Báo Trung Quốc: Hải quân Anh sớm chỉ là con hổ giấy

Truyền thông Trung Quốc cho biết, Hải quân Anh sẽ sớm thiếu hụt ngân sách và cả tàu chiến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nỗ lực dàn quân tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Truyền thông Trung Quốc bắt đầu đăng tải loạt bài viết về hạm đội Hạm đội Hải quân Anh kể từ khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của nước này cập cảng Nhật Bản.

Truyền thông Trung Quốc bắt đầu đăng tải loạt bài viết về hạm đội Hạm đội Hải quân Anh kể từ khi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của nước này cập cảng Nhật Bản.

Trong một bài đăng trên tờ Sina, truyền thông Trung Quốc khẳng định rằng, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ sớm chỉ là "con hổ giấy", do không thể duy trì đủ số lượng tàu mặt nước, và tàu ngầm trên khắp thế giới.

Trong một bài đăng trên tờ Sina, truyền thông Trung Quốc khẳng định rằng, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ sớm chỉ là "con hổ giấy", do không thể duy trì đủ số lượng tàu mặt nước, và tàu ngầm trên khắp thế giới.

Theo các thông tin được tờ Sina đăng tải, tính tới tháng 4/2020, lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh chỉ có trong tay 70 tàu chiến. Con số này bao gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm.

Theo các thông tin được tờ Sina đăng tải, tính tới tháng 4/2020, lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh chỉ có trong tay 70 tàu chiến. Con số này bao gồm cả tàu mặt nước và tàu ngầm.

Chuyên gia phân tích của Trung Quốc cho biết, cần phải hiểu rằng Anh là một đảo quốc, nghĩa là quốc gia này có 4 mặt giáp biển, chừng đó cũng đủ để London tiêu tốn rất nhiều tàu chiến, cho việc bảo vệ lãnh hải của mình.

Chuyên gia phân tích của Trung Quốc cho biết, cần phải hiểu rằng Anh là một đảo quốc, nghĩa là quốc gia này có 4 mặt giáp biển, chừng đó cũng đủ để London tiêu tốn rất nhiều tàu chiến, cho việc bảo vệ lãnh hải của mình.

Chưa kể tới việc, hai tàu sân bay mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại là HMS Queen Elizabeth cùng với HMS Price of Wales sẽ ngốn một khoản ngân sách khổng lồ của lực lượng này trong tương lai.

Chưa kể tới việc, hai tàu sân bay mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại là HMS Queen Elizabeth cùng với HMS Price of Wales sẽ ngốn một khoản ngân sách khổng lồ của lực lượng này trong tương lai.

Với việc có một vùng biển rộng lớn cần được kiểm soát, kèm theo đó là hai hàng không mẫu hạm tốn rất nhiều chi phí duy trì, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ sớm rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nhất là khi ngân sách quốc phòng các năm gần đây của London, chỉ tăng rất nhỏ giọt.

Với việc có một vùng biển rộng lớn cần được kiểm soát, kèm theo đó là hai hàng không mẫu hạm tốn rất nhiều chi phí duy trì, Hải quân Hoàng gia Anh sẽ sớm rơi vào hoàn cảnh khó khăn, nhất là khi ngân sách quốc phòng các năm gần đây của London, chỉ tăng rất nhỏ giọt.

Tờ QQ của Trung Quốc lại cho rằng, Hải quân Hoàng gia Anh thực tế, có quá ít tàu chiến hiện đại. Cụ thể, lực lượng này chỉ có 6 khu trục hạm và 12 khinh hạm. Số còn lại chủ yếu là tàu hậu cần, tàu tuần tra và tàu ven bờ.

Tờ QQ của Trung Quốc lại cho rằng, Hải quân Hoàng gia Anh thực tế, có quá ít tàu chiến hiện đại. Cụ thể, lực lượng này chỉ có 6 khu trục hạm và 12 khinh hạm. Số còn lại chủ yếu là tàu hậu cần, tàu tuần tra và tàu ven bờ.

Số lượng 6 khu trục hạm và 12 khinh hạm, có lẽ là không đủ để Hải quân Hoàng gia Anh duy trì sức mạnh trên các vùng biển quốc tế, thậm chí còn không đủ để lực lượng này rải quân khắp Đại Tây Dương.

Số lượng 6 khu trục hạm và 12 khinh hạm, có lẽ là không đủ để Hải quân Hoàng gia Anh duy trì sức mạnh trên các vùng biển quốc tế, thậm chí còn không đủ để lực lượng này rải quân khắp Đại Tây Dương.

Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng cho rằng trong số các khinh hạm của Hải quân Anh, có tới 2/3 đã bước qua tuổi 20, trong số đó có khoảng 6 chiếc chuẩn bị bước sang tuổi 30.

Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng cho rằng trong số các khinh hạm của Hải quân Anh, có tới 2/3 đã bước qua tuổi 20, trong số đó có khoảng 6 chiếc chuẩn bị bước sang tuổi 30.

Điều này đồng nghĩa với việc Hải quân Anh sẽ cần chi thêm rất nhiều tiền để đại tu các khinh hạm của mình, hoặc sẽ buộc lòng phải loại biên bớt tàu chiến trong biên chế.

Điều này đồng nghĩa với việc Hải quân Anh sẽ cần chi thêm rất nhiều tiền để đại tu các khinh hạm của mình, hoặc sẽ buộc lòng phải loại biên bớt tàu chiến trong biên chế.

Với các khu trục hạm, hiện tại Hải quân Hoàng gia Anh chỉ sử dụng duy nhất lớp Type 45 Daring trong biên chế, số lượng đặt hàng 6 chiếc cũng đã được hoàn thành, và London dường như không có ý định đóng thêm tàu khu trục lớp này trong tương lai gần.

Với các khu trục hạm, hiện tại Hải quân Hoàng gia Anh chỉ sử dụng duy nhất lớp Type 45 Daring trong biên chế, số lượng đặt hàng 6 chiếc cũng đã được hoàn thành, và London dường như không có ý định đóng thêm tàu khu trục lớp này trong tương lai gần.

Như vậy, rõ ràng với đội tàu mặt nước có phần quá eo hẹp về quân số, Bắc Kinh có vẻ đã đúng khi nhận định rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ khó có thể vươn tầm ảnh hưởng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ít nhất là trong hàng chục năm sắp tới. Nguồn ảnh: Sina.

Như vậy, rõ ràng với đội tàu mặt nước có phần quá eo hẹp về quân số, Bắc Kinh có vẻ đã đúng khi nhận định rằng Hải quân Hoàng gia Anh sẽ khó có thể vươn tầm ảnh hưởng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ít nhất là trong hàng chục năm sắp tới. Nguồn ảnh: Sina.

Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh với các chiến đấu cơ F-35B do Mỹ cung cấp. Nguồn: DM.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bao-trung-quoc-hai-quan-anh-som-chi-la-con-ho-giay-1591064.html