Bước vào kỷ nguyên không gian, Học viện Hàng không Việt Nam phát triển ngành Thiên văn, Vũ trụ

Với tham vọng đặt nền móng cho ngành khoa học vũ trụ tại Việt Nam, Học viện Hàng không Việt Nam vừa công bố kế hoạch tuyển dụng giảng viên cho bốn ngành đào tạo mới: Vật lý thiên văn, Kỹ thuật không gian, Kỹ thuật vũ trụ và Kỹ thuật vệ tinh.

PGS Trần Hoài An, Chủ tịch Hội đồng Học viện tại hôi thảo chiến lược phát triển Học viện đến năm 2035.

PGS Trần Hoài An, Chủ tịch Hội đồng Học viện tại hôi thảo chiến lược phát triển Học viện đến năm 2035.

PGS Trần Hoài An, Chủ tịch Hội đồng Học viện tại hôi thảo chiến lược phát triển Học viện đến năm 2035.

PGS Trần Hoài An, Chủ tịch Hội đồng Học viện tại hôi thảo chiến lược phát triển Học viện đến năm 2035.

Đây là bước khởi đầu trong lộ trình xây dựng chương trình đào tạo chính quy về thiên văn, vũ trụ, dự kiến triển khai từ năm học 2026. Theo lãnh đạo Học viện, mục tiêu không chỉ là đào tạo nhân lực, mà còn kiến tạo đội ngũ tiên phong đặt nền móng cho một lĩnh vực còn mới mẻ nhưng đầy tiềm năng tại Việt Nam.

Mức lương đến 40 triệu, cơ hội học tập nước ngoài

Ứng viên được yêu cầu có bằng thạc sĩ đúng ngành, tốt nghiệp loại giỏi trở lên, hoặc tiến sĩ thuộc chuyên ngành liên quan. Học viện ưu tiên những người từng học tập, nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học và viện nghiên cứu có thế mạnh về khoa học không gian trong và ngoài nước.

Điểm đáng chú ý là mức lương khởi điểm hấp dẫn: từ 20–30 triệu đồng/tháng đối với thạc sĩ, và 30–40 triệu đồng/tháng đối với tiến sĩ, kèm theo chính sách tăng lương tối thiểu 15% mỗi năm.

Ngoài ra, giảng viên sẽ được xét cử đi đào tạo ở nước ngoài, làm việc trong môi trường sáng tạo, định hướng quốc tế.

Phối cảnh minh họa dự kiến cơ sở Học viện Hàng không Việt Nam tại Long Thành – trung tâm đào tạo hàng không hiện đại trong tương lai.

Phối cảnh minh họa dự kiến cơ sở Học viện Hàng không Việt Nam tại Long Thành – trung tâm đào tạo hàng không hiện đại trong tương lai.

Hai cơ sở mới tại Bắc Ninh và Long Thành

Các ngành học mới sẽ được triển khai tại hai cơ sở mới của Học viện ở Bắc Ninh và Long Thành Trong đó, cơ sở Long Thành sẽ đóng vai trò trung tâm nghiên cứu – thực hành ứng dụng, nhờ lợi thế gần sân bay và kết nối với khu công nghệ cao phía Nam.

Theo đại diện Học viện, đây là một phần trong chiến lược phát triển dài hạn, nhằm đưa Việt Nam từng bước hội nhập sâu vào mạng lưới nghiên cứu ứng dụng công nghệ không gian toàn cầu.

Phối cảnh minh họa dự kiến cơ sở Học viện Hàng không Việt Nam tại Bắc Ninh

Phối cảnh minh họa dự kiến cơ sở Học viện Hàng không Việt Nam tại Bắc Ninh

Đã từng tiên phong với AI, UAV, Robotics

Trước khi đặt chân vào lĩnh vực không gian, Học viện Hàng không Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng chú ý khi mạnh dạn đưa vào giảng dạy các ngành học hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), robot học (Robotics) và công nghệ điều khiển thiết bị bay không người lái (UAV).

"Chúng tôi xác định rõ: đào tạo phải gắn với công nghệ lõi và xu hướng tương lai. Khoa học vũ trụ sẽ là một trong những mũi nhọn phát triển tiếp theo", lãnh đạo Học viện nhấn mạnh.

Thông tin ứng tuyển

Vị trí: Giảng viên ngành Vật lý thiên văn, Kỹ thuật không gian, Kỹ thuật vũ trụ, Kỹ thuật vệ tinh

Làm việc tại: Cơ sở Bắc Ninh (phía Bắc) hoặc Long Thành (phía Nam)

Hạn nộp hồ sơ: Đến hết ngày 30/9/2025 tại Phòng tổ chức - Hành chính (Phòng A115) cơ sở 1, Học viện Hàng không Việt Nam, 104 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoai: 0283 997 0591

Bộ phận tuyển sinh: [email protected]

Hằng Nguyễn

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/buoc-vao-ky-nguyen-khong-gian-hoc-vien-hang-khong-viet-nam-phat-trien-nganh-thien-van-vu-tru-322277.html