Các nước G7 sẽ cấm nhập khẩu kim cương của Nga

Bắt đầu từ năm 2024, các nước cường quốc công nghiệp G7, bao gồm Mỹ, Anh, Đức, Canada, Nhật Bản, Pháp, Ý, sẽ cấm nhập khẩu kim cương của Nga trong một thỏa thuận nhằm hạn chế một trong số ít mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nga vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nga là quê hương của Alrosa, nhà sản xuất kim cương lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu, và Moscow nắm giữ hơn 30% cổ phần của công ty này. Alrosa đạt 1,9 tỉ đô la Mỹ doanh thu trong nửa đầu năm 2022.

Nga là quê hương của Alrosa, nhà sản xuất kim cương lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu, và Moscow nắm giữ hơn 30% cổ phần của công ty này. Alrosa đạt 1,9 tỉ đô la Mỹ doanh thu trong nửa đầu năm 2022.

Thỏa thuận trên được G7 công bố vào hôm 6-12 sau cuộc tranh cãi giữa các nước thành viên về cách thức thực hiện lệnh cấm như vậy và mối lo ngại từ các nhà sản xuất kim cương lớn ở châu Phi, cho rằng biện pháp này có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đá quí của họ.

Bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây sau chiến sự Ukraine, nền kinh tế Nga và tổ hợp công nghiệp quân sự của nước này kiên cường hơn mong đợi. Phương Tây ngày càng lo ngại về sự thất bại của các biện pháp hạn chế thương mại hiện tại nhằm hạn chế nguồn thu phục vụ chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng của Nga cũng như hoạt động sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự của nước này.

Trong tuyên bố hôm qua, các nhà lãnh đạo G7 nhất trí cấm nhập khẩu kim cương phi công nghiệp (sử dụng cho trang sức) từ Nga bắt đầu từ ngày 1-1-2024. Lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga được chế tác ở các nước thứ ba cũng sẽ được áp dụng từ ngày 1-3. Đồng thời, một hệ thống truy xuất nguồn gốc kim cương thô đầy đủ được triển khai ở các nước G7 bắt đầu từ ngày 1-9 năm sau. Các nguồn tin cho hay, G7 sẽ tiếp tục tham vấn với các đối tác khác bao gồm các nước khai thác cũng như chế tác kim cương để thực hiện các biện pháp truy xuất nguồn gốc.

Kim cương là một trong số ít mặt hàng xuất khẩu chính còn lại của Nga chưa bị phương Tây trừng phạt. Mỹ đơn phương cấm nhập khẩu kim cương thô của Nga hồi tháng 4-2022, nhưng những viên kim cương của Nga được đánh bóng ở nơi khác vẫn được phép bán vào nước này. Từ lâu, Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc cấm vận kim cương của Nga, nhưng trì hoãn ra quyết định chính thức do Bỉ lo ngại gây tổn hại cho trung tâm chế tác và giao dịch kim cương ở thành phố Antwerp của nước này và mang lại lợi ích cho các trung tâm giao dịch kim cương đối thủ như Dubai và Mumbai.

Trong ba tháng qua, ngành công nghiệp kim cương đã tích cực vận động hành lang đối với những người ra quyết định của G7 về cách thực hiện lệnh cấm, tập trung vào phương pháp được sử dụng để truy xuất nguồn gốc kim cương.

Bỉ, Pháp, Ấn Độ và Hội đồng Kim cương thế giới đã đề xuất 4 hệ thống truy xuất nguồn gốc kim cương để các nước G7 bàn thảo. Theo đề xuất của Bỉ, Antwerp sẽ đóng vai trò là “gác cổng” cho tất cả kim cương vào G7. Đề xuất này gây ra sự phẫn nộ trong ngành công nghiệp kim cương và các nước sản xuất kim cương ở châu Phi.

“Bỉ hoan nghênh hệ thống truy xuất nguồn gốc mà G7 công bố hôm nay. Đây là bước đi cần thiết để giảm đáng kể dòng tiền từ hoạt động buôn bán kim cương chảy vào Nga”, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo, nói.

Nga là quê hương của Alrosa, nhà sản xuất kim cương lớn thứ hai thế giới tính theo doanh thu, và Moscow nắm giữ hơn 30% cổ phần của công ty này. Alrosa đạt 1,9 tỉ đô la Mỹ doanh thu trong nửa đầu năm 2022.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp kim cương toàn cầu, trong đó, kim cương của Nga phần lớn chảy sang thị trường Trung Quốc sau khi các công ty trang sức lớn của phương Tây tẩy chay đá quí của nước này.

Các nước G7 ngày càng thất vọng vì chương trình chứng nhận của Liên hợp quốc xác định “kim cương từ các vùng xung đột” không thể dán nhãn kim cương của Nga vì thuật ngữ này chỉ áp dụng cho xung đột do các nhóm nổi dậy tiến hành chứ không phải chính phủ.

Về mặt dầu mỏ, các nước phương Tây thừa nhận rằng tác động của chính sách áp giá trần 60 đô la/thùng đối với dầu thô của Nga đã giảm dần sau một năm thực hiện. Trong khi đó, Mỹ đã bắt đầu trừng phạt đối những bên vi phạm chính sách giá trần với dầu Nga. Tuần trước, Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào ba thực thể và ba tàu chở dầu bị cáo buộc vi phạm chính sách.

Gói trừng phạt mới nhất nhằm vào Nga do EU đề xuất bao gồm một số biện pháp nhằm hạn chế bán các tàu cũ của phương Tây cho “đội tàu bóng tối” của Nga. Tuần tới, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến đề xuất lấy tiền lãi thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài để hỗ trợ tái thiết Ukraine.

Theo Financial Times

Chánh Tài

Nguồn Saigon Times: https://thesaigontimes.vn/cac-nuoc-g7-se-cam-nhap-khau-kim-cuong-cua-nga/