Bị bắn hạ kiểu 'lãng xẹt', xe tăng T-90A/S đã hết thời đỉnh cao?

Trong cuộc tập trận Kavkaz 2020, một xe tăng T-90A của Quân đội Nga đã bị bắn nhầm bởi đồng đội gây ra thiệt hại nặng nề. Có phải xe tăng T-90A/S hiện nay đã bộc lộ quá nhiều điểm yếu và đi qua 'thời kỳ đỉnh cao'?

Mới đây trong khuôn khổ cuộc tập trận Kavkaz 2020 diễn ra ở thao trường thuộc khu vực Astrakhan của Liên bang Nga, một chiếc xe tăng T-90A của quân đội nước này đã bị một xe chiến đấu bộ binh BMP-2 đồng đội sử dụng tên lửa 9M113 Konkurs bắn nhầm gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Sự việc đang được điều tra nguyên nhân tuy nhiên nó đã tạo nên một làn sóng lớn nghi ngờ về sức sống sót của xe tăng T-90A và phiên bản xuất khẩu của nó là T-90S trên chiến trường hiện đại. Phải chăng loại xe tăng này đã hết thời? Ảnh: Binh sĩ đang chữa cháy cho chiếc xe tăng T-90A bị đồng đội bắn nhầm.

Mới đây trong khuôn khổ cuộc tập trận Kavkaz 2020 diễn ra ở thao trường thuộc khu vực Astrakhan của Liên bang Nga, một chiếc xe tăng T-90A của quân đội nước này đã bị một xe chiến đấu bộ binh BMP-2 đồng đội sử dụng tên lửa 9M113 Konkurs bắn nhầm gây thiệt hại vô cùng nặng nề. Sự việc đang được điều tra nguyên nhân tuy nhiên nó đã tạo nên một làn sóng lớn nghi ngờ về sức sống sót của xe tăng T-90A và phiên bản xuất khẩu của nó là T-90S trên chiến trường hiện đại. Phải chăng loại xe tăng này đã hết thời? Ảnh: Binh sĩ đang chữa cháy cho chiếc xe tăng T-90A bị đồng đội bắn nhầm.

Có nhiều sự nghi ngờ về việc liệu đây có phải là một phát bắn bởi tên lửa chống tăng hay không. Khi đầu đạn nổ lõm theo nguyên lý nổ chấn động hội tụ của tên lửa chống tăng tấn công xe tăng thường để lại một số lỗ đạn trên bề mặt giáp xung quanh khu vực nổ trừ trường hợp đầu đạn bị giảm sức công phá bởi tác động của giáp phản ứng nổ ERA hoặc giáp phản ứng không nổ NERA. Tuy nhiên, T-90A lại không hề được trang bị các loại giáp này ở khu vực bị bắn trúng (phía sau tháp pháo) mà chỉ có các hộp đựng dụng cụ treo ngoài thân như một lớp giáp mỏng. Ảnh: Phía sau tháp pháo T-90A nơi bị nghi là bắn bởi tên lửa chống tăng.

Có nhiều sự nghi ngờ về việc liệu đây có phải là một phát bắn bởi tên lửa chống tăng hay không. Khi đầu đạn nổ lõm theo nguyên lý nổ chấn động hội tụ của tên lửa chống tăng tấn công xe tăng thường để lại một số lỗ đạn trên bề mặt giáp xung quanh khu vực nổ trừ trường hợp đầu đạn bị giảm sức công phá bởi tác động của giáp phản ứng nổ ERA hoặc giáp phản ứng không nổ NERA. Tuy nhiên, T-90A lại không hề được trang bị các loại giáp này ở khu vực bị bắn trúng (phía sau tháp pháo) mà chỉ có các hộp đựng dụng cụ treo ngoài thân như một lớp giáp mỏng. Ảnh: Phía sau tháp pháo T-90A nơi bị nghi là bắn bởi tên lửa chống tăng.

