Binh sĩ sơn cước Ấn Độ 'không sợ chết' tác chiến khủng khiếp thế nào?

Với đặc điểm địa hình núi cao ở phía Đông Bắc, quân đội Ấn Độ từ lâu đã chú trọng phát triển các phương thức tác chiến sơn cước, cùng những chiến binh dũng cảm, khiến cho kẻ thù nể sợ khi chiến đấu ở khu vực sở trường này của Ấn Độ.

Với địa hình ở phía Đông bắc và bắc đặc thù là núi cao, có dãy Himalaya hiểm trở trập trùng, đã từ lâu, quân đội Ấn Độ đã tập trung nghiên cứu và phát triển lối đánh miền sơn cước cực kỳ hiệu quả. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ tuần tra biên giới.

Với địa hình ở phía Đông bắc và bắc đặc thù là núi cao, có dãy Himalaya hiểm trở trập trùng, đã từ lâu, quân đội Ấn Độ đã tập trung nghiên cứu và phát triển lối đánh miền sơn cước cực kỳ hiệu quả. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ tuần tra biên giới.

Lục quân Ấn Độ hiện nay cũng là lực lượng chiến đấu sơn cước đông đảo nhất thế giới với hơn 200.000 binh sĩ, chia làm 12 sư đoàn đóng quân trên các cao nguyên, thung lũng, dọc những vùng trọng yếu của núi Himalaya. Ảnh: Binh sĩ sơn cước Ấn Độ huấn luyện.

Lục quân Ấn Độ hiện nay cũng là lực lượng chiến đấu sơn cước đông đảo nhất thế giới với hơn 200.000 binh sĩ, chia làm 12 sư đoàn đóng quân trên các cao nguyên, thung lũng, dọc những vùng trọng yếu của núi Himalaya. Ảnh: Binh sĩ sơn cước Ấn Độ huấn luyện.

Hiện nay, Ấn Độ cũng đang duy trì khoảng 6.000 - 7.000 lính bảo vệ sông băng Siachen có độ cao hơn 5.000m trên mực nước biển và cao nhất là 6.749m. Đây là một khu vực có nhiệt độ vô cùng khắc nhiệt, xuống thấp - 60 độ, cùng nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như tuyết lở hay gió xoáy, nhưng binh sĩ Ấn Độ vẫn bám trụ rất tốt tại đây, bảo vệ tốt tổ quốc của họ trước những mối đi dọa từ Pakistan và Trung Quốc.

Hiện nay, Ấn Độ cũng đang duy trì khoảng 6.000 - 7.000 lính bảo vệ sông băng Siachen có độ cao hơn 5.000m trên mực nước biển và cao nhất là 6.749m. Đây là một khu vực có nhiệt độ vô cùng khắc nhiệt, xuống thấp - 60 độ, cùng nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như tuyết lở hay gió xoáy, nhưng binh sĩ Ấn Độ vẫn bám trụ rất tốt tại đây, bảo vệ tốt tổ quốc của họ trước những mối đi dọa từ Pakistan và Trung Quốc.

Trong đó, một trong những lực lượng tác chiến sơn cước quả cảm và mạnh mẽ bậc nhất của Ấn Độ là những chiến binh Gorkhas Nepals. Hiện nay Ấn Độ đang có 7 trung đoàn quân Gorkhas bao gồm trung đoàn 1, 3, 4, 5 , 8, 9 và 11. Mỗi trung đoàn sẽ gồm 6 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn từ 700 - 800 quân. Ảnh: Đoàn diễu binh Gorkhas của lục quân Ấn Độ.

Trong đó, một trong những lực lượng tác chiến sơn cước quả cảm và mạnh mẽ bậc nhất của Ấn Độ là những chiến binh Gorkhas Nepals. Hiện nay Ấn Độ đang có 7 trung đoàn quân Gorkhas bao gồm trung đoàn 1, 3, 4, 5 , 8, 9 và 11. Mỗi trung đoàn sẽ gồm 6 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn từ 700 - 800 quân. Ảnh: Đoàn diễu binh Gorkhas của lục quân Ấn Độ.

Lực lượng này chiến đấu vô cùng quả cảm và không hề biết sợ hãi, là những đơn vị bảo vệ tuyến đầu biên giới và chỉ tung vào trận trong những trường hợp thực sự cần thiết, cũng như có nhiệm vụ bảo vệ các chính trị gia cấp cao của Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Gorkhas huấn luyện với súng trường INSAS.

Lực lượng này chiến đấu vô cùng quả cảm và không hề biết sợ hãi, là những đơn vị bảo vệ tuyến đầu biên giới và chỉ tung vào trận trong những trường hợp thực sự cần thiết, cũng như có nhiệm vụ bảo vệ các chính trị gia cấp cao của Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Gorkhas huấn luyện với súng trường INSAS.

Hơn ai hết người Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh của những chiến binh Gorkhas này. Trong trận chiến đèo Nathu La giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong cuộc xung đột biên giới năm 1967, một trung đoàn Gorkhas đã được tung vào trận và đánh nhau với quân Trung Quốc và sau nhiều ngày chiến đấu, Ấn Độ đã tiêu diệt được 340 lính Trung Quốc và 450 lính khác bị thương, trong khi Ấn Độ chỉ mất 88 lính ( số liệu do Ấn Độ công bố). Ảnh: Những chiến binh Gorkhas.

