Bật nắp quan tài 'Nữ hoàng Đỏ', chuyên gia kinh hãi thấy thứ này...

Khi nghiên cứu các bậc thang của ngôi đền XIII tại Mexico, các chuyên gia bất ngờ phát hiện một hầm mộ chứa quan tài bằng đá. Khi mở nắp quan tài, họ bất ngờ thấy bên trong có thi hài 'Nữ hoàng Đỏ' được nhuộm một màu đỏ thắm.

Năm 1994, nhà khảo cổ người Mexico Fanny Lopez Jimenez và đồng nghiệp tình cờ phát hiện một hành lang dài 6m khi đang tiến hành nghiên cứu các bậc thang của ngôi đền XIII tại Palenque, Mexico. Hành lang này dẫn đến hầm mộ chứa một chiếc quan tài bằng đá. Bên trong quan tài chứa thi hài " Nữ hoàng Đỏ".

Năm 1994, nhà khảo cổ người Mexico Fanny Lopez Jimenez và đồng nghiệp tình cờ phát hiện một hành lang dài 6m khi đang tiến hành nghiên cứu các bậc thang của ngôi đền XIII tại Palenque, Mexico. Hành lang này dẫn đến hầm mộ chứa một chiếc quan tài bằng đá. Bên trong quan tài chứa thi hài " Nữ hoàng Đỏ".

Sở dĩ các chuyên gia đặt tên cho bộ hài cốt là "Nữ hoàng Đỏ" là vì bộ hài cốt được nhuộm một màu đỏ thắm. Xung quanh hộp sọ là vương miện làm bằng các hạt ngọc bích cũng như hàng trăm mảnh vỡ màu xanh lá cây từ chiếc mặt nạ bị hỏng.

Sở dĩ các chuyên gia đặt tên cho bộ hài cốt là "Nữ hoàng Đỏ" là vì bộ hài cốt được nhuộm một màu đỏ thắm. Xung quanh hộp sọ là vương miện làm bằng các hạt ngọc bích cũng như hàng trăm mảnh vỡ màu xanh lá cây từ chiếc mặt nạ bị hỏng.

Thêm nữa, trong mộ cổ của người Maya này, các chuyên gia tìm thấy một số đồ tùy táng khác như: các bộ phận của khung dệt vải, các bức tượng nhỏ, bát gốm... có niên đại từ năm 600 - 700.

Thêm nữa, trong mộ cổ của người Maya này, các chuyên gia tìm thấy một số đồ tùy táng khác như: các bộ phận của khung dệt vải, các bức tượng nhỏ, bát gốm... có niên đại từ năm 600 - 700.

Với những phát hiện này, nhóm của nhà khảo cổ Jimenez suy đoán bộ hài cốt trên thuộc về một phụ nữ hoàng gia liên quan đến K'inich Janaab Pakal I - nhà vua nổi tiếng của người Maya.

Với những phát hiện này, nhóm của nhà khảo cổ Jimenez suy đoán bộ hài cốt trên thuộc về một phụ nữ hoàng gia liên quan đến K'inich Janaab Pakal I - nhà vua nổi tiếng của người Maya.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đặt tên cho người phụ nữ hoàng gia Maya là "Nữ hoàng Đỏ". Tuy nhiên, việc xác định danh tính của "Nữ hoàng Đỏ" là một việc vô cùng khó khăn.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đặt tên cho người phụ nữ hoàng gia Maya là "Nữ hoàng Đỏ". Tuy nhiên, việc xác định danh tính của "Nữ hoàng Đỏ" là một việc vô cùng khó khăn.

Giới chuyên gia đưa ra một số cái tên liên quan đến gia đình nhà vua Pakal có thể là danh tính của "Nữ hoàng Đỏ" như: Yohl Ik'nal (bà nội của Pakal), Sak K'uk (mẹ của Pakal), Tz'aakb'u Ahau (vợ của Pakal) và K'inuuw Mat (con dâu của Pakal). Các nhà khoa học hy vọng những nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp sớm giải mã bí ẩn về danh tính của "Nữ hoàng Đỏ".

Giới chuyên gia đưa ra một số cái tên liên quan đến gia đình nhà vua Pakal có thể là danh tính của "Nữ hoàng Đỏ" như: Yohl Ik'nal (bà nội của Pakal), Sak K'uk (mẹ của Pakal), Tz'aakb'u Ahau (vợ của Pakal) và K'inuuw Mat (con dâu của Pakal). Các nhà khoa học hy vọng những nghiên cứu sâu hơn sẽ giúp sớm giải mã bí ẩn về danh tính của "Nữ hoàng Đỏ".

Khi kiểm tra, phân tích bộ hài cốt "Nữ hoàng Đỏ", các chuyên gia đặc biệt chú ý đến màu đỏ thắm của thi hài và khu vực xung quanh quan tài. Các nghiên cứu của họ cho thấy bộ hài cốt được bảo quản bởi chất chu sa (cinnabar) màu đỏ.

Khi kiểm tra, phân tích bộ hài cốt "Nữ hoàng Đỏ", các chuyên gia đặc biệt chú ý đến màu đỏ thắm của thi hài và khu vực xung quanh quan tài. Các nghiên cứu của họ cho thấy bộ hài cốt được bảo quản bởi chất chu sa (cinnabar) màu đỏ.

Chu sa là loại phẩm màu đặc biệt do người Maya chế tạo. Nó rất quý giá và thường được dùng trong các nghi lễ, trang trí các vật phẩm quý của hoàng tộc, quý tộc.

Chu sa là loại phẩm màu đặc biệt do người Maya chế tạo. Nó rất quý giá và thường được dùng trong các nghi lễ, trang trí các vật phẩm quý của hoàng tộc, quý tộc.

Mặc dù có màu đỏ bắt mắt nhưng người Maya không hề hay biết chu sa vô cùng độc hại khi nó là khoáng vật quặng duy nhất của thủy ngân. Việc sử dụng chu sa trong những nghi lễ gần hồ nước có thể khiến chúng rơi xuống nước.

Mặc dù có màu đỏ bắt mắt nhưng người Maya không hề hay biết chu sa vô cùng độc hại khi nó là khoáng vật quặng duy nhất của thủy ngân. Việc sử dụng chu sa trong những nghi lễ gần hồ nước có thể khiến chúng rơi xuống nước.

Người dân uống nước có nhiễm chu sa trong thời gian dài sẽ mắc những bệnh tật nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến đế chế Maya dần suy tàn.

Người dân uống nước có nhiễm chu sa trong thời gian dài sẽ mắc những bệnh tật nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến đế chế Maya dần suy tàn.

Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (theo Ancient-origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bat-nap-quan-tai-nu-hoang-do-chuyen-gia-kinh-hai-thay-thu-nay-1732008.html