Từ đó một giả thuyết khác được đặt ra đó là chiếc xe tăng bị bắn không phải là T-90A mà có thể là T-90M hoặc T-72B3 Mod 2016 vốn có rất nhiều điểm tương đồng dễ bị nhầm lẫn. Cả hai mẫu xe tăng này đều được nổ sung thêm các khối giáp phản ứng nổ Relikt ở phía sau tháp pháo và bổ sung thêm giáp lồng. Điều này có thể làm giảm đáng kể sức mạnh quả đạn tên lửa khi đánh trúng xe tăng. Ảnh: Cận cảnh các khối giáp phản ứng nổ phía sau tháp pháo của xe tăng T-72B3 Mod 2016.

Từ đó một giả thuyết khác được đặt ra đó là chiếc xe tăng bị bắn không phải là T-90A mà có thể là T-90M hoặc T-72B3 Mod 2016 vốn có rất nhiều điểm tương đồng dễ bị nhầm lẫn. Cả hai mẫu xe tăng này đều được nổ sung thêm các khối giáp phản ứng nổ Relikt ở phía sau tháp pháo và bổ sung thêm giáp lồng. Điều này có thể làm giảm đáng kể sức mạnh quả đạn tên lửa khi đánh trúng xe tăng. Ảnh: Cận cảnh các khối giáp phản ứng nổ phía sau tháp pháo của xe tăng T-72B3 Mod 2016.

Tuy nhiên ở góc ảnh khác của sự việc, ta có thể dễ dàng nhận ra phía trên các khối giáp phản ứng nổ ERA Kontakt-5 mặt trước tháp pháo là một chiếc hộp sắt. Đây chính là bộ điều chế tín hiệu của đèn gây nhiễu hồng ngoại OTShU-1-7 của hệ thống Shtora-1 đặc trưng chỉ có trên dòng xe tăng T-90A. Do đó, giả thuyết chiếc xe tăng là T-90M hay T-72B3 Mod 2016 là hoàn toàn loại bỏ. Ảnh: Chi tiết chi xe tăng bị bắn cháy, có thể thấy bộ điều chế tín hiệu của đèn hồng ngoại ở mặt trước tháp pháo.

Tuy nhiên ở góc ảnh khác của sự việc, ta có thể dễ dàng nhận ra phía trên các khối giáp phản ứng nổ ERA Kontakt-5 mặt trước tháp pháo là một chiếc hộp sắt. Đây chính là bộ điều chế tín hiệu của đèn gây nhiễu hồng ngoại OTShU-1-7 của hệ thống Shtora-1 đặc trưng chỉ có trên dòng xe tăng T-90A. Do đó, giả thuyết chiếc xe tăng là T-90M hay T-72B3 Mod 2016 là hoàn toàn loại bỏ. Ảnh: Chi tiết chi xe tăng bị bắn cháy, có thể thấy bộ điều chế tín hiệu của đèn hồng ngoại ở mặt trước tháp pháo.

Một điều hết sức vô lý nữa đó là tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs sử dụng cơ cấu dẫn đường bằng dây dẫn, xạ thủ quan sát đường bay của tên lửa và liên tục điều khiển nó bay đến mục tiêu. Do đó, sau khi phóng tên lửa đi và nhận ra rằng đây là một phát bắn nhầm vào đồng đội, người lính hoàn toàn có đủ thời gian để có thể dẫn quả đạn tên lửa bay chệch mục tiêu xe tăng để đảm bảo an toàn. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 với tên lửa chống tăng 9M113 Konkors ở trên nóc tháp pháo.

Một điều hết sức vô lý nữa đó là tên lửa chống tăng 9M113 Konkurs sử dụng cơ cấu dẫn đường bằng dây dẫn, xạ thủ quan sát đường bay của tên lửa và liên tục điều khiển nó bay đến mục tiêu. Do đó, sau khi phóng tên lửa đi và nhận ra rằng đây là một phát bắn nhầm vào đồng đội, người lính hoàn toàn có đủ thời gian để có thể dẫn quả đạn tên lửa bay chệch mục tiêu xe tăng để đảm bảo an toàn. Ảnh: Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 với tên lửa chống tăng 9M113 Konkors ở trên nóc tháp pháo.

