Cách xây dựng bữa phụ 'chuẩn' cho trẻ từ 7 tuổi

Do trẻ tiểu học có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với mầm non, chế độ dinh dưỡng vì thế cũng cần điều chỉnh thêm các bữa phụ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

Con tôi đang học mầm non, sắp lên lớp 1 nhưng do tính lười ăn từ nhỏ nên con không có thói quen ăn bữa phụ. Tôi lo con sẽ không thích nghi được chuyện trường lớp bài vở nên sẽ cố rèn con ăn bữa phụ. Có nguyên tắc nào khi lên thực đơn bữa phụ không bác sĩ?

Bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM

Trẻ em ở tuổi vào lớp 1 có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn tuổi mầm non khá nhiều. Ví dụ, nhu cầu năng lượng của trẻ học lớp 1 cần tăng lên khoảng 200 kcal so với các bé học lớp mầm.

Ở độ tuổi này, các bé bắt đầu học tập kiến thức phổ thông, nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động não bộ cũng tăng lên. Nếu lười ăn, ăn không đủ số bữa ăn khuyến nghị, trẻ có thể tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, giảm sức bền, kết quả học tập không cao…

Trẻ em tuổi học lớp 1 cần ăn đủ 3 bữa chính là bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều và 2-3 bữa phụ. Các bữa ăn trong ngày cần thiết kế để có đầy đủ các nhóm thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng, đậu đỗ…; giàu chất bột đường như cơm, xôi, nui, mì, phở…; giàu chất béo như dầu mỡ, bơ…; rau; trái cây; sữa và sản phẩm từ sữa để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng quan trọng để các bé tăng trưởng và học tập tốt.

 Bên cạnh 3 bữa chính, trẻ tiểu học vẫn cần bổ sung thêm 1-2 bữa phụ để đảm bảo năng lượng cho cả ngày. Ảnh: Pixabay.

Bên cạnh 3 bữa chính, trẻ tiểu học vẫn cần bổ sung thêm 1-2 bữa phụ để đảm bảo năng lượng cho cả ngày. Ảnh: Pixabay.

Dù mang tên “bữa phụ”, bữa ăn này lại đóng vai trò không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ em. Bữa phụ bổ sung năng lượng, các chất dinh dưỡng, giúp sựtăng trưởng trong cơ thể diễn ra đều đặn và liên tục. Từ đó, não và các cơ quan quan trọng có khả năng hoạt động trong môi trường hoàn hảo nhất.

Về nguyên tắc, mỗi bữa phụ cung cấp khoảng 10% tổng năng lượng và chất dinh dưỡng chính hàng ngày của các bé. Bữa phụ nên xen giữa các bữa chính, cách bữa chính tối thiểu 2 giờ và không quá 3 giờ. Bữa ăn này cũng không nên quá sát giờ đi ngủ.

Chất dinh dưỡng cần có trong thực đơn bữa phụ là chất đạm, chất béo, chất bột đường. Một số vitamin và chất khoáng cần thiết với tuổi tiểu học là vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, canxi, sắt, iode, kẽm và chất xơ.

Bữa phụ không nên ăn quá no, quá nhiều món vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn bữa chính của trẻ. Các món ăn có thể sử dụng cho bữa phụ như sữa và chế phẩm từ sữa, bánh mì trứng, bánh giò, bánh bao, bánh mì, bún cá, cháo thịt, miến gà, phở bò…

92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.

Đặc biệt, Nestlé MILO dạng bịch 180 ml - giá tiết kiệm hơn cho mẹ (so với hộp giấy cùng dung tích) - giữ trọn vị ngon MILO đặc trưng bé yêu thích và vẹn nguyên nguồn dinh dưỡng giúp bé bền bỉ hơn cả ngày.

Độc giả Vân Linh

Nguồn Znews: https://znews.vn/cach-xay-dung-bua-phu-chuan-cho-tre-tu-7-tuoi-post1480191.html