Cận cảnh bác sĩ thông mạch máu, cứu người trong gang tấc

Với bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, 'thời gian chính là sự sống'. Thế nhưng, rất nhiều người bệnh đến viện muộn dẫn đến không cứu được hoặc để lại di chứng nặng nề.

 Đang ngủ trưa, ông T.V.Q. (59 tuổi, ở Hà Nội) bất ngờ có biểu hiện đau tức ngực, vã mồ hôi, khó thở. Người đàn ông được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau khi thăm khám, các bác sĩ khoa Cấp cứu nghi ngờ ông Q. bị nhồi máu cơ tim. Đây là tình trạng hoại tử một phần cơ tim cấp tính do sự thiếu hụt lượng máu cung cấp đến một vùng cơ tim. Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, cần cấp cứu nhanh.

Đang ngủ trưa, ông T.V.Q. (59 tuổi, ở Hà Nội) bất ngờ có biểu hiện đau tức ngực, vã mồ hôi, khó thở. Người đàn ông được đưa vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Sau khi thăm khám, các bác sĩ khoa Cấp cứu nghi ngờ ông Q. bị nhồi máu cơ tim. Đây là tình trạng hoại tử một phần cơ tim cấp tính do sự thiếu hụt lượng máu cung cấp đến một vùng cơ tim. Bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, cần cấp cứu nhanh.

 ThS.BS Phạm Minh Tuấn, khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, cho biết sau khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ khoa Cấp cứu nhanh chóng thông báo lên một nhóm chung của Viện Tim mạch. Chỉ sau vài phút, một ê-kíp của Viện lập tức xuống khám, tiếp nhận bệnh nhân.

ThS.BS Phạm Minh Tuấn, khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, cho biết sau khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ khoa Cấp cứu nhanh chóng thông báo lên một nhóm chung của Viện Tim mạch. Chỉ sau vài phút, một ê-kíp của Viện lập tức xuống khám, tiếp nhận bệnh nhân.

 Đây không phải lần đầu ông Q. khởi phát nhồi máu cơm tim. Trước đó, người đàn ông này đã đau ngực nhiều lần nhưng không đi khám. Bệnh nhân được cho làm thêm các xét nghiệm như điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa để chẩn đoán bệnh. Kết quả cho thấy ông Q. bị nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 2, cần can thiệp cấp cứu.

Đây không phải lần đầu ông Q. khởi phát nhồi máu cơm tim. Trước đó, người đàn ông này đã đau ngực nhiều lần nhưng không đi khám. Bệnh nhân được cho làm thêm các xét nghiệm như điện tim, siêu âm tim, xét nghiệm sinh hóa để chẩn đoán bệnh. Kết quả cho thấy ông Q. bị nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 2, cần can thiệp cấp cứu.

 Tại phòng can thiệp, bác sĩ Phạm Thế Thọ, khoa Nội Tim mạch, cho biết ngay khi nhận thông tin chẩn đoán, một ê-kíp chỉ định chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu được kích hoạt. Ê-kíp tim mạch can thiệp cũng sẵn sàng vào vị trí, chờ bệnh nhân được chuyển lên phòng can thiệp.

Tại phòng can thiệp, bác sĩ Phạm Thế Thọ, khoa Nội Tim mạch, cho biết ngay khi nhận thông tin chẩn đoán, một ê-kíp chỉ định chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu được kích hoạt. Ê-kíp tim mạch can thiệp cũng sẵn sàng vào vị trí, chờ bệnh nhân được chuyển lên phòng can thiệp.

 Các bác sĩ đang dùng catheter (ống thông y tế) vào mạch vành trái để chụp và đánh giá các tổn thương mạch vành. “Nếu kết quả chụp mạch vành cho thấy nhiều huyết khối, ngăn máu đến tim, gây ra cơn nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ cần đặt stent, can thiệp tái thông mạch máu cho người bệnh. Để can thiệp mạch vành, bác sĩ sẽ đưa bóng, stent vào mạch vành để giải quyết các sang thương gây hẹp mạch vành”, bác sĩ Thọ giải thích.

