Bảo vệ người tiêu dùng khỏi hàng giả, hàng nhái

Thời điểm cuối năm, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lại xuất hiện trên thị trường với mức độ ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong Nhân dân và các doanh nghiệp. Để chủ động ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (NTD) cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh (SXKD) chân chính, lực lượng chức năng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp.

 Lực lượng chức năng tỉnh tiêu hủy hàng giả nhãn hiệu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trong tháng 10/2021, tại trụ sở Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6, xóm Bái Yên, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), Cục QLTT tỉnh phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức họp Hội đồng tiêu hủy tài sản là tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính. Tổng số gần5.100 đơn vị sản phẩm hàng hóa tiêu hủy, trị giá trên 226 triệu đồng, gồm: Dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, thuốc ép tóc; kem đánh răng, đồng hồ, sữa tắm trẻ em... đều là hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị tịch thu trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2021. Đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Công tác tiêu hủy được thực hiện theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó góp phần tuyên truyền, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân SXKD, hạn chế hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng. Xác định việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong công tác QLTT, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia SXKD và nhận thức của NTD, Cục QLTT tỉnh không ngừng đổi mới, đa dạng hình thức, nội dung tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân tham gia SXKD và NTD. Tăng cường vận động, tuyên truyền các cơ sở SXKD không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành và tỉnh, Cục QLTT tỉnh chỉ đạo các Đội QLTT thường xuyên nắm bắt thông tin, quản lý địa bàn. Lực lượng QLTT phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng dừng, khám phương tiện vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lưu thông qua địa bàn tỉnh, kịp thời ngăn chặn, xử lý đối với hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tính đến ngày 15/10, các Đội QLTT trong toàn tỉnh đã kiểm tra trên 1.100 cơ sở (đạt 95,54% kế hoạch). Qua đó phát hiện 109 cơ sở vi phạm, phạt vi phạm hành chính trên 432 triệu đồng, hàng hóa tịch thu trị giá gần 220 triệu đồng. Để bảo vệ quyền lợi NTD trước ma trận hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, ngoài những nỗ lực của lực lượng chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong tỉnh cũng chủ động, tích cực tham gia các hoạt động chống hàng giả. Nhiều NTD tự giác hơn trong việc nâng cao nhận thức, chủ động tìm hiểu thông tin hàng hóa qua nhiều kênh. Với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của NTD, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền, phát tờ rơi tư vấn tại chỗ, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền NTD... Ông Phạm Hữu Chiến, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh cho biết: Với công nghệ và trình độ khoa học tiên tiến như hiện nay, nhiều loại hàng giả, hàng nhái được sản xuất giống như hàng thật khiến NTD khó nhận biết. Do đó, để ngăn chặn, đẩy lùi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi NTD, ngoài tăng cường xử lý vi phạm, NTD không nên mua các mặt hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc, mua hàng ở những địa chỉ buôn bán rõ ràng. Đồng thời, có cam kết trách nhiệm và hợp tác với cơ quan chức năng để được hỗ trợ kịp thời khi bị xâm phạm quyền lợi. Thu Hằng

Lực lượng chức năng tỉnh tiêu hủy hàng giả nhãn hiệu, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trong tháng 10/2021, tại trụ sở Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 6, xóm Bái Yên, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình), Cục QLTT tỉnh phối hợp các sở, ngành liên quan tổ chức họp Hội đồng tiêu hủy tài sản là tang vật bị tịch thu do vi phạm hành chính. Tổng số gần5.100 đơn vị sản phẩm hàng hóa tiêu hủy, trị giá trên 226 triệu đồng, gồm: Dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc, thuốc ép tóc; kem đánh răng, đồng hồ, sữa tắm trẻ em... đều là hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bị tịch thu trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2021. Đồng chí Trương Thanh Sơn, Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Công tác tiêu hủy được thực hiện theo đúng quy định, không gây ảnh hưởng đến môi trường, đồng thời công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó góp phần tuyên truyền, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong việc chấp hành các quy định pháp luật về hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân SXKD, hạn chế hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng. Xác định việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong công tác QLTT, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia SXKD và nhận thức của NTD, Cục QLTT tỉnh không ngừng đổi mới, đa dạng hình thức, nội dung tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân tham gia SXKD và NTD. Tăng cường vận động, tuyên truyền các cơ sở SXKD không buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành và tỉnh, Cục QLTT tỉnh chỉ đạo các Đội QLTT thường xuyên nắm bắt thông tin, quản lý địa bàn. Lực lượng QLTT phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng dừng, khám phương tiện vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lưu thông qua địa bàn tỉnh, kịp thời ngăn chặn, xử lý đối với hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tính đến ngày 15/10, các Đội QLTT trong toàn tỉnh đã kiểm tra trên 1.100 cơ sở (đạt 95,54% kế hoạch). Qua đó phát hiện 109 cơ sở vi phạm, phạt vi phạm hành chính trên 432 triệu đồng, hàng hóa tịch thu trị giá gần 220 triệu đồng. Để bảo vệ quyền lợi NTD trước ma trận hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, ngoài những nỗ lực của lực lượng chức năng, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong tỉnh cũng chủ động, tích cực tham gia các hoạt động chống hàng giả. Nhiều NTD tự giác hơn trong việc nâng cao nhận thức, chủ động tìm hiểu thông tin hàng hóa qua nhiều kênh. Với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích của NTD, Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền, phát tờ rơi tư vấn tại chỗ, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền NTD... Ông Phạm Hữu Chiến, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi NTD tỉnh cho biết: Với công nghệ và trình độ khoa học tiên tiến như hiện nay, nhiều loại hàng giả, hàng nhái được sản xuất giống như hàng thật khiến NTD khó nhận biết. Do đó, để ngăn chặn, đẩy lùi hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi NTD, ngoài tăng cường xử lý vi phạm, NTD không nên mua các mặt hàng giá rẻ, không rõ nguồn gốc, mua hàng ở những địa chỉ buôn bán rõ ràng. Đồng thời, có cam kết trách nhiệm và hợp tác với cơ quan chức năng để được hỗ trợ kịp thời khi bị xâm phạm quyền lợi. Thu Hằng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/159688/bao-ve-nguoi-tieu-dung-khoi-hang-gia,-hang-nhai.htm