Cận cảnh phiến đá 400 triệu tuổi, lúc nhúc hóa thạch ở Hà Nội

Các mẫu vật chết hàng loạt của loài động vật này khá phổ biến, thường tạo nên những vỉa hóa thạch ken dày...

Đây là một phiến đá chứa hàng trăm hóa thạch của loài cúc đá Dactylioceras athleticum, sống vào kỷ Devon sớm, khoảng 419-393 triệu năm trước, được tìm thấy tại Schlaifhausen, Đức. Dactylioceras là một chi cúc đá phổ biến ở các đại dương của thế giới trong Đại Cổ sinh.

Đây là một phiến đá chứa hàng trăm hóa thạch của loài cúc đá Dactylioceras athleticum, sống vào kỷ Devon sớm, khoảng 419-393 triệu năm trước, được tìm thấy tại Schlaifhausen, Đức. Dactylioceras là một chi cúc đá phổ biến ở các đại dương của thế giới trong Đại Cổ sinh.

Các loài cúc đá thuộc chi Dactylioceras thường có kích thước nhỏ, đường kính trung bình 65 mm. Chúng có lớp vỏ chắc chắn, có gân.

Các loài cúc đá thuộc chi Dactylioceras thường có kích thước nhỏ, đường kính trung bình 65 mm. Chúng có lớp vỏ chắc chắn, có gân.

Các gân hơi nghiêng về phía trước, chạy dọc theo mép ngoài hoặc chẻ đôi ở đầu ngoài.

Các gân hơi nghiêng về phía trước, chạy dọc theo mép ngoài hoặc chẻ đôi ở đầu ngoài.

Mặc dù chi Dactylioceras đã tuyệt chủng cách đây 180 triệu năm, nhưng kiểu gân của chúng đã được sao chép bởi nhiều chi cúc đá tiếp theo cho đến khi toàn bộ nhóm này tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm cùng với khủng long.

Mặc dù chi Dactylioceras đã tuyệt chủng cách đây 180 triệu năm, nhưng kiểu gân của chúng đã được sao chép bởi nhiều chi cúc đá tiếp theo cho đến khi toàn bộ nhóm này tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm cùng với khủng long.

Theo các nhà nghiên cứu, Dactylioceras có lẽ sống bằng cách nhặt nhạnh thức ăn dưới đáy biển. Các mẫu vật chết hàng loạt của chúng khá phổ biến, thường tạo nên những vỉa hóa thạch ken dày.

Theo các nhà nghiên cứu, Dactylioceras có lẽ sống bằng cách nhặt nhạnh thức ăn dưới đáy biển. Các mẫu vật chết hàng loạt của chúng khá phổ biến, thường tạo nên những vỉa hóa thạch ken dày.

Điều này gợi ý rằng các loài cúc đá Dactylioceras có số lượng rất lớn trong hệ sinh thái đại dương và chúng có thể chết ngay sau khi sinh sản.

Điều này gợi ý rằng các loài cúc đá Dactylioceras có số lượng rất lớn trong hệ sinh thái đại dương và chúng có thể chết ngay sau khi sinh sản.

Số lượng khổng lồ hóa thạch được phát hiện cho thấy Dactylioceras là chi cúc đá thành công nhất từng tồn tại trên Trái đất.

Số lượng khổng lồ hóa thạch được phát hiện cho thấy Dactylioceras là chi cúc đá thành công nhất từng tồn tại trên Trái đất.

Các mẫu hóa thạch cúc đá Dactylioceras đã được thu thập từ hầu hết các châu lục. Chúng có rất nhiều ở khắp châu Âu, với những mẫu vật đặc biệt tốt được tìm thấy ở Anh và Đức.

Các mẫu hóa thạch cúc đá Dactylioceras đã được thu thập từ hầu hết các châu lục. Chúng có rất nhiều ở khắp châu Âu, với những mẫu vật đặc biệt tốt được tìm thấy ở Anh và Đức.

Cúc đá (ammonite) là tên gọi chung của nhóm động vật biển không xương sống xuất hiện trong kỷ Devon (khoảng 420 triệu năm trước) và tuyệt chủng cuối kỷ Creta (khoảng 66 triệu năm trước).

Cúc đá (ammonite) là tên gọi chung của nhóm động vật biển không xương sống xuất hiện trong kỷ Devon (khoảng 420 triệu năm trước) và tuyệt chủng cuối kỷ Creta (khoảng 66 triệu năm trước).

Trên phương diện phân loại học, cúc đá thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda), có quan hệ gần gũi với các dạng còn sống như mực, bạch tuộc, đặc biệt là ốc anh vũ – đại diện duy nhất của động vật chân đầu có vỏ ngoài còn tồn tại đến ngày nay.

Trên phương diện phân loại học, cúc đá thuộc lớp chân đầu (Cephalopoda), có quan hệ gần gũi với các dạng còn sống như mực, bạch tuộc, đặc biệt là ốc anh vũ – đại diện duy nhất của động vật chân đầu có vỏ ngoài còn tồn tại đến ngày nay.

Cúc đá từng là một trong những nhóm động vật săn mồi dưới biển thành công nhất trong lịch sử sinh giới. Điều này lý giải vì sao chúng là một trong những dạng hóa thạch động vật phổ biến nhất.

Cúc đá từng là một trong những nhóm động vật săn mồi dưới biển thành công nhất trong lịch sử sinh giới. Điều này lý giải vì sao chúng là một trong những dạng hóa thạch động vật phổ biến nhất.

Giống như nhiều loài cúc đá khác, chi Dactylioceras cực kỳ quan trọng trong sinh địa tầng, là hóa thạch chỉ mục quan trọng để xác định tuổi địa chất của khu vực chúng được phát hiện.

Giống như nhiều loài cúc đá khác, chi Dactylioceras cực kỳ quan trọng trong sinh địa tầng, là hóa thạch chỉ mục quan trọng để xác định tuổi địa chất của khu vực chúng được phát hiện.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-phien-da-400-trieu-tuoi-luc-nhuc-hoa-thach-o-ha-noi-2008047.html