Vì vậy, lời giải thích hợp lý nhất cho vụ việc có lẽ là chiếc T-90A đã bị bắn bởi pháo 2A46M cỡ nòng 125mm của một chiếc T-90A khác trong đội hình chiến đấu. Phát bắn đã bắn trúng thùng đựng dụng cụ phía sau và xuyên thủng nó, cũng như làm cháy diềm chắn xích và hư hại tháp pháo tuy nhiên phát đạn đã không thể xuyên thủng vỏ giáp chính của xe và kíp lái bên trong vẫn sống sót. Trên cơ bản thì chiếc xe chỉ cần đưa về trạm sửa chữa lại và thay thế các chi tiết bị cháy là lại có thể tiếp tục đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A của quân đội Nga.

Vì vậy, lời giải thích hợp lý nhất cho vụ việc có lẽ là chiếc T-90A đã bị bắn bởi pháo 2A46M cỡ nòng 125mm của một chiếc T-90A khác trong đội hình chiến đấu. Phát bắn đã bắn trúng thùng đựng dụng cụ phía sau và xuyên thủng nó, cũng như làm cháy diềm chắn xích và hư hại tháp pháo tuy nhiên phát đạn đã không thể xuyên thủng vỏ giáp chính của xe và kíp lái bên trong vẫn sống sót. Trên cơ bản thì chiếc xe chỉ cần đưa về trạm sửa chữa lại và thay thế các chi tiết bị cháy là lại có thể tiếp tục đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-90A của quân đội Nga.

Trước đó vào năm 2016, trong một đoạn video trên mạng xã hội đăng tải cho thấy một chiếc xe tăng T-90A của quân đội chính phủ Syria đã bị phiến quân bắn một tên lửa chống tăng TOW trúng mục tiêu. Sau đó người ta thấy kíp lái đã bỏ xe và thoát ra ngoài. Sự việc cũng đã đặt ra một nghi vấn rất lớn về chất lượng xe tăng T-90A lúc đó và họ bảo rằng những chiếc xe tăng của Nga này không hề mạnh mẽ như lời đồn và cặp đèn nhiễu OTShU-1-7 đã không hề làm việc. Ảnh: Tên lửa TOW lao đến chiếc xe tăng T-90A tại Syria hồi năm 2016.

Trước đó vào năm 2016, trong một đoạn video trên mạng xã hội đăng tải cho thấy một chiếc xe tăng T-90A của quân đội chính phủ Syria đã bị phiến quân bắn một tên lửa chống tăng TOW trúng mục tiêu. Sau đó người ta thấy kíp lái đã bỏ xe và thoát ra ngoài. Sự việc cũng đã đặt ra một nghi vấn rất lớn về chất lượng xe tăng T-90A lúc đó và họ bảo rằng những chiếc xe tăng của Nga này không hề mạnh mẽ như lời đồn và cặp đèn nhiễu OTShU-1-7 đã không hề làm việc. Ảnh: Tên lửa TOW lao đến chiếc xe tăng T-90A tại Syria hồi năm 2016.

Tuy nhiên sự việc sau đó cũng đã được sáng tỏ khi quân chính phủ Syria đã thu hồi được chiếc xe tăng, nó vẫn còn khá nguyên vẹn sau cú đánh. Bên trái tháp pháo, các hệ thống đo cảm biến laser và đèn nhiễu của tổ hợp phòng thủ chủ động Shtora-1 đã bị cháy sau cú bắn của đối phương tuy nhiên các hệ thống vũ khí vẫn có thể vận hành và xe vẫn còn chạy được. Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự bền bỉ của dòng xe tăng T-90A này.

