Cá thể gấu cuối cùng của tỉnh Hải Dương được về khu bán hoang dã

Mới đây, Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện cứu hộ một cá thể gấu do chủ nuôi ở thị xã Kinh Môn tự nguyện chuyển giao. Đây là cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

Theo đó, gấu được gia đình chăm sóc từ khoảng năm 2003 với mục đích thương mại trong mô hình một trang trại tư nhân. Gấu được gắn chip kiểm tra, và được các cán bộ Chi cục Kiểm lâm Hải Dương định kỳ xuống kiểm tra tình trạng theo đúng quy định hiện hành.

Gấu ngựa cái được đặt tên là Apollo là cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng của tỉnh Hải Dương.

Gấu ngựa cái được đặt tên là Apollo là cá thể gấu nuôi nhốt cuối cùng của tỉnh Hải Dương.

Tính tới nay, gấu đã sống trong điều kiện nuôi nhốt hơn 20 năm, mặc dù tuổi của gấu trong tự nhiên là từ 30 -35 năm tuổi. Gấu được nuôi tại một sân vườn thoáng gió, sát bên một ao hoa súng nhỏ trong tư gia.

Bác sĩ thú y gây mê và khám lâm sàng cho gấu với máy siêu âm và kiểm tra không thấy bất thường về cơ khớp.

Bác sĩ thú y gây mê và khám lâm sàng cho gấu với máy siêu âm và kiểm tra không thấy bất thường về cơ khớp.

Tổ chức Động vật Châu Á đã thực hiện cứu hộ bằng phương pháp gây mê và khám sức khỏe lâm sàng tại chỗ cho gấu. Trước ngày cứu hộ, Tổ chức Động vật Châu Á sẽ hướng dẫn gia đình các điều kiện chăm sóc cần thiết, để gấu đáp ứng với thuốc mê, và an toàn nhất cho gấu. Gấu Apollo nặng chừng 120 kg, các bác sĩ lấy mẫu máu, mẫu lông để tiện cho quá trình xét nghiệm. Hiện tại, các bác sĩ thú y chưa phát hiện dấu hiệu bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe gấu.

Gấu sau khi khám sức khỏe được nhanh chóng đưa vào lồng vận chuyển và đưa ra xe tải

Gấu sau khi khám sức khỏe được nhanh chóng đưa vào lồng vận chuyển và đưa ra xe tải

Cận cảnh lồng sau khi cứu hộ thành công.

Cận cảnh lồng sau khi cứu hộ thành công.

Đoàn cứu hộ quyết định đặt tên gấu là Apollo - lấy cảm hứng từ tên một chương trình mang ý nghĩa lịch sử của NASA hơn 50 năm về trước, nơi mà lần đầu tiên, con người có thể đặt chân lên mặt trăng. Và hai phi hành gia đã bước những bước đầu tiên này, Armstrong và Buzz cũng chính là tên hai cá thể gấu đầu tiên về Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam ở Huế. Tương tự như sứ mệnh của Apollo là đưa các phi hành gia lên mặt trăng và trở về nhà an toàn, Tổ chức cũng mong muốn có thể đưa toàn bộ gấu về ngôi nhà an toàn – nơi gấu có thể sống hạnh phúc, bỏ lại những ký ức đau buồn trong các trại nuôi.

Chính quyền địa phương, chi cục kiểm lâm Hải Dương, gia chủ và Tổ chức Động vật Châu Á chụp ảnh kỉ niệm cứu hộ thành công cá thể gấu cuối cùng của tỉnh Hải Dương.

Chính quyền địa phương, chi cục kiểm lâm Hải Dương, gia chủ và Tổ chức Động vật Châu Á chụp ảnh kỉ niệm cứu hộ thành công cá thể gấu cuối cùng của tỉnh Hải Dương.

Cuối giờ sáng cùng ngày, đoàn cứu hộ lên đường di chuyển gần 800km từ thị xã Kinh Môn về Vườn quốc gia Bạch Mã. Cứ 2 đến 3 tiếng đi trên đường, nhân viên chăm sóc sẽ kiểm tra, tiếp nước, lá chuối và cho gấu ăn để đảm bảo sức khỏe tốt cho gấu. Dự kiến, đoàn sẽ về tới Vườn quốc gia Bạch Mã vào chiều nay 17/0.

Năm 2020, toàn tỉnh Hải Dương ghi nhận có 7 cá thể gấu được nuôi nhốt trong các trang trại tư nhân. Cho tới nay, nhờ công tác vận động hiệu quả, sự vào cuộc của các bên chuyên môn liên quan và lòng nhiệt huyết muốn mang lại cuộc sống tốt hơn cho gấu từ các chủ nuôi, tỉnh Hải Dương chính thức chấm dứt nạn nuôi nhốt gấu. Bên cạnh công tác cứu hộ gấu, trong nhiều năm gần đây, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương cũng phối hợp trong công tác can thiệp phúc lợi động vật với các cá thể khỉ tại chùa Nhẫm Dương, tỉnh Hải Dương.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ca-the-gau-cuoi-cung-cua-tinh-hai-duong-duoc-ve-khu-ban-hoang-da-169231017094204092.htm