Các bác sĩ đang dùng catheter (ống thông y tế) vào mạch vành trái để chụp và đánh giá các tổn thương mạch vành. “Nếu kết quả chụp mạch vành cho thấy nhiều huyết khối, ngăn máu đến tim, gây ra cơn nhồi máu cơ tim, bác sĩ sẽ cần đặt stent, can thiệp tái thông mạch máu cho người bệnh. Để can thiệp mạch vành, bác sĩ sẽ đưa bóng, stent vào mạch vành để giải quyết các sang thương gây hẹp mạch vành”, bác sĩ Thọ giải thích.

 Dòng chảy động mạch vành chỉ được khôi phục khi loại bỏ được cục máu đông bằng thuốc chống huyết khối hoặc sử dụng các biện pháp chụp và can thiệp qua da... Hiện nay, can thiệp mạch vành đang là phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ hiệu quả nhất khi được tiến hành trong vòng 12-18 giờ kể từ lúc khởi phát bệnh. Tốt nhất là 6 giờ đầu làm thông toàn bộ mạch vành bị tắc.

Dòng chảy động mạch vành chỉ được khôi phục khi loại bỏ được cục máu đông bằng thuốc chống huyết khối hoặc sử dụng các biện pháp chụp và can thiệp qua da... Hiện nay, can thiệp mạch vành đang là phương pháp hiệu quả trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ hiệu quả nhất khi được tiến hành trong vòng 12-18 giờ kể từ lúc khởi phát bệnh. Tốt nhất là 6 giờ đầu làm thông toàn bộ mạch vành bị tắc.

 Trường hợp người bệnh tới viện muộn, các phương pháp trên không phù hợp thì mổ bắc cầu nối chủ vành cấp cứu là biện pháp cuối cùng cứu sống bệnh nhân. Thế nhưng, tỷ lệ thành công ở giai đoạn cấp không còn cao.

Trường hợp người bệnh tới viện muộn, các phương pháp trên không phù hợp thì mổ bắc cầu nối chủ vành cấp cứu là biện pháp cuối cùng cứu sống bệnh nhân. Thế nhưng, tỷ lệ thành công ở giai đoạn cấp không còn cao.

 BS Nguyễn Bá Hồng Phong và BS Phạm Thế Đức, khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, đang thực hiện can thiệp mạch vành cho bệnh nhân. Trong quá trình can thiệp, các bác sĩ liên tục trao đổi với nhau để đánh giá tình trạng của người bệnh. Bệnh nhân can thiệp mạch vành không cần gây mê, chỉ gây tê nên vẫn hoàn toàn tỉnh táo khi thông tim

BS Nguyễn Bá Hồng Phong và BS Phạm Thế Đức, khoa Chẩn đoán và can thiệp tim mạch, đang thực hiện can thiệp mạch vành cho bệnh nhân. Trong quá trình can thiệp, các bác sĩ liên tục trao đổi với nhau để đánh giá tình trạng của người bệnh. Bệnh nhân can thiệp mạch vành không cần gây mê, chỉ gây tê nên vẫn hoàn toàn tỉnh táo khi thông tim

 Mỗi ca can thiệp thường diễn ra trong khoảng 30 phút. Trường hợp khó hơn, các bác sĩ cần 1-2 giờ. Can thiệp tim mạch là một kỹ thuật cao, đòi hỏi cần phải có hệ thống máy móc hiện đại và thầy thuốc phải được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. "Thực tế, mỗi ca can thiệp tim mạch là 'cuộc chạy đua với tử thần' của các bác sĩ, điều dưỡng, bởi tính chất đặc biệt nguy hiểm của bệnh lý này. Món quà sau những giây phút cam go ấy chính là sự hồi phục của bệnh nhân", bác sĩ Thọ tâm sự.

Mỗi ca can thiệp thường diễn ra trong khoảng 30 phút. Trường hợp khó hơn, các bác sĩ cần 1-2 giờ. Can thiệp tim mạch là một kỹ thuật cao, đòi hỏi cần phải có hệ thống máy móc hiện đại và thầy thuốc phải được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. "Thực tế, mỗi ca can thiệp tim mạch là 'cuộc chạy đua với tử thần' của các bác sĩ, điều dưỡng, bởi tính chất đặc biệt nguy hiểm của bệnh lý này. Món quà sau những giây phút cam go ấy chính là sự hồi phục của bệnh nhân", bác sĩ Thọ tâm sự.

