Báu vật nạm bạc hé lộ dấu tích vương quyền Trung cổ Ba Lan

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một viên thạch anh tím nạm bạc quý giá tại hào nước của lâu đài thời Trung cổ ở Ba Lan. Nó có thể từng là một phần của trâm cài áo.

Khoảng 600 năm trước, một quý tộc đến thăm một lâu đài thời Trung cổ ở Ba Lan đã đánh mất một món trang sức tinh xảo. Gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy viên thạch anh tím nạm bạc độc đáo tại hào nước cũ của lâu đài. Ảnh: Lech Marek; CC BY 4.0.

Khoảng 600 năm trước, một quý tộc đến thăm một lâu đài thời Trung cổ ở Ba Lan đã đánh mất một món trang sức tinh xảo. Gần đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy viên thạch anh tím nạm bạc độc đáo tại hào nước cũ của lâu đài. Ảnh: Lech Marek; CC BY 4.0.

Lech Marek, nhà khảo cổ học tại Đại học Wrocław ở Ba Lan, chia sẻ: "Tôi tin rằng hiện vật này ban đầu là một phần của một chiếc trâm cài hoặc ít có khả năng hơn là một chiếc vương miện. Điều này khiến nó trở nên độc đáo trong bối cảnh định cư thời Trung cổ". Ảnh: Lech Marek; CC BY 4.0.

Lech Marek, nhà khảo cổ học tại Đại học Wrocław ở Ba Lan, chia sẻ: "Tôi tin rằng hiện vật này ban đầu là một phần của một chiếc trâm cài hoặc ít có khả năng hơn là một chiếc vương miện. Điều này khiến nó trở nên độc đáo trong bối cảnh định cư thời Trung cổ". Ảnh: Lech Marek; CC BY 4.0.

Trang sức thời Trung cổ thường được tìm thấy trong các kho báu hoặc trong lăng mộ, Marek và Beata Miazga, nhà khảo cổ học khác tại Đại học Wrocław, cho hay. Tuy nhiên, họ cho biết thêm món đồ này được phát hiện trong một tình huống "thường ngày" hơn, có lẽ đã bị ai đó làm rơi mất khi đi đến hoặc rời khỏi lâu đài Kolno. Ảnh: Lech Marek; CC BY 4.0.

Trang sức thời Trung cổ thường được tìm thấy trong các kho báu hoặc trong lăng mộ, Marek và Beata Miazga, nhà khảo cổ học khác tại Đại học Wrocław, cho hay. Tuy nhiên, họ cho biết thêm món đồ này được phát hiện trong một tình huống "thường ngày" hơn, có lẽ đã bị ai đó làm rơi mất khi đi đến hoặc rời khỏi lâu đài Kolno. Ảnh: Lech Marek; CC BY 4.0.