Tuy nhiên sự việc sau đó cũng đã được sáng tỏ khi quân chính phủ Syria đã thu hồi được chiếc xe tăng, nó vẫn còn khá nguyên vẹn sau cú đánh. Bên trái tháp pháo, các hệ thống đo cảm biến laser và đèn nhiễu của tổ hợp phòng thủ chủ động Shtora-1 đã bị cháy sau cú bắn của đối phương tuy nhiên các hệ thống vũ khí vẫn có thể vận hành và xe vẫn còn chạy được. Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự bền bỉ của dòng xe tăng T-90A này.

Xe tăng T-90A là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên do Nga chế tạo sau khi Liên Xô sụp đổ, đến nay đã có nhiều phiên bản nâng cấp cải tiến hiện đại hơn như T-90M và T-90MS tuy nhiên T-90A và phiên bản xuất khẩu của nó là T-90S đang gặt hái được nhiều thành công vô cùng vang dội trên thị trường xuất khẩu vũ khí, trong đó đã có mặt trong biên chế của lực lượng tăng - thiết giáp nhiều nước như Ấn Độ, Việt Nam, Iraq, Algeria,… cũng như là trụ cột của lực lượng tăng quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng T-90A trong một cuộc duyệt binh.

Xe tăng T-90A là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên do Nga chế tạo sau khi Liên Xô sụp đổ, đến nay đã có nhiều phiên bản nâng cấp cải tiến hiện đại hơn như T-90M và T-90MS tuy nhiên T-90A và phiên bản xuất khẩu của nó là T-90S đang gặt hái được nhiều thành công vô cùng vang dội trên thị trường xuất khẩu vũ khí, trong đó đã có mặt trong biên chế của lực lượng tăng - thiết giáp nhiều nước như Ấn Độ, Việt Nam, Iraq, Algeria,… cũng như là trụ cột của lực lượng tăng quân đội Nga. Ảnh: Xe tăng T-90A trong một cuộc duyệt binh.

Qua những minh chứng thực tế về độ tin cậy và hiệu quả cao của T-90A trên chiến trường Syria cũng như sự việc bị đồng đội bắn nhầm gần đây cho thấy rằng mức độ bảo vệ và hệ thống giáp của xe phải nói là cực kỳ tốt. Nó có thể chống lại nhiều loại hỏa lực chống tăng khác nhau, dù bị hư hại nhiều mức độ nhưng khả năng bảo vệ cho kíp lái sống sót là chú trọng nhất cũng như có thể nhanh chóng sửa chữa dễ dàng, giá thành hợp lý và sức chiến đấu mạnh mẽ. Đây chính là thương hiệu của xe tăng Nga qua nhiều thời kỳ và tạo sự thành công vang dội trên thị trường xuất khẩu, đồng thời khẳng định thời của T-90A vẫn chưa qua, đây vẫn là một mẫu xe tăng vô cùng tuyệt vời.

Qua những minh chứng thực tế về độ tin cậy và hiệu quả cao của T-90A trên chiến trường Syria cũng như sự việc bị đồng đội bắn nhầm gần đây cho thấy rằng mức độ bảo vệ và hệ thống giáp của xe phải nói là cực kỳ tốt. Nó có thể chống lại nhiều loại hỏa lực chống tăng khác nhau, dù bị hư hại nhiều mức độ nhưng khả năng bảo vệ cho kíp lái sống sót là chú trọng nhất cũng như có thể nhanh chóng sửa chữa dễ dàng, giá thành hợp lý và sức chiến đấu mạnh mẽ. Đây chính là thương hiệu của xe tăng Nga qua nhiều thời kỳ và tạo sự thành công vang dội trên thị trường xuất khẩu, đồng thời khẳng định thời của T-90A vẫn chưa qua, đây vẫn là một mẫu xe tăng vô cùng tuyệt vời.

Video Quân đội Nga huấn luyện với xe tăng T-90A - Nguồn: Reuters

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bi-ban-ha-kieu-lang-xet-xe-tang-t-90as-da-het-thoi-dinh-cao-1436385.html