 Ê-kíp trong phòng can thiệp đang cẩn trọng, tỉ mỉ thao tác thông tim cho bệnh nhân. Trong khi đó, bên ngoài, một ê-kíp khác cũng liên tục theo dõi sinh hiệu, nhịp tim, huyết áp cho bệnh nhân để kịp thời thông báo khi có dấu hiệu bất thường.

Ê-kíp trong phòng can thiệp đang cẩn trọng, tỉ mỉ thao tác thông tim cho bệnh nhân. Trong khi đó, bên ngoài, một ê-kíp khác cũng liên tục theo dõi sinh hiệu, nhịp tim, huyết áp cho bệnh nhân để kịp thời thông báo khi có dấu hiệu bất thường.

 Sau ca phẫu thuật, các bác sĩ tiếp tục thảo luận với nhau về ca bệnh vừa thực hiện để tìm ra phương án điều trị tốt nhất. Theo PGS.TS Phạm Trường Sơn, Viện trưởng kiêm chủ nhiệm khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, mỗi tháng, đơn vị này tiếp nhận khoảng 50-70 trường hợp nhồi máu cơm tim. Đáng chú ý, số bệnh nhân trẻ (dưới 45 tuổi) có xu hướng tăng dù không đột biến. Không ít bệnh nhân phải cấp cứu vì bệnh lý này khi chỉ mới 30-35 tuổi.

Sau ca phẫu thuật, các bác sĩ tiếp tục thảo luận với nhau về ca bệnh vừa thực hiện để tìm ra phương án điều trị tốt nhất. Theo PGS.TS Phạm Trường Sơn, Viện trưởng kiêm chủ nhiệm khoa Nội Tim mạch, Viện Tim mạch, mỗi tháng, đơn vị này tiếp nhận khoảng 50-70 trường hợp nhồi máu cơm tim. Đáng chú ý, số bệnh nhân trẻ (dưới 45 tuổi) có xu hướng tăng dù không đột biến. Không ít bệnh nhân phải cấp cứu vì bệnh lý này khi chỉ mới 30-35 tuổi.

 Theo PGS Sơn, các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim bao gồm: lớn tuổi, tiền sử gia đình, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy thận mạn, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, ít vận động... Đáng chú ý là số bệnh nhân nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá lại rất nhiều.

Theo PGS Sơn, các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành dẫn đến thiếu máu cơ tim bao gồm: lớn tuổi, tiền sử gia đình, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy thận mạn, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì, ít vận động... Đáng chú ý là số bệnh nhân nhồi máu cơ tim có tiền sử hút thuốc lá lại rất nhiều.

 “Sau can thiệp, bệnh nhân chỉ cần năm viện 1-2 ngày, các biến chứng nặng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát lại. Vì vậy, để duy trì hiệu quả kéo dài, bệnh nhân cần có chế độ điều trị và theo dõi tốt như uống thuốc liên tục, kiểm soát tốt đái tháo đường, tăng huyết áp, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc…”, bác sĩ Phạm Thế Thọ cho hay.

“Sau can thiệp, bệnh nhân chỉ cần năm viện 1-2 ngày, các biến chứng nặng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát lại. Vì vậy, để duy trì hiệu quả kéo dài, bệnh nhân cần có chế độ điều trị và theo dõi tốt như uống thuốc liên tục, kiểm soát tốt đái tháo đường, tăng huyết áp, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc…”, bác sĩ Phạm Thế Thọ cho hay.

 Chuyên gia khuyến cáo người bệnh cũng cần cảnh giác với cơn đau ngực, đã phẫu thuật không có nghĩa bệnh đã hết. Chúng hoàn toàn có thể xảy ra ở những nhánh động mạch khác nếu các yếu tố nguy cơ không được khắc phục.

Chuyên gia khuyến cáo người bệnh cũng cần cảnh giác với cơn đau ngực, đã phẫu thuật không có nghĩa bệnh đã hết. Chúng hoàn toàn có thể xảy ra ở những nhánh động mạch khác nếu các yếu tố nguy cơ không được khắc phục.

Việt Linh - Phương Anh

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/can-canh-bac-si-thong-mach-mau-cuu-nguoi-trong-gang-tac-post1478832.html