Lâu đài Kolno được xây dựng vào đầu thế kỷ 13. Ban đầu, công trình được sử dụng làm một pháo đài và cung điện của công tước đồng thời cũng là trạm hải quan kiểm soát việc vận chuyển gỗ. Chủ sở hữu ban đầu, Công tước Bolesław III xứ Brzeg, cuối cùng đã bán bất động sản này cho một số hiệp sĩ giàu có. Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Lâu đài Kolno được xây dựng vào đầu thế kỷ 13. Ban đầu, công trình được sử dụng làm một pháo đài và cung điện của công tước đồng thời cũng là trạm hải quan kiểm soát việc vận chuyển gỗ. Chủ sở hữu ban đầu, Công tước Bolesław III xứ Brzeg, cuối cùng đã bán bất động sản này cho một số hiệp sĩ giàu có. Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Năm 1443, lâu đài Kolno bị thiêu rụi trong cuộc nội chiến ở Silesia. Năm 2010, nhà khảo cổ Marek và nhóm của ông bắt đầu cuộc khai quật tại đây và phát hiện nhiều hiện vật quân sự, vật dụng kỵ binh và đồ gốm đặc trưng của thế kỷ 14 - 15. Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Năm 1443, lâu đài Kolno bị thiêu rụi trong cuộc nội chiến ở Silesia. Năm 2010, nhà khảo cổ Marek và nhóm của ông bắt đầu cuộc khai quật tại đây và phát hiện nhiều hiện vật quân sự, vật dụng kỵ binh và đồ gốm đặc trưng của thế kỷ 14 - 15. Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Sử dụng phương pháp phân tích quang phổ Raman, đo ánh sáng phát ra từ tia laser bắn phá một chất để xác định thành phần phân tử của nó, loại đá quý này tìm thấy tại hào nước của lâu đài Kolno được xác định là thạch anh tím. Kết quả phân tích huỳnh quang tia X cho thấy các bộ phận kim loại là bạc và mạ lửa, bao gồm một lượng lớn thủy ngân. Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Sử dụng phương pháp phân tích quang phổ Raman, đo ánh sáng phát ra từ tia laser bắn phá một chất để xác định thành phần phân tử của nó, loại đá quý này tìm thấy tại hào nước của lâu đài Kolno được xác định là thạch anh tím. Kết quả phân tích huỳnh quang tia X cho thấy các bộ phận kim loại là bạc và mạ lửa, bao gồm một lượng lớn thủy ngân. Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Nhà khảo cổ Marek chia sẻ: "Do ý nghĩa biểu tượng, tính sẵn có và tính thẩm mỹ, thạch anh tím rất được ưa chuộng vào thời trung cổ". Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Nhà khảo cổ Marek chia sẻ: "Do ý nghĩa biểu tượng, tính sẵn có và tính thẩm mỹ, thạch anh tím rất được ưa chuộng vào thời trung cổ". Ảnh: N. Lenkow & L. Marek/Antiquity Publications Ltd.

Theo văn hóa dân gian thời Trung cổ, thạch anh tím có thể bảo vệ người đeo khỏi say rượu, nọc độc, bệnh gút, ác mộng, phản bội, lừa dối, giam cầm, mù lòa, mê hoặc và siết cổ. Chúng cũng có thể tượng trưng cho đức tin, sự khiêm tốn và sự tử vì đạo. Ảnh: Wikimedia Commons | Photo by JJ Harrison.

Theo văn hóa dân gian thời Trung cổ, thạch anh tím có thể bảo vệ người đeo khỏi say rượu, nọc độc, bệnh gút, ác mộng, phản bội, lừa dối, giam cầm, mù lòa, mê hoặc và siết cổ. Chúng cũng có thể tượng trưng cho đức tin, sự khiêm tốn và sự tử vì đạo. Ảnh: Wikimedia Commons | Photo by JJ Harrison.

Nhà khảo cổ Marek cho biết vào thời trung cổ tinh vi, việc lựa chọn đá quý làm đồ trang sức luôn có lý do sâu xa hơn. Nếu một loại đá quý được cho là có sức mạnh siêu nhiên thì giá trị của nó sẽ tăng nhanh chóng. Ảnh: thecrystalcouncil.com.

Nhà khảo cổ Marek cho biết vào thời trung cổ tinh vi, việc lựa chọn đá quý làm đồ trang sức luôn có lý do sâu xa hơn. Nếu một loại đá quý được cho là có sức mạnh siêu nhiên thì giá trị của nó sẽ tăng nhanh chóng. Ảnh: thecrystalcouncil.com.

Hiện các nhà nghiên cứu chưa thể xác định danh tính chủ nhân của viên thạch anh tím hay họ đã đánh mất nó như thế nào. Dù vậy, họ không nghi ngờ gì rằng người đó đã sống cuộc sống của quý tộc. Ảnh: geologyin.com.

Hiện các nhà nghiên cứu chưa thể xác định danh tính chủ nhân của viên thạch anh tím hay họ đã đánh mất nó như thế nào. Dù vậy, họ không nghi ngờ gì rằng người đó đã sống cuộc sống của quý tộc. Ảnh: geologyin.com.

Mời độc giả xem video: Hé lộ nền văn minh đã mất tích qua tàn tích khảo cổ.

Tâm Anh (theo Livecience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/bau-vat-nam-bac-he-lo-dau-tich-vuong-quyen-trung-co-ba-lan-post1556502.html