Hơn ai hết người Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh của những chiến binh Gorkhas này. Trong trận chiến đèo Nathu La giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong cuộc xung đột biên giới năm 1967, một trung đoàn Gorkhas đã được tung vào trận và đánh nhau với quân Trung Quốc và sau nhiều ngày chiến đấu, Ấn Độ đã tiêu diệt được 340 lính Trung Quốc và 450 lính khác bị thương, trong khi Ấn Độ chỉ mất 88 lính ( số liệu do Ấn Độ công bố). Ảnh: Những chiến binh Gorkhas.

Những chiến binh Gorkhas này cũng được nhận định là những kẻ không sợ chết, ý chí chiến đấu tuyệt vời và kinh nghiệm tác chiến sơn cước vô cùng phong phú, đa dạng. Đây chính là lực lượng cực kỳ đặc biệt của Ấn Độ khiến mọi kẻ thù phải dè chừng trong một cuộc chiến trên núi. Ảnh: Binh sĩ Gorkhas.

Những chiến binh Gorkhas này cũng được nhận định là những kẻ không sợ chết, ý chí chiến đấu tuyệt vời và kinh nghiệm tác chiến sơn cước vô cùng phong phú, đa dạng. Đây chính là lực lượng cực kỳ đặc biệt của Ấn Độ khiến mọi kẻ thù phải dè chừng trong một cuộc chiến trên núi. Ảnh: Binh sĩ Gorkhas.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng có một trường đào tạo riêng biệt về lĩnh vực tác chiến sơn cước và chiến đấu trên cao tại khu vực Jammu và Kashmir với tên gọi HAWS (High Altitude Warfare School) thành lập từ năm 1948. Ngôi trường đào tạo những binh sĩ tác chiến hàng đầu Ấn Độ và thường xuyên được các đoàn từ Mỹ, Anh, Nga,.. tham quan học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ huấn luyện tác chiến bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng có một trường đào tạo riêng biệt về lĩnh vực tác chiến sơn cước và chiến đấu trên cao tại khu vực Jammu và Kashmir với tên gọi HAWS (High Altitude Warfare School) thành lập từ năm 1948. Ngôi trường đào tạo những binh sĩ tác chiến hàng đầu Ấn Độ và thường xuyên được các đoàn từ Mỹ, Anh, Nga,.. tham quan học hỏi kinh nghiệm. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ huấn luyện tác chiến bên cạnh binh sĩ Hoa Kỳ.

 Mới đây, theo nguồn tin cho biết, Ấn Độ đã triển khai những đơn vị chiến đấu sơn cước thiện chiến nhất đến khu vực Ladark đang tranh chấp với Trung Quốc. Đây được cho là động thái sẵn sàng đáp trả sau tổn thất 20 nhân mạng trong vụ ẩu đả tối 15/6 vừa qua giữa binh sĩ Ấn - Trung của Ấn Độ. Những binh sĩ này đặc biệt có sức khỏe tốt, kỹ năng chiến đấu cao, có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt và cực kỳ thông thạo địa hình. Ảnh: Binh sĩ tác chiến sơn cước của Ấn Độ chuẩn bị làm nhiệm vụ.

Mới đây, theo nguồn tin cho biết, Ấn Độ đã triển khai những đơn vị chiến đấu sơn cước thiện chiến nhất đến khu vực Ladark đang tranh chấp với Trung Quốc. Đây được cho là động thái sẵn sàng đáp trả sau tổn thất 20 nhân mạng trong vụ ẩu đả tối 15/6 vừa qua giữa binh sĩ Ấn - Trung của Ấn Độ. Những binh sĩ này đặc biệt có sức khỏe tốt, kỹ năng chiến đấu cao, có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt và cực kỳ thông thạo địa hình. Ảnh: Binh sĩ tác chiến sơn cước của Ấn Độ chuẩn bị làm nhiệm vụ.

Có thể thấy rằng, Ấn Độ có đầy đủ lực lượng cũng như kinh nghiệm tác chiến phong phú để có thể đối đầu với một lực lượng mạnh như Trung Quốc. Những người Ấn Độ đã có sự chuẩn bị kỹ càng và cũng đã đưa vào cuộc những đơn vị mạnh mẽ nhất, có khả năng chiến đấu cao nhất để của mình để có thể dễ dàng chiếm ưu thế trước đối phương nếu chiến tranh xảy ra, đồng thời tránh lặp lại những mất mát đáng tiếc không đáng có.

Có thể thấy rằng, Ấn Độ có đầy đủ lực lượng cũng như kinh nghiệm tác chiến phong phú để có thể đối đầu với một lực lượng mạnh như Trung Quốc. Những người Ấn Độ đã có sự chuẩn bị kỹ càng và cũng đã đưa vào cuộc những đơn vị mạnh mẽ nhất, có khả năng chiến đấu cao nhất để của mình để có thể dễ dàng chiếm ưu thế trước đối phương nếu chiến tranh xảy ra, đồng thời tránh lặp lại những mất mát đáng tiếc không đáng có.

Video Giao tranh tại biên giới Trung - Ấn làm ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng - Nguồn: VTV1

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/binh-si-son-cuoc-an-do-khong-so-chet-tac-chien-khung-khiep-the-nao-1400177.html