở. Nhưng chỉ đến khi việc này được đưa ra Công an xã giải quyết thì Bùi Văn D. mới từ bỏ 'thói quen' đánh vợ.

 Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mai Châu phối hợp với Phòng Tư pháp huyện tổ chức giao lưu truyền thông về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Nỗi ám ảnh bạo hành gia đình Trên thực tế, những trường hợp bạo hành gia đình như Bùi Văn D. trên địa bàn tỉnh không phải là hiếm. Theo thẩm phán Vũ Văn Túc, Chánh án TAND huyện Đà Bắc, thời gian qua, TAND huyện tiếp nhận nhiều vụ án ly hôn. Trong đó, phần nhiều các vụ ly hôn đều có liên quan đến tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ). Như trường hợp của Lường Thị S. ở xóm Trung Tằm, xã Trung Thành sau thời gian đi làm ăn xa về liên tục phải nhận những trận đòn ghen của chồng. Mới đây nhất, TAND huyện Đà Bắc tiếp nhận đơn xin ly hôn của chị Hà Thị C. trú ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng. Nguyên nhân dẫn đến việc chị C. phải viết đơn ly hôn là bởi chị đã liên tục phải nhận những trận đòn ghen tàn nhẫn của chồng. Đỉnh điểm là trận đòn "thừa sống, thiếu chết” làm chị bị thủng màng nhĩ, cùng nhiều tổn thương trên cơ thể. Lấy chồng khi vừa học xong lớp 12. Sau ngày cưới đúng 1 tháng, Bùi Thị T. ở xóm Sằn, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) bắt đầu bị chồng bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần. Lúc đầu thì dăm bữa, nửa tháng một trận, càng ngày, tần suất các trận đòn càng nhiều lên. Thậm chí, có tuần T. bị chồng đánh đến 3 lần. Việc này đã nhiều lần được Ban quản lý xóm đưa ra kiểm điểm theo hương ước; chính quyền địa phương can thiệp, nhắc nhở, nhưng chỉ được vài hôm. Ngoài trường hợp của Bùi Thị T., ở xã Hợp Tiến còn nhiều trường hợp thường xuyên có hành vi bạo hành, ngược đãi vợ con như Đinh Công L. ở xóm Sim Ngoài, Bùi Văn Th. ở xóm Đồi mỗi khi uống rượu say lại đánh, chửi vợ con. Khó thay đổi hành vi? Theo trung tá Bùi Thị Thanh Hà, Đội phó Đội Nghiệp vụ cơ bản, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), thực trạng này xuất phát từ trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Nhiều người vẫn cho rằng đây là chuyện riêng, việc gia đình của họ, trong suy nghĩ họ có quyền được đánh, chửi để "dạy bảo” vợ con. Để giải quyết tình trạng này, về phía lực lượng Công an đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Làm cho người dân hiểu hành vi đánh, chửi vợ con cũng là vi phạm pháp luật, đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thay đổi hành vi, nhận thức của một bộ phận những người còn cho mình cái quyền "làm chủ” trong gia đình còn rất nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự - cơ quan thường trực dự án "Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thanh niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực, mua bán người”, từ năm 2019 đến đầu năm nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử lý 11 vụ, 11 đối tượng tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó, 2 vụ, 2 đối tượng phạm tội giết người; 2 vụ 2 đối tượng phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; 7 vụ, 7 đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 5 vụ, 5 bị can, xử lý hành chính 6 vụ, 6 bị can. Điển hình là vụ Bùi Văn Tiển, trú tại xóm Lành Anh, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) đã có hành vi giết người. Theo đó, trong lúc xảy ra mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng, Bùi Văn Tiển đã dùng dao chém chết vợ rồi bỏ trốn lên núi, sau nhiều ngày truy lùng, lực lượng chức năng mới bắt giữ được đối tượng. Trung tá Bùi Thị Thanh Hà cho biết: Qua theo dõi, nắm tình hình cho thấy, một số vụ án hình sự nghiêm trọng có liên quan đến bạo lực gia đình đều xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình như ngược đãi, bạo hành... diễn ra trong một thời gian dài không được giải quyết kịp thời, triệt để. Từ đó đã dẫn đền các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích. Các vụ án này thường để lại hậu quả rất nặng nề cho gia đình, gây bức xúc trong dư luận xã hội. "Hầu hết các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình được phát hiện, xử lý do có đơn trình báo của nạn nhân khi họ bị xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe. Còn các hành vi bạo lực về tinh thần thì rất khó phát hiện, xử lý. Do vậy, không chỉ người gây ra các vụ bạo lực, mà ngay cả những người chịu ảnh hưởng của tình trạng này cũng cần phải thay đổi hành vi, mạnh dạn lên tiếng tố cáo hành vi bạo lực, bạo hành đến cơ quan chức năng một cách kịp thời, từ đó sẽ tạo được sự răn đe cần thiết đối với những người có hành vi bạo lực với mình. Có như vậy, vấn nạn này mới có thể được ngăn chặn, giải quyết” - trung tá Bùi Thị Thanh Hà nhấn mạnh. Mạnh Hùng

