Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo từ việc 'mượn, nhờ' chụp căn cước công dân

Công an đề nghị người dân tuyệt đối không chia sẻ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu... lên mạng xã hội và không cho bất kỳ ai thuê, mượn.

Thời gian qua, hoạt động thu thập, mua bán trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, căn cước công dân, chứng minh nhân dân của người dân diễn biến phức tạp tại một số địa phương. Công an các đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Cụ thể, Công an TP.Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) vừa ra thông báo cảnh báo về việc người lạ trả tiền (từ 100.000 - 300.000 đồng) cho người dân để chụp 2 mặt chứng minh nhân dân, căn cước công dân.

Theo đó, công an đề nghị người dân tuyệt đối không chia sẻ hình ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu và các thông tin cá nhân lên mạng xã hội, không cho bất kỳ ai thuê hoặc mượn các giấy tờ tùy thân của mình.

Theo Công an TP.Thủ Đức, nhiều khả năng sau khi có thông tin cá nhân các nhóm tội phạm sẽ mua bán với nhau kể cả người nước ngoài để sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.

Theo Công an TP.Thủ Đức, nhiều khả năng sau khi có thông tin cá nhân các nhóm tội phạm sẽ mua bán với nhau kể cả người nước ngoài để sử dụng vào mục đích vi phạm pháp luật.

Theo Công an TP.Thủ Đức, nhiều khả năng sau khi có thông tin cá nhân, hình ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân của người dân, các nhóm tội phạm sẽ mua bán với nhau kể cả người nước ngoài để sử dụng vào mục đích phạm tội, vi phạm pháp luật như: làm giấy tờ giả để mở tài khoản lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua các khoản vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, công ty tài chính; chuyển nhận tiền đánh bạc, tổ chức đánh bạc; giả mạo, giả danh cán bộ công an, tòa án, viện kiểm sát, hải quan, thuế,... gọi điện đe dọa yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra; làm quen qua mạng xã hội hứa hẹn gửi quà, tiền nhằm đánh vào lòng tham của người dân rồi yêu cầu họ chuyển tiền phí, lệ phí và tiền “bôi trơn” vào tài khoản ngân hàng do chúng chỉ định để chiếm đoạt.

Công an TP.Thủ Đức khuyến cáo người dân tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp chứng minh nhân dân, căn cước công dân, không được cầm cố chứng minh nhân dân, căn cước công dân cho các cơ sở cầm đồ hoặc các đối tượng cho vay “tín dụng đen”; Không đăng tải, chia sẻ hình ảnh chứng minh nhân dân, căn cước công dân lên mạng xã hội.

Không cung cấp thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dân cho những dịch vụ không thiết yếu, không có cam kết bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên các nền tảng mạng xã hội; Trường hợp bị mất chứng minh nhân dân, căn cước công dân, người dân cần trình báo ngay cho cơ quan chức năng hoặc đến các điểm cấp căn cước công dân nơi đăng ký thường trú, và tạm trú để được cấp lại thẻ căn cước công dân mới.

Đây là căn cứ để chứng minh chủ sở hữu của chứng minh nhân dân, căn cước công dân không có liên quan đến các giao dịch dân sự trong thời gian bị mất chứng minh nhân dân, căn cước công dân, đồng thời phòng ngừa trường hợp số định danh của công dân bị lợi dụng thực hiện các giao dịch dân sự trái pháp luật.

Khi bị người xấu lừa đảo, lấy cắp thông tin chứng minh nhân dân, căn cước công dânđể tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan chức năng nơi gần nhất để được hỗ trợ.

Trường hợp nghi ngờ, phát hiện số chứng minh nhân dân, căn cước công dân của mình bị sử dụng trái phép để mở tài khoản ngân hàng hoặc đăng ký thuê bao điện thoại trả sau, cần nhanh chóng liên hệ ngân hàng, nhà mạng để được hỗ trợ khóa tài khoản, thuê bao;

Người dân phát hiện đối tượng thuê chứng minh nhân dân, căn cước công dân cần ngay lập tức tố giác và cung cấp ngay tài liệu, chứng cứ đến cơ quan Công an TP.Thủ Đức để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngọc Linh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/canh-giac-thu-doan-lua-dao-tu-viec-muon-nho-chup-can-cuoc-cong-dan-180707.html