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mai Châu phối hợp với Phòng Tư pháp huyện tổ chức giao lưu truyền thông về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. Nỗi ám ảnh bạo hành gia đình Trên thực tế, những trường hợp bạo hành gia đình như Bùi Văn D. trên địa bàn tỉnh không phải là hiếm. Theo thẩm phán Vũ Văn Túc, Chánh án TAND huyện Đà Bắc, thời gian qua, TAND huyện tiếp nhận nhiều vụ án ly hôn. Trong đó, phần nhiều các vụ ly hôn đều có liên quan đến tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ). Như trường hợp của Lường Thị S. ở xóm Trung Tằm, xã Trung Thành sau thời gian đi làm ăn xa về liên tục phải nhận những trận đòn ghen của chồng. Mới đây nhất, TAND huyện Đà Bắc tiếp nhận đơn xin ly hôn của chị Hà Thị C. trú ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng. Nguyên nhân dẫn đến việc chị C. phải viết đơn ly hôn là bởi chị đã liên tục phải nhận những trận đòn ghen tàn nhẫn của chồng. Đỉnh điểm là trận đòn "thừa sống, thiếu chết” làm chị bị thủng màng nhĩ, cùng nhiều tổn thương trên cơ thể. Lấy chồng khi vừa học xong lớp 12. Sau ngày cưới đúng 1 tháng, Bùi Thị T. ở xóm Sằn, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) bắt đầu bị chồng bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần. Lúc đầu thì dăm bữa, nửa tháng một trận, càng ngày, tần suất các trận đòn càng nhiều lên. Thậm chí, có tuần T. bị chồng đánh đến 3 lần. Việc này đã nhiều lần được Ban quản lý xóm đưa ra kiểm điểm theo hương ước; chính quyền địa phương can thiệp, nhắc nhở, nhưng chỉ được vài hôm. Ngoài trường hợp của Bùi Thị T., ở xã Hợp Tiến còn nhiều trường hợp thường xuyên có hành vi bạo hành, ngược đãi vợ con như Đinh Công L. ở xóm Sim Ngoài, Bùi Văn Th. ở xóm Đồi mỗi khi uống rượu say lại đánh, chửi vợ con. Khó thay đổi hành vi? Theo trung tá Bùi Thị Thanh Hà, Đội phó Đội Nghiệp vụ cơ bản, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), thực trạng này xuất phát từ trình độ dân trí, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế. Nhiều người vẫn cho rằng đây là chuyện riêng, việc gia đình của họ, trong suy nghĩ họ có quyền được đánh, chửi để "dạy bảo” vợ con. Để giải quyết tình trạng này, về phía lực lượng Công an đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Làm cho người dân hiểu hành vi đánh, chửi vợ con cũng là vi phạm pháp luật, đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để thay đổi hành vi, nhận thức của một bộ phận những người còn cho mình cái quyền "làm chủ” trong gia đình còn rất nhiều khó khăn, nhất là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê của Phòng Cảnh sát hình sự - cơ quan thường trực dự án "Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thanh niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực, mua bán người”, từ năm 2019 đến đầu năm nay, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện, xử lý 11 vụ, 11 đối tượng tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình. Trong đó, 2 vụ, 2 đối tượng phạm tội giết người; 2 vụ 2 đối tượng phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; 7 vụ, 7 đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 5 vụ, 5 bị can, xử lý hành chính 6 vụ, 6 bị can. Điển hình là vụ Bùi Văn Tiển, trú tại xóm Lành Anh, xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) đã có hành vi giết người. Theo đó, trong lúc xảy ra mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng, Bùi Văn Tiển đã dùng dao chém chết vợ rồi bỏ trốn lên núi, sau nhiều ngày truy lùng, lực lượng chức năng mới bắt giữ được đối tượng. Trung tá Bùi Thị Thanh Hà cho biết: Qua theo dõi, nắm tình hình cho thấy, một số vụ án hình sự nghiêm trọng có liên quan đến bạo lực gia đình đều xuất phát từ những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình như ngược đãi, bạo hành... diễn ra trong một thời gian dài không được giải quyết kịp thời, triệt để. Từ đó đã dẫn đền các vụ án đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cố ý gây thương tích. Các vụ án này thường để lại hậu quả rất nặng nề cho gia đình, gây bức xúc trong dư luận xã hội. "Hầu hết các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình được phát hiện, xử lý do có đơn trình báo của nạn nhân khi họ bị xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe. Còn các hành vi bạo lực về tinh thần thì rất khó phát hiện, xử lý. Do vậy, không chỉ người gây ra các vụ bạo lực, mà ngay cả những người chịu ảnh hưởng của tình trạng này cũng cần phải thay đổi hành vi, mạnh dạn lên tiếng tố cáo hành vi bạo lực, bạo hành đến cơ quan chức năng một cách kịp thời, từ đó sẽ tạo được sự răn đe cần thiết đối với những người có hành vi bạo lực với mình. Có như vậy, vấn nạn này mới có thể được ngăn chặn, giải quyết” - trung tá Bùi Thị Thanh Hà nhấn mạnh. Mạnh Hùng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/217/139761/bao-luc-gia-dinh-van-nan-con-nhuc-nhoi.htm